Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Ven. Ernest Hunt (1876-1967)

29/03/201103:01(Xem: 7508)
12. Ven. Ernest Hunt (1876-1967)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

VEN. ERNEST HUNT (1876-1967)

Ernest_Hunt-contentThượng Tọa Ernest Hunt sinh ngày 16 tháng 8 năm 1876 tại Hoddesdon, quận Hertford (Anh Quốc). Ðầu tiên, Hunt theo học trường St. Paul ở LuânÐôn (London) và sau tốt nghiệp đại học Eastbourne tại Sus- sex. Ngay lúc nhỏ ông đã thích tìm hiểu các tôn giáo. Ban đầu ông có ý muốn đi tu theo giáo phái Anh Quốc (Anglican Orders), nhưng cuối cùng ông đổi ý bỏ Thiên Chúa và theo Phật Giáo. Hành động này khiến cho song thân ông vô cùng sửng sốt và phiền muộn không ít.

Là chuẩn úy hải quân của một tàu buôn Anh quốc (British Mercantile Marine), Hunt có dịp quen biết với một Phật tử thủy thủ Ấn Ðộ và anh nàyđã giới thiệu đưa cho ông ta đọc mấy tập sách nói về thuyết Nghiệp Báo và Luân Hồi đã giúp cho Hunt ngưỡng mộ tin theo Phật Giáo.

E. Hunt cảm thấy giáo lý từ bi và trí tuệ của đức Phật phù hợp với tinh thần hiểu biết của ông ta hơn là những lời dạy thần quyền nặng phầnđức tin cuồng tín và phản khoa học trong thánh kinh Thiên Chúa Giáo.

Năm 1915, Hunt tới Hawaii làm nhân viên kế toán giữ sổ sách cho đồn điền Waipahu tại Oahu. Sau đó ông dọn nhà đến ở Kohala. Trong thời gian này ông chú tâm nghiên cứu Phật giáo và viết cuốn “Outline of Buddhism” (Phật Giáo Ðại Cương) để làm luận án cho cấp bằng “Doctor of Dharma” (Tiến Sĩ Phật Học) của ông.

Ðầu năm 1920, E. Hunt cùng với vợ là Dorothy mở những lớp chủ nhật dạy Phật Pháp ở các trại nhân viên trong đồn điền và cho những thanh thiếu niên Nhật Bản cư trú tại các làng dọc theo bờ biển phía đông Hawaii hiểu biết Phật Giáo và kính trọng những lời răn dạy đạo đức của mọi tôn giáo. Ngày 11 tháng 8 năm 1924, lần đầu tiên tại Hawaii trong một buổi lễ trang ng- hiêm, Hunt cùng với vợ, bà Dorothy được hòa thượngImamura nhận cho xuất gia làm tân Tăng theo Phật Giáo đại thừa của NhậtBản. Từ đó Hunt có pháp hiệu là Shinkaku (Tâm Giác).

Sau khi thọ giới, hai vợ chồng Hunt bắt đầu hoạt động tham gia công tác soạn thảo, thuyết trình những đề tài Phật Giáo tại các đại hội thường niên của Hội Thanh Niên Phật Tử và phụ trách lớp dạy giáo lý vào mỗi chủ nhật giúp cho giới trẻ Nhật Bản thấm nhuần những lời dạy từ bi và trí tuệ của đức Thế Tôn. Cả hai cũng thường xuyên thuyết giảng tại chùa Bổn Nguyện (Honganji) thuộc phái Tịnh Ðộ Chân Tông ở đảo Hilo về các đề tài như “Phật Giáo là gì?” (What is Buddhism?) và “PhậtGiáo Giải Thích Thế Nào về Thế Giới Chúng Ta”(What does Buddhism Mean to the World) v.. v.. Ngoài việc thuyết tháp hướng dẫn quần chúng, Thượng Tọa Shinkaku cũng thường đến viếng thăm cácngười đau ốm ở nhà thương, phạm nhân trong nhà tù cũng như an ủi những kẻ tật nguyền, mù lòa và mắc các chứng bệnh nan y.

Tháng 01 năm 1927, T.T. Shinkaku được mời làm trưởng ban hoằng pháp bằng Anh ngữ tại chùa Bổn Nguyện (Honganji) ở Honolulu. Thượng tọa bắt đầu mở lớp dạy giáo lý vào ngày chủ nhật cho các em thiếu nhi và phụ trách giảng Phật Pháp hằng tuần bằng tiếng Anh cho những thanh thiếu niên Phật tử Nhật Bản. Ngoài ra, để giúp các em học sinh hiểu biết giáo lý, thực hành các đức tính tốt như hiếu thảo, nhẫn nhục, bố thí của đức Phật, T. T. Shinkaku đã giúp chúng học tập theo cuốn “A Buddhist Catechism” (Phật Giáo Vấn Ðáp) và đọc các chuyện tiền thân đức Phật trong tập “Buddhist Stories for Children”(Những Mẫu Chuyện Ðạo Cho Trẻ Em). Hai cuốn này đều do Thượng Tọa biên soạn. Nhờ vậy mà các em có được sự hiểu biết căn bản về lịch sử cuộc đờèức Phật. Thượng Tọa cũng soạn cuốn “Nghi Thức Tụng Niệm” bằng Anh ngữ trong khi vợ ông sáng tác nhiều bài ca Phật Giáo để dùng trong những buổi lễ tại các chùa Nhật trên khắp đảo Hawaii.

