Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Dr. Edward Conze (1904-1979)

29/03/201103:01(Xem: 7558)
17. Dr. Edward Conze (1904-1979)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010


DR. EDWARD CONZE(1904-1979)

Sinh ngày 18-03-1904 tại Forest Hill, Luân Ðôn (Anh Quốc), con của ông lãnh sự Ðức quốc và cháu nội của ông Gottfried Conze (1831-1916) theo đạo Thiên Chúa. Sau một năm rưỡi ra chào đời tại nước Anh, sau đó E. Conze được mang về Ðức để chăm sóc nuôi dưỡng. Thời niên thiếu, ông theo học tại các trường tiểu học, trung học ở Volksschule cũng như Gymnasium và luôn luôn đứng đầu lớp. Ðặc biệt ông có khiếu về ngôn ngữ học, biết được 14 thứ tiếng khi ông chỉ mới 24 tuổi.

Năm 1914 khi thân sinh E. Conze sang tham dự chiến trận tại Nga trongcuộc thế chiến thứ nhất với cấp bậc đại úy pháo binh, E. Conze được gửivào học trường công lập của Dr. Herman Lietz (1868-1919) tại Harz và Thuringia (miền đông nước Ðức). Trong thời gian này ông có dịp học tiếngAnh và dự tính tương lai lớn lên sẽ trở về Anh quốc.

Thời gian sống ở Ðức ông không cảm thấy thoải mái lắm vì bấy giờ nhà cầm quyền xứ này đang theo đuổi chủ nghĩa quân phiệt phát xít, khắp nơi đầy lính tráng ồn ào. Bản tính ông không thích sát sanh hại vật hay nhìnthấy cảnh chiến tranh giết chóc, còn thân phụ của ông lại thích săn bắnvà muốn tập luyện hướng dẫn ông đi vào con đường tạo nghiệp sát này. Một hôm cả hai cha con vào rừng gặp thấy một con nai, thân phụ đưa súng bảo ông nhắm bắn, nhưng ông lấy súng bắn lên trời và con nai chạy thoát.Thấy vậy, thân sinh ông rất bực mình.

Năm 13 tuổi, E. Conze bắt đầu kết duyên với Phật Giáo nhờ đọc được trong tủ sách của thân phụ ông một bản dịch tiếng Ðức tác phẩm “Gleanings in Buddha Fields” (Những Kiến Thức về Phật Giáo) củaLafcadio Hearn. Sau này, E. Conze vào học luật ở đại học Tuebingen (Tâùức) rồi đổi sang học ngôn ngữ học tại đại học Heidelberg, ở đây ông códịp nghiên cứu thêm về Phật Giáo nhất là thiền Nhật Bản và luận A Tỳ Ðạt Ma (Abhidhamma).

Kế tiếp, E. Conze di chuyển đến Colgne (tức Koln), tại đây có phân khoa triết nổi tiếng nước Ðức. Ngày 28-07-1928, ông tốt nghiệp tiến sĩ Triết Học (Ph.D) với luận án: “The Concept of Metaphysics in Francisco Suarez (1548-1617)” (Quan Niệm Siêu Hình Học của Triết Gia Tây Ban Nha F. Suarez)mà về sau nó được nhà xuất bản Felix Meiner ấn hành tại Leipzig (Ðông Ðức). Từ Cologne ông lại dời đến Bonn để học tiếng Phạn (Sanskrit) với giáo sư Walten Ruben.

Vào những năm từ 1928 đến 1932, E. Conze đã dành hết thì giờ để viết tác phẩm: “The Principle of Contradic- tion” (Nguyên Tắc của sự Mâu Thuẫn)mà nó được xuất bản vài năm sau đó. Ngày 15-06-1933, vì chán ghét nước Ðức, ông trở lại Anh quốc vào lúc trong túi chỉ còn 4 Anh kim. Mặc dù mang thông hành của chính phủ Anh (ông đã xin tái nhập quốc tịch Anh từ năm 1924) nhưng E. Conze vẫn gặp khó khăn như mọi người Ðức khác đang sống tại đây vì dân chúng Anh bấy giờ không có cảm tình với những người Ðức theo chủ nghĩa quân phiệt. Thời gian đầu ông vất vả phải đi kiếm sống bằng nghề dạy tiếng Ðức. Sau này nhờ sự tận tình giúp đỡ của cô họctrò Ellen Wilkinson (1891-1947) và giáo sư R. H. Tawney, ông vào làm việc ở ban dạy bổ túc cho sinh viên của đại học Luân Ðôn (London).

