Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Sự dị biệt giữa quan điểm nghiệp của Kỳ Na giáo và Phật giáo

10/04/201111:20(Xem: 12103)
4. Sự dị biệt giữa quan điểm nghiệp của Kỳ Na giáo và Phật giáo

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Thích Hạnh Bình

Phần 2

QUAN ÐIỂM NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

III.QUAN ÐIỂM NGHIỆP TRONG A HÀM HAY NIKÀYA

4. Sự dị biệt giữa quan điểm nghiệp của Kỳ Na giáo và Phật giáo

Trước khi đạo Phật xuất hiện, truyền thống tôn giáo ở Ấn Ðộ đã có quan điểm về nghiệp,cụ thể là Kỳ na giáo. Thế thì quan điểm nghiệpcủa Phật giáo và Kỳ na giáo khác nhau như thế nào? Ðây là điểm mà chúng ta cần tìm hiểu, để tránh khỏi sự hiểu lầm giữa hai tôn giáo khác nhau. Kỳ na giáo là một trong sáu phái triết học Ấn Ðộ (Lục sư ngoại đạo), trong kinh đức Phật thường gọi phái này là phái Ni kiền tử (Nigantha-nata-putta), về sau phát triển thành Kỳ na giáo, là một tôn giáo rất thịnh hành trong thời đức Phật còn tại thế. Kỳ na giáo cho rằng, lý do con người không được giải thoát vì sự trói buộc của nghiệp, con người muốn được giải thoát giác ngộ, cần phải diệt trừ nghiệpbằng cách tu tập khổ hạnh. Trên thực tế, tư tưởng này vốn là sự kế thừa tư tưởng về nghiệpcủa Bà-la-môn. Ni kiền tử xuất thân thuộc giai cấp Sát đế lợi, mẹ là một vị công chúa, em họ là vương phi, do vậy học thuyết của phái này mang ý nghĩa duy trì quyền lợi của giai cấp thống trị[82]. Quan điểm của Kỳ na giáo và Phật giáo là hai quan điểm không giống nhau, nếu không muốn nói là hai quan điểm mang tính xung đột lẫn nhau. Trước hết chúng ta tìm hiểu quan điểm nghiệpcủa phái Kỳ na giáo.

Trong kinh Trung Bộ(Majjhima Nikàya), Tiểu kinh Khổ Uẩn(Cula dukkha kkhandha suttam)[83] phái Ni kiền tử đã trình bày quan điểm của mình như sau:

“Nếu xưa kia ngươi có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này... Như vậy, chính nhờ sự thiêu đốt, sự chấm dứt các nghiệp trong quá khứ, sự không làm các nghiệp mới, do vậy không có sự tiếp tục trong tương lai...”.

Ðây là quan điểm tu tập của phái Kỳ na giáo. Họ cho rằng, sự tu tập khổ hạnh là phương pháp để tiêu diệt những ác nghiệp mà con người đã tạo ra trong quá khứ. Chính nhờ tu tập khổ hạnh, con người mới có thể thiêu đốt các nghiệp ác, là điều kiện cơ bản để con người đạt được hạnh phúc, vươn tới cảnh giới giải thoát giác ngộ. Họ cho rằng, hạnh phúc không thể đạt được hạnh phúc, chỉ có khổ đau mới đạt được hạnh phúc, như họ nói:

“Hạnh phúc không thể thành tựu nhờ hạnh phúc, hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc thời vua Magadha Seniya Bimbisara (Tần Bà Ta La) có thể đạt được hạnh phúc, và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama”[84] .

Qua hai đoạn kinh trên, chúng ta thấy, phương pháp tu tập của phái Kỳ na giáo là tu tập khổ hạnh, lý do mà họ đưa ra quan điểm này, vì chỉ có tu tập khổ hạnh mới có thể làm tiêu mòn những nghiệp ác trong quá khứ, là điều kiện duy nhất để đạt được giải thoát giác ngộ, đó là lý do tại sao họ đưa ra lập luận: Hạnh phúc không thể thành tựu nhờ hạnh phúc, hạnh phúc chỉ có thể thành tựu nhờ đau khổ. Vì nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc thời vua Magadha Seniya Bimbisara (Tần Bà Ta La) có thể đạt được hạnh phúc.

