Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Dẫn luận

10/04/201111:20(Xem: 10044)
I. Dẫn luận

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Thích Hạnh Bình

Phần 2

QUAN ÐIỂM NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

I. Dẫn luận

Nghiệp (Karma) là một đề tài nghiên cứu lớn của các nhà triết học và tôn giáo Ấn Ðộ, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Nó luôn luôn là đề tài thảo luận sôi nổi của con người, con người từ đâu sinh ra và sẽ đi về đâu sau cuộc sống này, là câu hỏi muôn thuở và õmãi mãi về sau. Ðể lý giải vấn đề này, các nhà triết học, các nhà tôn giáo đã không ngừng nỗ lực để đi tìm câu trả lời, nhưng kết quả lời giải không cùng chung một đáp số, nguyên nhân là mỗi tôn giáo, mỗi triết học đứng từ nhiều góc độ khác nhau trong xã hội, điều đó đã dẫn đến những quan điểm khác nhau cùng một đề tài thảo luận. Thế thì, câu hỏi: Trong những cách lý giải ấy, lời giải đáp nào hợp lý, và lời giải đáp nào không hợp lý, ai là người đủ tư cách để thẩm định vấn đề này? Chắc chắn sẽ không có lời giải đáp, nhưng mỗi người trong chúng ta có đầy đủ tư cách để xem xét và lựa chọn chúng, trên nguyên tắc biết tôn trọng sự thật, có nghĩa là cái gì thật sự mang lại bình an và lợi ích cho chính bản thân mình và xã hội, thì cái ấy được gọi là cái đúng, và nó phải được tôn trọng và biểu dương, cho dù cái ấy núp dưới hình thức hay danh hiệu nào. Ngược lại, cái gì không đúng với sự thật, không ích lợi gì cho mình và cho xã hội thì cái ấy, không phải là cái chúng ta bận tâm suy nghĩ[47].

Ðạo Phật xuất hiện ở Ấn Ðộ là một đất nước vốn được vây phủ bởi truyền thống văn hóa Bà-la-môn, mang nặng màu sắc tín ngưỡng và thần thoại, thế nhưng tư tưởng và nhân cách của đức Phật lại đi ngược lại truyền thống văn hóa ấy, phủ nhận những tập tục tế tự vô ích, những tín ngưỡng phi lý, đề cao vai trò trí tuệ và trách nhiệm cá nhân. Ðức Phật tự xác định mình sinh ra và lớn lên là một “con người”, và cũng chỉ có con người mới có thể thành Phật. Cho đến nay, đạo Phật gần như đã có mặt khắp trên thế giới. Giáo lý mà đức Phật nói ra được những đệ tử của ngài không ngừng truyền bá và phát triển. Sự truyền bá giáo lý đức Phật là một nhu cầu thực tế và cần thiết cho sự lớn mạnh của Phật giáo trong thời đại vua A Dục. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề, chúng ta cũng nên thừa nhận một điều rằng, qua chặng đường hoằng dương Phật pháp của đạo Phật, lời dạy trong sáng của Ngài không thể tránh khỏi chịu ảnh hưởng bởi các hệ tư tưởng từ bên ngoài, ngay cả những tập tục tín ngưỡng mê tín của dân gian cũng được xâm nhập vào trong Phật giáo, đây là điểm người học Phật cần lưu ý. Một điểm khác nữa, sau khi đức Phật nhập diệt vào khoảng 100 năm, thời gian và không gian đổi thay, khu vực hoạt động của Phật giáo cũng được nới rộng, không chỉ giới hạn ở vùng lưu vực sông Hằng, mà được phát triển đến các vùng Tây Bắc Ấn, làtrung tâm (kuru) hoạt động của Bà-la-môn giáo, cũng như phía Nam và Ðông Ấn Ðộ, đồng thời phương thức sinh hoạt Phật giáo cũng có sự đổi khác. Trước đó sinh hoạt Phật giáo chỉ là một đoàn thể Tăng già, không có tự viện, không có chùa tháp, với đời sống vô gia cư trong rừng núi, nương vào cái bình bát khất thực nuôi thân, với 3 y để che thân, và một cái đồ lọc nước (chỉ là một miếng vải) để ngăn ngừa bịnh tật, đó là điều kiện sống cần thiết cho đời sống Phạm hạnh, trong núi rừng. Nhưng Phật giáo đến thời kỳ vua A Dục, sinh hoạt của Tăng già phần lớn không sinh sống trong rừng núi, mà sinh sống trong tự viện chùa tháp, là một đời sống định cư. Do vì hai điều kiện sống khác nhau đã dẫn đến sự bất đồng ý kiến về giới luật[48] trong Phật giáo, đây là điểm bất đồng ý kiến về giới luật, là một trong những lý do đưa đến sự bất hòa phân phái trong nội bộ Phật giáo. Một lý do khác nữa, đứng về mặt tư tưởng, chúng ta thấy, thời kỳ Tạp A Hàm và Trung A Hàm, đức Phật luôn luôn giữ thái độ trầm mặc, tuyệt đối không trả lời những vấn đề thuộc về siêu hình[49], nhưng đến thời kỳ Trường A Hàmthì những vấn đề siêu hình này đã được công khai giải thích[50] . Phải chăng Phật giáo đến giai đoạn này, vì nhu cầu con người của thời đại, vì mục đích hoằng dương Phật pháp, giới thiệu Phật pháp đến với mọi tầng lớp trong xã hội, từ tri thức đến bình dân, từ Phật tử đến ngoại đạo. Muốn làm được điều này, giới Phật giáo phải dùng phương tiện giải đáp những vấn đề này, khi có yêu cầu. Ðây là điểm chúng ta cần phải lưu ý, tiến hành nghiên cứu, làm sáng tỏ vấn đề. Ðây là một vài ví dụ điển hình, để chúng ta có khái niệm khái quát về quá trình diễn biến và phát triển tư tưởng của Phật giáo. Kết quả của sự bất đồng ý kiến này, đầu tiên Phật giáo phân chia thành hai trường phái lớn là Thượng toạ bộ và Ðại chúng bộ. Thượng tọa bộ thuộc phái bảo thủ, không muốn canh tân sửa đổi những gì đã được đức Phật giảng dạy, tuyệt đối tuân thủ; Ðại chúng bộ thuộc phái canh tân, muốn sửa đổi những gì không còn thích nghi với xã hội. Từ hai phái chính này dần dần hình thành 18 bộ phái, nếu tính luôn hai phái chính thành 20 bộ phái. Sự xuất hiện của phái Hữu bộ (Sarvastivadin) là một trong 18 phái, là cơ sở cho tư tưởng Bát Nhã ra đời, bắt đầu cho hệ tư tưởng Ðại thừa Phật giáo, và không ngừng ở đây, Phật giáo còntiếp tục phát triển đến thời kỳ duyên khởi tánh không trong Trung Luận của Long Thọ, Duy Thức, Như Lai Tạng, Mật giáo... Ðây là quá trình phát triển tư tưởng của Phật giáo, nó diễn biến theo một qui trình trật tự của lịch sử tư tưởng của xã hội. Mỗi giai đoạn lịch sử có những yêu cầu xã hội khác nhau, thảo luận vấn đề cũng khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn sơ đến tế nhị... Cũng vậy, tư tưởng Phật học cũng không ngừng phát triển, từ nguyên thủy đến Bộ phái, từ Bộ phái đến Ðại thừa Phật giáo, mỗi giai đoạn có những tư tưởng quan điểm khác nhau

