Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Bhikkhu Silàcàra (1871-1951)

29/03/201103:01(Xem: 7521)
9. Bhikkhu Silàcàra (1871-1951)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

BHIKKHU SILACARA (1871-1951)

Tục danh là J. F. McKechnie, Ðại Ðức Silàcàra là một vị tăng Anh quốc, đã đóng góp cho Phật Giáo rất nhiều tại các quốc gia Ðông lẫn Tây Phương hơn một phần tư của thế kỷ XX vừa qua.

Sinh năm 1871 tại Hull, miền đông nam Yorkshire, Anh quốc. McKechnie mang trong mình dòng máu của song thân gồm cả hai dân tộc nước Anh và TôCách Lan (Scottish- English parents). McKechnie mồ côi cha từ nhỏ, và được chú thím ông mang về nuôi trong nhà.

Lúc còn thanh niên, ông phải đi làm trong hãng sản xuất quần áo để tựkiếm sống, và chỉ đến lớp học vào ban đêm.

Về sau, ông qua Hoa Kỳ làm việc tại các nông trại. Ông rất ham thích đọc sách, và những tác giả ông mến chuộng nhất là văn hào A.L. Huxley (1894-1963) người Anh và triết gia Ðức Arthur Schopenhauer (1788- 1860).

Bất mãn với cuộc sống, có lần McKechnie có ý định muốn tự tử, nhưng may mắn vào lúc ấy, nhờ đọc bài báo về Niết Bàn (Nibbàna) đăng ở một tậpsan Phật Giáo, đã giúp ông hồi tâm, tìm lại được nguồn vui và an lạc qua giáo lý của đức Phật như chính ông đã bày tỏ:

Phật Giáo, tôi nghĩ rằng, đây là một tôn giáo linh động và thực tế. Nó không phải là thứ triết lý chỉ được ghi chép trong kinh sách mà là một pháp môn tu hành thực tiễn, đã được rất nhiều người Tây Phương ápdụng và hành trì theo. Ðó là tôn giáo không bao giờ đề cập đến sự huyềnhoặc, dị đoan mê tín, khó có thể tin tưởng được; mà là một giáo lý cao siêu nhiệm mầu, và sau khi nghiên cứu tìm hiểu, chúng ta sẽ thấy đạo Phật rất giản dị, thực tế và hữu ích”.

Sau này, nhân đọc một bài viết đăng ở tạp chí “The Bud- dhist” (Phật Tử), do Ðại Ðức người Anh Ananda Metteyya (1872-1923) chủ trương, ấn hành tại Rangoon (Miến Ðiện), Mc Kechnie liền viết thư cho Ð.Ð. Metteyyabày tỏ ý muốn phát tâm sang tiếp tay với đại đức để làm Phật sự . Ð. Ð.Metteyya hoan hỷ chấp nhận và Mc Kechnie lên đường qua Miến Ðiện. Tại đây, ông bắt đầu học hỏi, nghiên cứu kinh tạng Phật Giáo bằng tiếng Ba Lị (Pali). Năm 1906, ông xin xuất gia thọ giới tỳ kheo với Thượng Tọa U.Kumara tại chùa Kyundagon, và có pháp hiệu là Silàcàra. Sau đó, Ð. Ð. Silàcàra cùng với Ð. Ð. Metteyya đã tổ chức, thành lập một phái đoàn sang Luân Ðôn (London) truyền bá Phật Giáo.

Sau một thời gian tu học, hoằng pháp tại Miến Ðiện đến năm 1925, vì sức khỏe yếu kém, Ð. Ð. Silàcàra đã phải hoàn tục và trở về Anh quốc. Trong thơi gian này, ông đã hoạt động tích cực, giúp đỡ cho Hội Phật Giáo tại nước Anh và Ái Nhĩ Lan (Buddhist Society of Great Britain and Ireland) được thành lập vào những năm 1907-1926 và Hội Ma Ha Bồ Ðề (MahaBodhi Society) do Ðại Ðức Anagarika Dharmapa- la, người Tích Lan thành lập năm 1891 tại Calcutta (Ấn Ðộ).

Những Ðóng Góp Cho Nền Phật Giáo Tây Phương Của Ðại Ðức Silàcàra

Ðại Ðức Silàcàra đã dịch từ Pali ra Anh Văn một số bài kinh trong Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya)thuộc Kinh Tạng và đại đức cũng đã dịch ra tiếng Anh những tác phẩm Phật Giáo viết bằng Ðức ngữ của Tiến Sĩ Paul Dahlke (1865-1928) và học giả Phật tử uyên bác George Grimm (1868-1945).

Ngoài ra, Ð. Ð. Silàcàra còn viết nhiều tác phẩm Phật Giáo giá trị bằng Anh văn dưới đây:

