Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Robert Chalmers (1858-1938)

29/03/201103:01(Xem: 8045)
7. Robert Chalmers (1858-1938)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

ROBERT CHALMERS (1858-1938)

Robert_ChalmersSinh ngày 18-08-1858 tại Anh quốc, Robert Chalmers:

- Tốt nghiệp Tiến Sĩ Văn Chương (D. Litt.) tại Ðại học Oxford (miền trung nam nước Anh).

- Hội viên trường Oriel College (thành lập năm 1326 thuộc đại học Oxford).

- Hội viên Bảo Tàng Viện Anh quốc (Trustee of the Brit- ish Museum).

- Hội viên Hàn Lâm Viện Anh quốc (Fellow of the British Academy).

- Chủ tịch Hội Hoàng Gia Á Châu (President of the Roy- al Asiatic Society).

Robert Chalmers là con trai độc nhất của ông John và bà Juliet Chalmers. Khi còn nhỏ, ông được gia đình gửi đến học trường City of London. Năm 1877, ông ghi tên nhập học trường Oriel College. Ðầu tiên ông chọn học môn cổ điển (classics); sau ông bỏ ngành cổ điển, chọn khoahọc làm môn chính và môn phụ là sinh vật học (biology). Có lần ông địnhđổi sang học ngành bác sĩ y khoa (medicine).

Năm 1822, ông đỗ đầu trong kỳ thi vào trường Hành Chánh Dân Sự Cao Cấp (Higher Administrative Division of Civil Service)để học ngành tài chính (Treasury). Ông tiến rất nhanh, xuất sắc về các môn kế toán và thống kê. Năm 1903, ông nhận giữ chức vụ Phó Thư Ký (Assistant-Secretary) và sau đó Trưởng Phòng Kế Toán (Accountant-General) ở Bộ Hải Quân. Năm 1907, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch suốt 4 năm ở Sở Thuế Vụ Nội Thương (Board of Inland Revenue) tại Anh quốc. Robert Chalmers lập gia đình lần đầu tiên năm 1888 với Maud Mary, con gái ông J.G. Forde Piggott. Bà này qua đời năm 1923 có được với Chalmers ba người con, hai trai một gái. Hai người con trai, một gianhập quân đội, và người kia làm luật sư. Cả hai đều hy sinh trong trận thế chiến thứ nhất năm 1915. Năm 1935, R. Chalmers tái kết hôn với Iris Florence, con gái của ông John Biles và là quả phụ của giáo sư R. Latta.Nhưng lần thứ hai lập gia đình này, R Chalmers không có người con nào.

Nghiên Cứu Phật Giáo Qua Thánh Ngữ Pali Trong Thời Gian LàmThống Ðốc Xứ Tích Lan

Một trong những lý do khiến R. Chalmers muốn đến Tích Lan (Sri Lanka)- nơi có nhiều chư Tăng, học giả thông suốt tiếng Pali, là vì ông thíchnghiên cứu thánh ngữ này khi ông còn theo học tại trường Hành Chánh, như trong một đoạn thư viết dưới đây của ông H. Butterfield, tổng thư kýtrường Pe- terhouse College (thành lập năm 1824 thuộc Ðại học Cam- bridge, Anh quốc) cho biết:

Tôi còn nhớ R. Chalmers có lần đã bảo với tôi rằng khi ông làm công chức ở ngành Hành Chính, ông cảm thấy ông có khả năng để học hỏi thêm một cổ ngữ, nên ông đã chọn Pali là thứ tiếng mà ông nghĩ rằng ông có thể nghiên cứu”.

Hơn nữa, trước khi đến nhận chức Thống Ðốc xứ Tích Lan (Governor of Ceylon) từ năm 1913 đến 1916, R. Chalm- ers đã theo học Pali nhiều năm với giáo sư Rhys Davids (1843-1922) tại Anh quốc, và ông ta cũng đã bắt đầu phiên dịch các kinh điển Phật Giáo từ Pali ra Anh văn.