Do vậy, quan điểm về “Nghiệp” (S.Karma, P: Kamma) được lý giải phân tích của từng giai đoạn Phật giáo có tính kế thừa và phát triển riêng của từng Bộ phái. Nhưng cho dù lý giải như thế nào đi nữa, điểm chung nhất của các phái đề cập đến nghiệplà sự giải thích mối quan hệ giữa nhân và quả, đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân và bình đẳng trong mối quan hệ nhân và quả, nêu cao tinh thần độc lập, đó là những điều kiện cơ bản để cá nhân thoát khỏi sự nô lệ ý thức, vươn tới đời sống hạnh phúc, là nhân tố để xây dựng đời sống có đạo đức và trật tự xã hội, vìngười ý thức về nghiệp lực là người có tinh thần trách nhiệm đối với cá nhân và tập thể, là yếu tố cơ bản để ngăn chặn những hành vi phi pháp. Như vậy học thuyết nghiệpcủa Phật giáo có yếu tố tích cực để xây dựng một nếp sống có đạo đức, giúp con người có cuộc sống bình an, xây dựng một gia đình hạnh phúc và một xã hội thịnh vượng trong ổn định và trật tự.

Bài phát biểu này, người viết giới hạn phạm vi thảo luận với đề tài: “Quan điểm về Nghiệp trong Phật giáo Nguyên thủy”. Có nghĩa là ở đây, người viết sẽ không thảo luận đến quan điểm nghiệpcủa Phật giáo Bộ phái hay Phật giáo Ðại thừa, chỉ y cứ vào Kinh A Hàm hoặc Nikàya để thảo luận quan điểmnghiệptrong Phật giáo Nguyên thủy, cụ thể là Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt[51], (theo nguồn tư liệu của Pàli), tương đồng với Kinh Oanh Vũ[52](theo nguồn tư liệu Hán tạng) và Kinh Ðại Nghiệp Phân Biệt[53] (Pàli), tương đương Kinh Ðại Nghiệp Phân Biệt[54] trong Hán tạng.