Sau đó, E. Conze bắt đầu trở lại chú tâm nghiên cứu Phật Giáo nhờ đọccác sách Phật học của thiền sư Nhật D. T. Su- zuki, học giả Har Dayal và bác sĩ Graham Howe, nhà tâm lý học mà ông gặp ở Hội Phật Giáo (The Buddhist Society) tại Luân Ðôn. Nhân dịp này ông cũng được quen biết vớiđạo hữu Christmas Humphreys bấy giờ là hội trưởng của Hội. Tháng 01 năm1952, E. Conze dọn đến ở nhà số 9 đường Ladbroke Square tại Luân Ðôn. Trong thời gian này ông bắt đầu tham gia giúp Hội Phật Giáo, nhận giữ chức Phó Hội Trưởng do lời mời của đạo hữu Christmas Humphreys và thườngviết bài cho tạp chí “The Middle Way” (Trung Ðạo), tiếng nói chính thứccủa Hội.

Năm 1954, E. Conze nhận dạy môn triết học (chương trình ba năm) tại trường đại học ở Halborn, Anh quốc. Vào những năm 1963-1964, giáo sư Richard Robinson, khoa trưởng phân khoa Ấn Ðộ Học (Indian Department) tại đại học Wisconsin, Madison (Hoa Kỳ) mời ông qua làm giáo sư đặc biệtphụ trách dạy lớp học gồm có 19 sinh viên tiến sĩ Phật Học. Ngày 15 tháng 6 năm 1968 từ Seattle (Hoa Kỳ) ông vượt biên giới đến Vancouver, tỉnh British Columbia, Gia Nã Ðại (Canada). Sau đó ông tới thăm giáo sư Spellman tại đại học Windsor, Ontario (Canada) rồi tiếp viếng đại học Toronto, và từ đây ông đáp máy bay trở lại Luân Ðôn (Anh quốc).

Mùa thu năm 1969, do lời mời của giáo sư Hamn, E. Conze đến Bonn (Ðứcquốc). Nhân dịp này ông ghé thăm nhà Phật Học trứ danh E.Lamotte (1903-1983) tại Louvain, nước Bỉ (Belgium). Qua năm 1970, E. Conze bị bệnh thoát tràng (hernia) phải vào nằm giải phẫu tại bệnh viện St. Jo- hannes ở Bonn (Ðức) và nghỉ tỉnh dưỡng mất 9 tháng. Sau khi bình phục, ông trở sang Berkeley, California (Hoa Kỳ) trên chuyến tàu thủy “Oriana”. Nhờ sự giúp đỡ của trung tâm Thiền tại San Francisco, ông lưu lại làm giáo sự dạy ở phân khoa nghiên cứu tôn giáo (Department of Religious Studies) đại học Berkeley từ tháng 12 năm 1972 đến tháng 4 năm1973, E. Conze trở về Anh quốc bằng tàu thủy và sống tại đây cho đến ngày ông qua đời vào năm 1979.

Những Ðóng Góp Cho Nền Văn Hóa Phật Giáo Của Dr. Edward Conze

Có thể nói E. Conze là một trong những học giả Tây Phương đã trước tác, dịch thuật nhiều kinh sách Phật Giáo đại thừa, đặc biệt ông chuyên nghiên cứu về kinh Ðại Bát Nhã. Dưới đây là một số kinh sách căn bản do ông trước tác, dịch thuật:

1. Buddhism, Its Essence and Development (Tinh Hoa và Sự Phát Triển của Phật Giáo),xuất bản lần đầu tiên tại Ox- ford (Anh quốc) năm 1951, đã tái bản vào những năm 1953, 1957, 1962 và được dịch ra tiếng Pháp (năm 1952), Ðức ngữ (1953), tiếng Ý (1955), Hòa Lan (1971), Nhật (1975), Tây Ban Nha (1978 và Việt ngữ do giáo sư Nguyễn Hữu Hiệu dịch, Viện Ðại Học Vạn Hạnhxuất bản tại Sài Gòn 1969.