Tháng 07 năm 1928 có khoảng 60 người Caucasians (quê ở miền nam nước Nga) bắt đầu muốn tìm hiểu Phật Giáo và do sự khuyến khích của T. T. Shinkaku, họ thành lập một tổ chức nhằm truyền bá giáo lý đức Phật cho những người Tây Phương. Họ cũng cho ấn hành một bản tin trình bày lý do tại sao họ quay trở về theo đạo Phật. Ðại khái họ bày tỏ rằng Phật Giáo là tôn giáo của lý trí, lòng từ bi, sự khoan dung độ lượng và rất phù hợp với tinh thần khoa học. Phần cuối bản tin họ khuyến khích kêu gọi những ai ngưỡng mộ Phật Giáo nên đến nghe thuyết giảng và dự khóa lễ bằng Anh ngữ mỗi cuối tuần tại chùa Bổn Nguyện (Honganji). Trước sự kiệnPhật Giáo ngày càng phát triển mạnh mẽ tại các đảo ở Hawaii đã khiến những mục sư Tinh Lành bấy giờ phải than thở bảo rằng sau 108 năm cố gắng truyền giáo của họ tại đây, số người theo đạo Tinh Lành chỉ chiếm được 3 phần 100 tổng số dân trên đảo trong khi Phật Giáo có khoảng 125.000 tín đồ trên tổng số 330.000 dân chúng.

Sau khi nhận làm trưởng ban hoằng pháp bằng biếng Anh tại chùa Bổn Nguyện (Honganji), T. T. Shinkaku đã khuyến khích các nhà lãnh đạo Phật và Thiên Chúa Giáo nên hợp tác làm việc với nhau và nhiều vị Tăng Nhật Bản bấy giờ đã cố gắng thuyết phục những người Nhật và Mỹ nên cùng nhau hợp tác trong việc duy trì các truyền thống tín ngưỡng tốt đẹp của hai dân tộc. Năm 1932, T. T. Shinkaku thành lập Viện Phật Học Quốc Tế tại Hawaii (International Buddhist Insti- tude of Hawaii) và giáo Hội Phật Giáo Tây Phương (Western Buddhist Order) do Thượng Tọa làm chủ tịch.

Trong thời gian xảy ra cuộc thế chiến thứ hai, khi các nhà sư Nhật phần đông bị giam giữ hay cô lập bởi nhà cầm quyền địa phương, T. T. Shinkaku một mình tại Hawaii đã can đảm đứng ra tìm mọi cách để bảo vệ các chùa và nhiều Phật tử Nhật thoát khỏi sự kỳ thị, đàn áp, phá hủy củaquân đội Hoa Kỳ cũng như các thường dân Mỹ địa phương yêu nước. Thượng Tọa vẫn thường nói với dân chúng và các nhân viên chính quyền trên đảo rằng: “Phật Giáo chúng tôi không có dính dấp gì đến cuộc chiến tranh này” (Buddhism had nothing to do with this war).

Năm 1952, sau khi hòa thượng Imamura viên tịch, Thượng Tọa Shinkaku rời chùa Bổn Nguyện (Honganji) đến tu tập làm đệ tử và kế nghiệp hòa thượng Komagata ở chùa Thiền Tào Ðộng, Honolulu. Tại đây, T. T. Shinkakuđảm trách việc thuyết giảng Phật Pháp bằng tiếng Anh cho các du khách đến viếng Hawaii từ Anh Quốc và Hoa Kỳ. Thượng Tọa cũng soạn và xuất bảncuốn “Gleanings from Soto Zen” (Những Kiến Thúc về Thiền Tào Ðộng)và “Buddhist Ser- mons” (Những Bài Giảng Phật Pháp).

Năm 1962, T. T. Shinkaku đúng 86 tuổi, được ngài Phó Viện Chủ chùa Tổng Trì (Soji) tấn phong lên hàng “Trưởng Lão” (Choro) và năm 1963 đượchòa thượng Rosen Takushi- ma, giáo trưởng phái Thiền Tào Ðộng hết lòng tán dương về sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Thượng Tọa trong nhiều năm qua. Uy tín và đức độ của T. T. Shinkaku không những chỉ được các tổchức, tông phái Phật Giáo Nhật Bản ngưỡng mộ, kính nể mà ảnh hưởng của Thượng Tọa còn lan rộng đến nhiều quốc gia theo Phật Giáo tại Á và Âu Châu.