Trước khi tìm hiểu học thuyết nghiệptrong Phật giáo Nguyên thủy, chúng ta cần xác định tinh thần và mục đích giáo dục của đức Phật, nó sẽ là định hướng cho sự hình thành toàn bộ giáo lý của ngài, nghiệpcũng được xây dựng trên tinh thần đó. Kế đến, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa về nghiệptrong Phật giáo Nguyên thủy qua những kinh vừa nêu trên. Sau đó chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của từ “phi ngã” và “vô ngã” mà người Hoa sử dụng, trong hai khái niệm này, từ nào mang ý nghĩa phù hợp với tư tưởng của đức Phật trong lúc ngài phản bác tư tưởng Àtman. Ðồng thời chúng ta cũng cần phân định sự dị biệt về quan điểm nghiệp giữa Kỳ na giáo và Phật giáo; và cuối cùng là tìm hiểu giá trị của học thuyết nghiệpđối với cuộc sống của con người. Ðây là toàn bộ nội dung thảo luận trong nghiên cứu này.

Trong bài viết này, tài liệu được sử dụng chính là kinh A Hàm (Àgama) thuộc Hán tạng của Bắc truyền và kinh điển Nikàya thuộc Nam truyền.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2020(Xem: 6398)
Trong đời sống tâm linh, có hai bước ngoặt nổi bật và cực kỳ quan trọng đã làm thay đổi cả một cuộc đời của tôi, và tôi chắc sẽ còn ảnh hưởng sâu đậm đến tận những hơi thở cuối cùng của kiếp người mà tôi đã và đang khiêng mang vác gánh.
16/05/2020(Xem: 6051)
Một CEO 9x rất nổi tiếng trong thương trường mới đây tuyên bố rằng “ 1- Xã hội hiện nay là của kẻ Thắng . Chỉ có Thắng bại mới luận anh hùng ! 2- Người thành công là kẻ Dũng cảm và quyết đoán . Cầm lên được thì cũng bỏ xuống được ! 3- Xã hội cạnh tranh rất khốc liệt nếu bạn không học , bạn sẽ bị đào thải ... Học, họa gì và học mãi đủ mọi vấn đề ! “ Đây là một trí tuệ của thế hệ trẻ hiện nay ?
16/05/2020(Xem: 6087)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa. Tình cảm sâu đậm mấy mươi năm do thói quen sống gần gũi, do những yêu thương chăm sóc lẫn nhau, do những thành công hay thất bại đều có người đó bên cạnh chung vai chia xẻ
16/05/2020(Xem: 8346)
Chăm sóc bệnh nhân: tối thượng thí, không bao giờ còn đọa vào ác đạo, được sanh thiên, vãng sanh Tịnh Độ, rốt ráo sẽ thành Phật đạo Từ thời Tiểu thừa (thời A Hàm) cho đến đại thừa thời Phương Đẳng, Niết Bàn, kinh văn đều cho thấy từ tâm chăm sóc bệnh là hạnh rất lành, là tối thượng thí như trong những đoạn kinh sau: Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Nếu có người săn sóc người bệnh là đã săn sóc Ta. Người trông nom người bệnh tức là đã trông nom Ta.Sở dĩ như thế là vì nay Ta đích thân coi sóc người tật bệnh.
16/05/2020(Xem: 6814)
Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi". Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.
16/05/2020(Xem: 5756)
Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 3 ký khoai tây, đường, dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho cảnh bảo hộ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
15/05/2020(Xem: 5640)
Từng mây hạt nắng quê nhà, Ngân vang hùng trí, áo cà sa bay. Quảng Ngãi, dáng hạ sinh Thầy, Thấm nhuần tánh Phật, chủng này tự nhiên.
14/05/2020(Xem: 5373)
Tôi và Chị là bạn từ thời hai đứa vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, nhưng ở tận hai đầu xa thẳm. Chị học ngành Y tại một thành phố thời trang nổi tiếng của Ý, Milano. Còn tôi về hóa học thực phẩm tại đại học kỹ thuật Berlin của Đức. Nhân duyên nào chúng tôi gặp nhau và gặp ở xứ sở nào khi chúng tôi cùng là người Việt xa xứ?
13/05/2020(Xem: 7154)
Sự kiện lịch sử Phật giáo giữa hai quốc gia Việt - Hàn, trải bao thăng trầm cùng vận nước và đã trở thành một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng dân tộc trong mọi thời đại. Văn hóa đạo đức tâm linh Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống của dân tộc.
12/05/2020(Xem: 5774)
Thời kỳ xã hội hiện đại bị rung chuyển bởi những biến động, cho dù là do đại dịch hiểm ác, chiến tranh, bất ổn chính trị, hay những thách thức và tác động mạnh mẽ đến kinh tế và môi trường. Khi những biến động xảy ra, chúng ta có thể tự nhiên cảm thấy bực bội, tức giận hoặc sợ hãi. Chúng ta lo lắng cho tương lai của chúng ta, hoặc cho số phận của những người dễ bị tổn thương xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể thấy sự gia tăng bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, hủy hoại môi trường, đồng tính, phân biệt giới tính hoặc vô số những bất công khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]