2. Buddhist Texts Through The Ages (Kinh Ðiển Phật Giáo qua các Thời Ðại)chung soạn với các học giả: bà I.B. Horner; ông D.L. Snellgrove và A. Waley, xuất bản tại Luân Ðôn năm 1954; tái bản tại Hoa Kỳ năm 1964, đượcdịch ra Ðức ngữ năm 1957.

3. Selected Sayings From The Perfection of Wisdom (Trích Dịch KinhÐại Bát Nhã), xuất bản tại London (Anh quốc) năm 1955, tái bản năm 1968, 1975.

4. Buddhist Meditations (Thiền Ðịnh Phật Giáo), xuất bản tạiLondon năm 1956, tái bản năm 1959, 1968 và 1972; được dịch ra tiếng Ý “Meditazione Buddhista” ấn hành tại Rome năm 1977.

5. Vajracchedika-Prajnaparamita: Ed. and Transl. with In- troduction and Glossary (Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Ða Kinh: Dịch Giải với Lời Giới Thiệu và Bản Kê các Thuật Ngữ), ấn hành tại Rome (nước Ý) năm 1957, tái bản năm 1974.

6. Buddhist Wisdom Books: The Diamond Sutra, The Heart Sutra (NhữngBản Kinh Trí Tuệ của Phật Giáo: Kinh Kim Cang, Kinh Bát Nhã), xuất bản tại London năm 1958; tái bản năm 1966, 1970, 1972, 1975; dịch ra tiếng Ý, ấn hành tại Rome năm 1976.

7. Astasahasrika Prajnaparamita: Transl. The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Slokas (Kinh Ðại Bát Nhã với

8.000 Bài Kệ), xuất bản tại Calcutta (Ấn Ðộ) năm 1958, tái bảnnăm 1970.

8. Buddhist Scriptures (Kinh Ðiển Phật Giáo) xuất bản năm 1959, tái bản năm 1960, 1966, 1968, 1969, 1971, 1973 và 1975; đã dịch ratiếng Ý “Scriture Buddhiste” ấn hành tại Rome năm 1973.

9. The Praj na paramita Literature (Văn Học Bát Nhã) xuất bản năm 1960, tái bản tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1978.

10. A Short History of Buddhism (Lược Sử Phật Giáo) xuất bản tại Bombay (Ấn Ðộ) năm 1960, tái bản tại London năm 1979.

11. Buddhist Thought in India (Tư Tưởng Phật Giáo tại Ấn Ðộ) xuất bản tại London (Anh quốc) và Ann Arbor (Hoa Kỳ) năm 1962.

12. Materials for a Dictionary of the Prajnaparamita Litera- ture (NhữngTài Liệu cho cuốn Tự Ðiển về kinh Ðại Bát Nhã), xuất bản tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1967, tái bản năm 1973.

13. Thirty Years of Buddhist Studies (Ba Mươi Năm Ng- hiên Cứu Phật Giáo), xuất bản tại Oxford (Anh quốc) và South Carolina (Hoa Kỳ) năm 1968.