Ðức Phật không chủ trương hạnh phúc đạt được nhờ tu tập khổ hạnh, hay hạnh phúc nhờ hạnh phúc, là sự hưởng thọ những vật dục ở thế gian. Ðức Phật cho rằng, con người chỉ có thể đạt được hạnh phúc và giải thoát, khi người đó thành tựu giới, thành tựu thiền định và thành tựu trí tuệ. Giới là điều kiện cơ bản để hành giả có thể chế ngự những tham muốn thấp hèn ở thế gian; Thiền định là phương pháp huấn luyện nhiếp phục tâm buông lung của con người, vì tâm buông lung không định tĩnh là điều kiện phát sinh phiền não; Trí tuệ là kết quả của sự thành tựu giới và thiền định, là khả năng phân biệt giữa pháp bất thiện và thiện. Pháp bất thiện là pháp tạo ra sự đau khổ cho con người, làm chướng ngại con đường giải thoát, pháp thiện là pháp giúp cho con người thành đạt giải thoát, nhờ vai trò trí tuệ, hành giả không thực hành pháp bất thiện, thực hành pháp thiện, nhờ vậy người ấy được giải thoát giác ngộ. Xuất phát từ quan niệm như vậy, cho nên đức Phật không chấp nhận phương pháp tu tập khổ hạnh, nhưng ngài cũng không chấp nhận đời sống hưởng thọ dục vọng, vì khổ hạnh và hưởng thụ dục vọng chỉ mang lại khổ đau, không giúp ích gì cho việc thực hiện con đường giải thoát.[85] Ðây là quan điểm khác nhau về phương pháp tu tập giữa đức Phật và phái Kỳ na giáo, nhưng lý do nào dẫn đến phương pháp tu tập khác?

Ðể trả lời câu hỏi này, chúng ta căn cứ “Kinh Ưu Bà Ly”[86] tường thuật câu chuyện giữa đức Phật và những người của phái Kỳ na giáo, trình bày quan điểm sự khác nhau về nghiệpnhư sau:

- Thế Tôn hỏi: Theo chủ trương của phái Ni kiền tử, có bao nhiêu sự trừng phạt (nghiệp) để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp?

- Ni kiền tử đáp: Thưa Cù Ðàm, theo Tôn sư của tôi giảng dạy, có ba sự trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp. Ðó là sự trừng phạt bằng thân, bằng miệng và bằng ý.

- Thế Tôn hỏi tiếp: Có sự khác biệt gì giữa thân phạt, khẩu phạt và ý phạt?

- Ni kiền tử đáp: Thưa Cù Ðàm, theo chúng tôi ba phạt này không giống nhau.

- Thế Tôn hỏi tiếp: Trong ba phạt này, phạt nào được xem là quan trọng?

- Ni kiền tử đáp: Thưa Cù Ðàm, theo Tôn sư của chúng tôi cho rằng, thân phạt được xem là quan trọng, ý phạt được xem là nhẹ nhất.

Sau khi trình bày xong về quan điểm của mình, phái Ni kiền tử hỏi đức Phật.

- Sa-môn Cù Ðàm chủ trương có bao nhiêu trừng phạt để không hành ác nghiệp, không tạo tác ác nghiệp?

- Này Ni kiền tử, ta không giảng về “phạt” để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp. Ta chỉ giảng về “nghiệp” để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp.

- Ni kiền tử hỏi: Theo Sa-môn Cù Ðàm chủ trương có bao nhiêu nghiệp?

- Thế Tôn đáp: Ta chủ trương có ba nghiệp để không hành ác nghiệp, không tạo ác nghiệp. Ðó là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

- Ni kiền tử hỏi: Có sự khác biệt gì giữa ba nghiệp này?

- Thế Tôn đáp: Ba nghiệp này khác nhau.

- Ni kiền tử hỏi: Theo Sa-môn Cù Ðàm, trong ba nghiệp này, nghiệp nào được xem là quan trọng?

- Thế Tôn đáp: Trong ba nghiệp này, ý nghiệp được xem là nghiệp quan trọng nhất.

Cuộc đối thoại vừa dẫn trên giữa phái Ni kiền tử và đức Phật, là cuộc đối thoại nói lên quan điểm khác biệt về nghiệp.Ở đây, chúng ta thấy, phái Ni kiền tử diễn tả về hành vi tạo tác ác hạnh, phái này không dùng chữ “nghiệp” mà dùng chữ “trừng phạt”, vì chủ trương của Kỳ na giáo lấy việc tu tập khổ hạnh để tiêu diệt những ác hạnh về thân, khẩu và ý, lý do dùng từ này có lẽ là muốn nhấn mạnh về việc tu khổ hạnh. Ngược lại cũng mô tả về hành vi tạo ác hạnh này, đức Phật không dùng chữ “trừng phạt” mà dùng từ“nghiệp”. Thật ra, hai khái niệm này, tuy khác nhau về cách dùng từ, nhưng cùng giống nhau về ý nghĩa.