Thực vậy, trong thời gian ở Tích Lan, R. Chalmers đã tỏ ra là một nhàngữ học Pali uyên bác khiến các học giả, chư Tăng Tích Lan bấy giờ rất khâm phục. Có lần ông được mời chủ tọa buổi lể phát thưởng tại trường đại học Ðông Phương (Vidyodaya Pirivena) ở Colombo (thủ đô TíchLan); chư Tăng Tích Lan tưởng R. Charlmers không thể nói rành tiếng Pali, nên họ đã yêu cầu ông trong buổi lễ phát biểu bằng Anh văn, và sẽ có người dịch ra tiếng Sinhalese (Tích Lan). Nhưng R. Chalmers đã từ chối bảo rằng ông có thể nói chuyện trực tiếp bằng tiếng Pali. Và, trongsuốn hơn nửa giờ, trước đông đảo quần chúng, chư Tăng Tích Lan, R. Chalm- ers đã phát biểu tiếng Pali trôi chảy, rõ ràng từng chữ, với câu kết luận khiến mọi người hiện diện hôm đó vô cùng ngạc nhiên và thán phục: “Tôi cầu mong Thánh ngữ Pali sẽ được mãi mãi phát triển tại đảo Tích Lan” (May this noble Pali Language ever flourish in Lanka).

Tại Tích Lan, R. Chalmers tiếp tục công trình nghiên cứu Phật Giáo qua cổ ngữ Pali. Theo bà Rhys Davids (1858- 1942) cho biết, trong thời gian ở đây, ông ta đã chuẩn bị cho ấn hành (phiên âm Pali theo mẫu tự LaTinh) tập Papanca- Sùdani, chú giải về Trung Bộ Kinh (MajjhimaNikaya),với sự cộng tác của các học giả, chư Tăng Tích Lan bấy giờ, nhất là Thượng Tọa Ramalàne Dhammàràna. Trong thư đề ngày 25-06-1915 do bí thư của R. Chalmers ký thay ông ta để phúc đáp cho T.T. Dhammàràna có đoạn viết như sau:

Tôi đã trình bày sự việc với ông thống đốc (R. Chalm-ers) về lờithỉnh cầu ghi trong thư của Thượng Tọa đề ngày 24 tháng 6 vừa qua, việcThượng Tọa muốn gặp ông thống đốc để thảo luận về công tác hoàn tất và cho ấn hành cuốn Papanca-Sùdani mà ông R. Chalmers đã mong đợi từ lâu, tôi kính xin trả lời để Thượng Tọa rõ là hiện nay ông Thống Ðốc chưa có thì giờ, nhưng ông ta rất mong được gặp, tham khảo ý kiến với Thượng Tọatrong công trình phiên dịch này vào một ngày khác thuận tiện, mà tôi sẽthông báo cho Thượng Tọa biết sau”.

Những Ðóng Góp Của R. Chalmers Cho Nền Phật Học TâyPhương

a) Tham gia Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Phật Giáo Pali và Ban Dịch Thuật toàn bộ Kinh Bổn Sanh (Jataka)

Sau khi về hưu, R. Chalmers được mời làm giáo sư dạy ở trường Peterhouse College, và tại đây ông tiếp tục nghiên cứu cả hai cổ ngữ Sanskrit (Phạn) và Pali. Dưới sự hướng dẫn, khuyến khích của Tiến Sĩ RhyDavids (1842-1922), R. Chalmers đã tham gia Hội Phiên dịch Kinh Tạng Pali (The Pali Text Society) tại Luân Ðôn, và Ban Dịch Thuật gồm nhiều học giả do giáo sư E.B. Cowell (1826-1903) thành lập tại Cambridge (Anh quốc) để dịch toàn bộ Kinh Bổn Sanh (Jatakas) gồm 550 mẩu chuyện tiền thân của đức Phật từ Pali ra Anh văn.

b) Công trình phiên âm, dịch thuật Kinh tạng Pali

Dưới đây là những bộ kinh do R. Chalmers đã phiên âm Pali theo mẫu tựLa Tinh (Romanized Pali):

- 1896-1898: Tập II, Majjhima Nikàya (Trung bộ Kinh) thuộc Kinh tạng (Sutta Pitaka).

- 1899-1902: Tập III, Majjhima Nikàya (Trung Bộ Kinh) thuộc Kinh tạng.

R. Chalmers cũng đã dịch từ nguyên bản Pali ra Anh văn các bộ kinh:

- 1895: Tập (Vol.) I, Stories of Buddha’s Former Births (Jatakas),gồm 150 mẩu chuyện Tiền thân của đức Phật, trong Tiểu bộ Kinh (KhuddakaNikàya) thuộc Kinh Tạng. Tập này được xuất bản trong toàn bộ 6 tập (Vols.) dưới sự chủ biên của học giả E.B. Cowell.