1. First Fifty Discourses of the Buddha (Năm Mươi Bài Kinh Ðầu Tiên của Ðức Phật).

2. The Four Noble Truths (Tứ Diệu Ðế).

3. The Noble Eightfold Path (Bát Chánh Ðạo)

4. Dhammapada or The Way of Truth (Kinh Pháp Cú hay là Con Ðường Dẫn đến Chân Lý).

5. Kamma (Nghiệp Báo).

6. Lotus Blossoms (Những Hoa Sen Nở)

7. A Young People’s Life of The Buddha (Cuộc đời đức Phật đối với lớp người trẻ).

Sau nhiều năm tu học, đóng góp cho Phật Giáo, năm 1932 vì bị ốm đau, sức khỏe sa sút, Ð. Ð. Silàcàra rời Luân Ðôn (London) về sống ở Sussex, miền nam nước Anh cho đến ngày đại đức qua đời vào năm 1951, hưởng thọ 80 tuổi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2017(Xem: 7889)
24 giáo viên ngồi thành một vòng tròn, lưng thẳng và mắt nhắm khi một bản nhạc nhẹ vang lên. Một giọng nói giúp họ thanh lọc tâm hồn, "Hãy hít vào thật sâu, thật chậm và thở ra thật chậm".
25/03/2017(Xem: 7904)
“Vui như ngày hội!” Đó là lời tâm sự của một vị trong Ban tổ chức và một khán thính giả đến sớm như tôi, mà tình cờ nghe được. Giữa sự náo nhiệt, thân thiện và nhiều năng lượng trong văn phòng Việt Báo, chúng tôi đang ngồi tạm trên chiếc ghế của nhà báo lão thành Nguyễn Thanh Huy để đợi người anh Ngô Đức Chiến và anh Phan Tấn Hải; nhân tiện tôi nảy ý định viết về buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật này như là một món ăn tinh thần gởi gắm cho nhau.
23/03/2017(Xem: 6179)
Lời dẫn, Đạo Ca không phải là Chứng Đạo Ca, được wikipedia định nghĩa như sau: Chứng Đạo Ca, (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý". Mang hai nghĩa sau: 1. Chỉ những bài ca tán tụng Chân như của các Thánh nhân khi thành đạo, đặc biệt là những vị Đại thành tựu 2. Một kiệt tác của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, cũng được gọi là Tối thượng thừa Phật tính ca (最上乘佛性歌, ja. saijōjō busshō-ka).
23/03/2017(Xem: 5806)
Hỏi: Tại sao con người phải chịu nhiều đau khổ hơn là hạnh phúc? Đáp: Khổ đau là một sự thật của kiếp người vì ai cũng phải sinh già, bệnh, chết rồi thương yêu xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được như ý khổ, thân này thịnh suy khổ. Hạnh phúc là sự biết cảm nhận giá trị sống trong mỗi hoàn cảnh ngay tại đây và bây giờ, chứ hạnh phúc không phải là điểm đến mà ta đang mong đợi.
21/03/2017(Xem: 10619)
Mùa xuân, vạn vật sinh trưởng. Ngắm một cây thân mộc hay thân thảo, ta thấy chúng đều đang chuẩn bị sinh lực để phát triển cành nhánh, nảy lộc, đơm hoa rồi kết trái. Con người cũng vậy, bé thơ, thiếu niên rồi thanh niên... Cái cây thì nó phát triển toàn bộ. Con người cũng phát triển toàn bộ cả phần vật chất và phần tinh thần. Thân vật chất thì tương tợ nhau nhưng phần tinh thần thì nó phát triển rất phức tạp. Nhưng nói chung, chúng chạy theo hai khuynh hướng, hướng xấu ác và hướng tốt lành.
20/03/2017(Xem: 8048)
Nhân duyên trong chuyến hành hương Tích Lan tháng 7 năm 2011, một Phật tử trong đoàn đến từ Âu châu, Trần Thị Nhật Hưng, đặc trách tường thuật chuyến đi; Đại Đức Thích Như Tú, một học tăng đến từ Đại Học Delhi - Ấn độ, cùng kết làm thiện hữu tri thức. Vì thế, sau chuyến đi đã có nhã ý viết chung một truyện ngắn với tựa đề “Vườn Đại Uyển”. Ban Biên Tập báo Viên Giác xin trân trọng giới thiệu đến độc giả.
20/03/2017(Xem: 7369)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Trước khi từ biệt Bồ Đề Đạo Tràng, được sự phát tâm lành từ quí vị, chúng tôi đã đến thăm và thực hiện một buổi tặng quà cho các em nhỏ thuộc một trường làng cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Trường chỉ có 1 lớp học với tất cả là 162 em nhỏ thuộc giai cấp thấp của xã hội India. Xin gửi một vài hình ảnh tường trình thay cho lời tri ân cùng quí vị ân nhân đã bảo trợ cho buổi phát quà :
20/03/2017(Xem: 6258)
Ở đời có hai hạng người mà các bạn cần phải biết! Một hạng người mà sự có mặt của họ là gánh nặng cho người khác và một hạng người khi có mặt trên cuộc đời lại đóng góp rất nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội đem lại niềm an vui hạnh phúc cho nhân loại.
18/03/2017(Xem: 16169)
Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?” Thiền sư đáp: “Dục vọng!” Người đó lộ vẻ hoài nghi. Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể câu chuyện này cho ông nghe vậy”.
18/03/2017(Xem: 11350)
Bài viết này xin gửi đến những vị hữu duyên bởi thế giới vô hình là một thế giới mà người trần không thể nhìn thấy bằng con mắt xương thịt, và không phải ai cũng có cơ duyên tiếp xúc với người từ bên kia thế giới. Như vị pháp sư người Ai Cập trong Hành Trình Về Phương Đông nói: “Khắp nơi trên thế giới đều có các giai thoại về ma, vì con người thường sợ hãi cái gì mà họ không thể nhận thức bằng các giác quan thông thường nên họ đã phủ nhận nó. Sự phủ nhận này mang đến niềm sợ hãi. Từ đó họ thêu dệt các giai thoại rùng rợn, ly kỳ, không đúng sự thật. Nếu chúng ta chấp nhận ma quỷ hiện hữu như một con voi hay con ngựa thì có lẽ ta sẽ không còn sợ hãi’.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]