Về mặt văn hóa, ngoài các sách đã kể trên, T. T. Shinkaku còn là bút giả của nhiều tác phẩm Phật giáo Anh văn giá trị khác gồm những cuốn dưới đây:

1. The Buddha and His Teachings (Ðức Phật và Giáo Pháp của Ngài).

2. How to Meditate (Thiền Ðịnh Như Thế Nào).

3. Essentials and Symbols of Buddhist Faith (Những Ðiểm Quan Yếu và Biểu Tượng của Phật Giáo).

Thượng Tọa cũng làm chủ biên tạp chí “Phật Giáo tại Hawaii” xuất bản hằng năm (The Buddhist Annual of Ha- waii) trong đó có đăng nhiều bài khảo cứu Phật Giáo giá trị của các học giả: Bà Rhys Davids, ông Hari Singh Gour và thiền sư Komagata v.. v.. T. T. Shinkaku (Tâm Giác) viên tịch vào tháng 2 năm 1967 tại Hawaii, hưởng thọ 91 tuổi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2013(Xem: 12659)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
11/01/2013(Xem: 8828)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
09/01/2013(Xem: 7954)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
08/01/2013(Xem: 7849)
Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ? Trước tiên phải xét xem tại sao chúng ta có mặt ở thế gian này? Có ai bỗng dưng mà có đây không? Nếu bỗng dưng thì mình mới có mặt lần đầu ở đây sao? Nhưng điều đó thì không đúng với lẽ thật Phật đã dạy: “Chúng san
07/01/2013(Xem: 8649)
Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA. Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi.
02/01/2013(Xem: 8589)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
02/01/2013(Xem: 6790)
Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.
01/01/2013(Xem: 7312)
Mục tiêu của Phật giáo là đưa mọi người đến chỗ giải thoát tối hậu, nhưng giáo pháp của Đức Phật có phân biệt từng trường hợp, từng hoàn cảnh, tùy theo căn cơ của từng chúng sinh mà hướng dẫn từng cá nhân đi theo những con đường nhanh hay chậm, trực tiếp hay gián tiếp. Để nêu ra được những mục tiêu cụ thể và thực tiễn cho Giáo dục Phật giáo Việt Nam, điều tất yếu là phải duyệt lại những mục tiêu của giáo dục và mục tiêu của Phật giáo nói chung, ngoài ra phải có một cái nhìn tổng quát về hiện trạng của Phật giáo Việt Nam. Thật vậy, chỉ có thể căn cứ trên mục tiêu căn bản của giáo dục và của Phật giáo, s au đó, các nhà nghiên cứu mới có thể xác lập được những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, những mục cơ bản và mục tiêu dẫn xuất của giáo dục Phật giáo Việt Nam, xuất phát từ tình trạng của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Do đó, bản tham luận này sẽ trình bày về mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của Phật giáo, và hiện trạng Phật giáo Việt Nam trước khi nói đến mục tiêu của Giáo dục Phật
31/12/2012(Xem: 7050)
Việc điều trị tâm là thiết yếu, vì nếu không thì các vấn đề bất ổn của chúng ta, vốn không có điểm khởi đầu, sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta có thể dùng thuốc hay các phương thức bên ngoài khác để chữa lành một căn bệnh nào đó, nhưng bệnh sẽ tái phát nếu chúng ta không điều trị tâm. Nếu không điều trị Tâm thì luôn luôn có nguy cơ là ta sẽ lại tạo ra nguyên nhân của bệnh, chúng ta sẽ tái diễn các hành vi mà trước đây đã khiến cho cơ thể chúng ta bị đau ốm. Và rồi chúng ta sẽ bị cùng căn bệnh đó trong các kiếp sau, hay thậm chí ngay trong kiếp này. Lama Zopa Rinpoche
27/12/2012(Xem: 9368)
Cấu trúc củaMười điều tâm niệm gồm ba phần: - Phần một,mô tả về mười nghịch cảnh với các đối tượng và cách đối trị để tất cả hành giảphải giữ chánh niệm và tỉnh thức, nhằm thấy được “mặt mũi” của chúng, nguyênnhân và cách thức đối trị. - Phần hailà giải pháp đối trị, tìm đối tượng có tính đối lập ở mức độ cao nhất hay hơn đểtừ vế A của hiện thực khổ đau, ta có được vế B của tâm linh như là kết quả tấtyếu của sự hành trì. - Phần ba làphần khuyến tu như tựa đề chung của tác phẩm Bảo vương tam muội niệm Phật trựcchỉ, để giúp ta thấy rõ hiện tính vô thường như bản chất và quy luật của sựvật hiện tượng để từ đó ta không quá bận tâm về những đổi thay liên hệ đến bảnthân và tất cả những gì diễn ra xung quanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]