Một điểm quan trọng mà chúng ta cần lưu ý ở đây là: Phái Kỳ na giáo cho rằng, trong ba nghiệp, thân nghiệp là nghiệp quan trọng nhất, nhưng đức Phật lại cho rằng, trong ba nghiệp, ý nghiệp là nghiệp quan trọng. Kỳ na giáo chủ trương thân nghiệp là nghiệp quan trọng, cho nên phái này lấy việc tu tập khổ hạnh làm phương pháp tu tập để làm tiêu mòn những ác nghiệp trong quá khứ, là điều kiện để được giải thoát giác ngộ. Ngược lại, đức Phật lại chủ trương trong ba nghiệp, ý nghiệp là nghiệp quan trọng, vì ngài cho rằng, ý nghiệp là chủ nhân của tất cả hành động, một hành động không có ý thức không thể thành nghiệp. Nói một cách khác, tất cả những hành vi sai lầm trong cuộc sống của chúng ta đều do ý thức chỉ đạo, do vậy, con người muốn sửa sai những hành động của mình, trước tiên phải thay đổi nhận thức sai lầm từ bên trong. Sự sửa đổi sai lầm của nhận thức là điều kiện cơ bản để chúng ta thành tựu con đường giác ngộ. Như vậy, sự hành hạ về thể xác, không thay đổi nhận thức sai lầm là sự hành hạ vô ích, không giúp được gì cho sự giác ngộ và giải thoát khổ đau. Ðây là quan điểm khác nhau về nghiệpgiữa Phật giáo và Kỳ na giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2020(Xem: 6660)
Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang ở “hộp đêm” trong bụng máy bay Eva trên đường về Quê hương và đang vượt nửa sau Thái Bình Dương. Nhưng dòng sống là con nước Vô Thường biến tướng chẳng bao giờ ngừng nghỉ: Đang phẳng lặng; chợt gợn sóng, ba đào, cuồng lưu, rồi rỗng lặng… sự thay đổi ốn ào hay lặng lẽ cứ triền miên nối đuôi xuất hiện cách nhau cả nghìn năm hay bất ngờ trong từng nháy mắt.
10/04/2020(Xem: 6412)
Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã ban hành Quyết định dừng tổ chức Quốc lễ Vesak PL.2564 - DL. 2020, do tình hình nguy hiểm có khả năng lây nhiễm bởi đại dịch Covid-19.
10/04/2020(Xem: 6817)
Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-Vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc Cư, Thiền Định, Kham Nhẫn, Tri Túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc. Thực ra không chỉ với bọn mình mà cả những người bạn trẻ cũng nên học để có một cuốc sống an vui, mạnh khỏe, không mắc phải những thứ bệnh “thời đại” là những bệnh như S.A.D (Stress: căng thẳng; Anxiety: Lo âu, sợ hãi; Depression: Trầm cảm), hay “3 cao 1 thấp” (3 cao là Cao đường, Cao mỡ, Cao máu và 1 thấp là… Thấp khớp) cùng rất nhiều các thứ bệnh khác do hành vi lối sống gây ra…
09/04/2020(Xem: 6557)
“Xây chùa, tạo tượng, đúc chuông, ba công đức ấy thập phương nên làm”, xây dựng ngôi Tam bảo, bao gồm hình thức và nội dung của cơ sở Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường. Qua đó, Trụ trì mới có cơ sở hành đạo, thi hành Phật sự, hóa độ chúng sanh, báo Phật ân đức.
09/04/2020(Xem: 4711)
Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu. Ngày 8-4, Bộ Y tế Indonesia ghi nhận thêm 218 ca nhiễm virus corona mới và 19 ca tử vong mới. Tổng số ca nhiễm virus corona của Indonesia là 2.956 trường hợp và tổng số ca tử vong do bệnh COVID-19 ở nước này là 240. Ngoài ra, có 222 người đã hồi phục sức khoẻ.
09/04/2020(Xem: 6682)
Thế là đã 12 ngày trôi qua, kể từ ngày chính phủ Ấn Độ quyết định phong tỏa toàn quốc. Dù quyết định này đã làm nhiều nơi trong xứ Ấn gào lên đây là .. một '' Thảm họa Nhân Đạo '', nhưng cá nhân tôi vẫn thông cảm cho sự chọn lựa này của Thủ tướng Ấn, bởi có sự chọn lựa nào mà toàn vẹn, không thương tổn, đớn đau ? nhất là với một đất nước quá đông dần này.
08/04/2020(Xem: 5875)
Do có nguy cơ bị đại dịch Virus Corona tấn công, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các quốc gia trên thế giới đều đóng cửa (bế môn), để cho công chúng tuân thủ các biện pháp giãn cách toàn xã hội trong thời gian nhất định nào đó. Chư tôn đức giáo thọ Phật giáo đang đưa ra những giáo lý đạo Phật, nhằm nhắc nhở cộng đồng Phật tử từ xa về các yếu tố chính của sự thực hành.
07/04/2020(Xem: 13468)
Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm. Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
04/04/2020(Xem: 6089)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt. Nhưng với người theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng của chúng ta, những giờ phút yên lặng rất cần cho đời sống tâm linh trước những tiếng ồn của cuộc sống.
03/04/2020(Xem: 5004)
Thượng tọa Siêu Phàm (超凡上座), người sáng lập Hiệp hội Giáo dục Phật giáo Hoa Kỳ (美國佛教教育協會-佛教教育) tại ngôi già lam Phúc Tuệ Tự (福慧寺), làng Rancocas, thị trấn Westampton, New Jersey, một trong 4 tiểu bang nhỏ nhất của Hoa Kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]