14. Further Buddhist Studies (Khảo Cứu về Phật Giáo), xuất bảntại Oxford (Anh Quốc) năm 1975.

15. Buddhist Studies (Nghiên Cứu Phật Học) xuất bản tại San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1977.

Dr. Edward Conze mất ngày 8 tháng 10 năm 1979 tại Sherborne (Anh quốc), hưởng thọ 75 tuổi. Sự ra đi vĩnh viễn của giáo sư như nhà Phật Học Christmas Humphreys, nguyên hội trưởng Hội Phật Giáo tại Luân Ðôn (London) bấy giờ đã phát biểu: “Phật Giáo Tây Phương và riêng hội Phật Giáo ở đây thực sự đã mất đi một trong những học giả Phật Giáo xuấtsắc nhất của thời đại ngày nay; một người với kiến thức sâu rộng, quãngbác và là một Phật tử chân thành hiếm có trong số những người bạn đạo của ông ta” (With the death of Dr. Edward Conze Buddhism in the West and the Bud- dhist Society in particular has lost one of his finestscholars of modern times: a man of profound learning, complete in- tergrity and - rare among his brethren - an avowed Buddhist).

Còn giáo sư Ninian Smart đã viết: “E. Conze là một học giả Phật Giáo lỗi lạc nhất tại Anh quốc và rất nổi tiếng đối với thế giới Tây Phương. Lý do bởi ông ta đã mang đến cho một số người ở các quốc gia Châu Âu sự hiểu biết về Phật Giáo đại thừa, đặc biệt là tư tưởng thâm huyền của kinh Bát Nhã. Anh quốc từ lâu đã có những học giả uyên bác về truyền thống Phật Giáo Nam Tông (Nguyên Thỉ) như Rhys Davids và I. B. Horner; giờ đây Edward Conze đã đóng góp thêm vào xứ này tinh hoa của nền Phật giáo đại thừa, thật là một điều vô cùng quý báu”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2020(Xem: 6572)
-Tùy hỷ là vui theo, Tâm tùy hỷ là tâm tốt, tâm tốt thường thấy những điều chung quanh đều tốt, vì “người vui cảnh chẳng đeo sầu”, khi thấy người khác có cái gì tốt, cái gì đẹp, hiền lành được an ổn, hạnh phúc, thành đạt thì mình vui theo, như chính mình được và thấy họ làm điều phước thiện, đạo đức mình cố công giúp đỡ khiến họ được thành tựu. Vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người sẽ là một sự thông hiểu, tạo được không khí an lành đầy chân thành hòa đồng trong tâm niệm hạnh phúc. Lúc đó tâm ta sẽ thấy an vui, nhẹ nhõm, thanh thoát cõi lòng, sống trong hiện tại rất là thư thái, ý nghĩa, nhiều lợi ích và được nhiều người thương yêu tôn kính và yểm trợ, tương lai chắc chắn sẽ hưởng được nhiều điều may mắn và tràn đầy phước đức.
17/10/2020(Xem: 8336)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mấy hôm nay vì lo vận động giúp đỡ đồng bào thiên tai bão lụt Miền Trung nên chúng con, chúng tôi chậm trễ việc tường trình các thiện sự trên xứ Phật, mong chư vị cảm thông và hoan hỉ. - Trong tuần qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi Làng Kusa & Niranjan Village. Làng Kusa chính là ngôi làng có ngôi đền Kusa Temple, đánh dấu nơi mà ngàn xư Thế Tôn đã thọ nhận 8 bó cỏ của người nông phu, rồi từ địa đó Ngài đã mang cỏ về trải làm toạ cụ dưới Cội Bồ Đề và tu hành chứng Đạo. Hiện nay dân chúng nơi đây nói riêng và nhiều nơi trên xứ Ấn nói chung vẫn khổ sở vì Dịch Covid còn kéo dài lê thê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế của xứ nay`
17/10/2020(Xem: 5847)
Vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, Cộng đồng sắc tộc Rakhine tại Bangladesh (RCB), một tổ chức của người dân tộc thiểu số Rakhine đang sống tại Bangladesh, đã thành lập một chuỗi người và biểu tình trước Bảo tàng Quốc gia ở Dhaka, miền trung Bangladesh, để lên án tất cả các hành vi tra tấn dã man, cướp bóc, giết người và vi phạm nhân quyền do bạo lực quân sự của Myanmar gây nên. Cư sĩ Kyawo Nyin Rakhine, người tổ chức biểu tình, cho biết đây là lần đầu tiên một cuộc biểu tình được tổ chức bởi cộng đồng, chủ yếu là các Phật tử Rankhine ở Dhaka.
16/10/2020(Xem: 6486)
Trong cuộc phỏng vấn với UNESCO Courier, Thiền giả Yuval Noah Harari (liên kết bên ngoài), một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh và hạnh phúc, ông đã phân tích những hậu quả của cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Virus corona gây ra hiện nay có thể là gì, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác khoa học quốc tế và chi sẻ thông tin giữa các quốc gia.
16/10/2020(Xem: 6489)
Ma là một khái niệm mơ hồ, có người tin và có người không tin, tuy nhiên luôn là đề tài hấp dẫn đối với phụ nữ mặc dù các bà rất sợ ma nhưng lại thích nghe chuyện ma. Từ xưa đến giờ chưa ai thấy hình dáng, hình tượng con ma ra sao, thế nhưng trong tưởng tượng, mọi người phác họa ra những con ma vô cùng đa dạng, độc đáo.
15/10/2020(Xem: 5858)
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người khác, Hoa Kỳ phải tiếp tục dẫn đầu trong việc duy trì tự do tôn giáo. Về vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc, Bắc Kinh đã nói rõ một điều hoàn toàn không rõ ràng: “Không có nhóm tôn giáo nào nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
15/10/2020(Xem: 6838)
Cư sĩ Stephen Batchelor, một nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo. Cư sĩ Stephen Batchelor coi Phật giáo là một nền văn hóa không ngừng phát triển của sự giác ngộ hơn là một hệ thống tôn giáo, dựa trên những giáo điều và niềm tin bất biến. Đặc biệt, ông tôn trọng các giáo lý về nghiệp báo và tái sinh để trở thành những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, và không nội tại đối với điều Đức Phật dạy.
15/10/2020(Xem: 6319)
Ngài Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo, Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche (Tengboche Monastery) và được mệnh danh là “tiếng nói tâm linh của vùng Khumbu”, Nepal đã viên tịch tại quê hương Namche Bazaar, Huyện Solukhumbu của Tỉnh số 1 phía đông bắc Nepal. Trụ thế 85 xuân. Ngài được cung thỉnh ngôi vị Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche từ năm 1956, nơi Ngài được nhiều thế hệ người Shepa biết đến, cũng như những người đi bộ và leo núi viếng thăm, những người đã nhận được sự chúc phúc cát tường từ Ngài khi họ đi qua Vườn Quốc gia Sagarmatha (Sagarmatha National Park) trong chuyến du hành. Ngài là một Tulku, được công nhận, hóa thân của Lạt Ma Gulu, người sáng lập Tu viện Tengboche.
14/10/2020(Xem: 7962)
TÂM THƯ Kêu gọi Cứu trợ nạn lũ lụt Miền Trung Việt Nam năm 2020 Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Kính Bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Quý Ni Trưởng, Ni Sư, Chư Đại Đức Tăng Ni Kính thưa toàn thể quý Nam Nữ Phật Tử Cư Sĩ Thiện Hữu, Quý Đồng Hương Đồng Bào Kính Thưa Quý Vị, Trong tuần lễ vừa qua, trên những kênh truyền thông mạng, đã đăng lên những hình ảnh thật bi thương cho dân chúng đồng bào quê hương miền Trung nước Việt Nam. Nhìn cảnh nước mênh mông không thấy đất bằng, chỉ thấy những nóc nhà nhô lên khỏi mặt nước. Có những nơi thì cây cối cột điện ngã nghiêng, mái nhà tôn ngói bay tứ tung. Nhìn cảnh vật thật đau đớn thương thay cho đồng bào quê hương miền Trung gồm những tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đúng là Họa Vô Đơn Chí, cơn dịch nhiễm Corona chưa qua khỏi, bây giờ lại hứng lấy cảnh thiên tai bão lụt.
12/10/2020(Xem: 7746)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser. Chị là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, và là người viết blog nổi tiếng được nhiều giải thưởng văn học và nhân quyền quốc tế. Và đương nhiên Woeser liên tục bị bao vây, cô lập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]