- 1926: Tập I, Further Dialogues of the Buddha (Majj-hima Nikàya),Trung Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

- 1927: Tập II, Further Dialogues of the Buddha (Majj-hima Nikàya),Trung Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

- 1932: Woven CAdences (Sutta Nipàta), Kinh Tập hay “Những bàiPháp sưu tập” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya) thuộc Kinh Tạng.

Tập này gồm 300 trang do Ðại học Harvard tại Boston (Hoa Kỳ) xuất bảncuốn thứ 37 trong bộ “Ðông Phương Học” (Harvard Oriental Series).

R. Chalmers qua đời năm 1938 tại Anh quốc, hưởng thọ 80 tuổi. Trước khi mất, ông đã hiến tặng toàn bộ thư viện gồm nhiều kinh sách Pali giá trị của ông cho bà I. B. Horner, một học giả Pali lúc ấy đang làm quản thủ thư viện tại trường Newnham College, thuộc đại học Cambridge; và saunày bà được bầu làm chủ tịch “Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Pali” (The Pali Text Society) tại Luân Ðôn từ năm 1959-1981.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2012(Xem: 5815)
Hỏi:Trong năm nay, giáo sư đã đi giảng dạy ở hai mươi sáu quốc gia. Xin giáo sư chia sẻ sự quan sát của mình về việc đạo Phật đang lan truyền đến những vùng đất mới ra sao. Đáp:Phật giáo đang lan truyền một cách nhanh chóng khắp thế giới hiện nay. Có những trung tâm Phật pháp ở nhiều quốc gia Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc, Á châu và v.v… Chúng ta thấy có các Phật tử tại Âu châu, không chỉ ở những nước tư bản Tây phương, mà còn ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông phương nữa. Thí dụ như Ba Lan có khoảng năm nghìn Phật tử hoạt động tích cực. Đạo Phật rất có sức lôi cuốn đối với thế giới hiện đại, bởi vì nó hợp lý và dựa trên nền tảng khoa học. Đức Phật đã nói, “Đừng tin tưởng bất cứ điều gì ta nói chỉ vì lòng tôn kính đối với ta, mà hãy tự mình thử nghiệm nó, phân tích nó, giống như các con đang mua vàng.” Con người hiện đại ngày nay thích một sự tiếp cận không độc đoán như thế.
25/10/2012(Xem: 8270)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
25/10/2012(Xem: 8272)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
24/10/2012(Xem: 6545)
Buổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm. Tại sao chúng ta phải tập nghĩ tốt cho người? Vì người ta thường có thói quen thấy cái xấu mà ít thấy cái tốt của người. Nhất là khi đã có thành kiến với ai thì lại càng cố nhìn những cái xấu của người nhiều hơn, và khi đã ghét ai thì đến cái cửa, cái cổng cũng ghét luôn, nên người biết tu rồi thì phải tập nghĩ đến cái tốt của người khác.
22/10/2012(Xem: 6467)
Sau khoá sám hối và toạ thiền buổi tối mùng 1 tháng 2 chùa Ba vàng trở nên tĩnh lặng. Bỗng xuất hiện một xe ô tô cấp cứu, trên xe là một chú bé có hình dạng mặt thật là ghê sợ, mặt chú lồi về phía trước như một quả bòng, 2 mắt cũng lồi lấm lét ở cuối đuôi mắt, gần 2 thái dương
21/10/2012(Xem: 5450)
Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác, cũng như không dám trộm cắp, hại người, để được nghiệp quả tốt. Chuyện thứ nhất: Trung thực
18/10/2012(Xem: 8120)
Trong cuộc sống, hằng ngày mỗi buổi sáng khi thức dậy, chúng ta suy nghĩ làm sao có tiền, có tình, có địa vị, có thức ăn ngon, có ngủ nghỉ thỏa thích. Để được hưởng thụ những thứ đó, chúng ta phải tính toán, làm việc vất vả, thậm chí nhúng tay vào tội lỗi. Rồi một ngày nào đó theo định luật sinh, trụ, dị, diệt, chúng ta nhắm mắt tắt hơi, bỏ lại những thứ mình ham muốn, suốt đời khổ cực tìm cầu. Đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, ra đi cũng hai bàn tay trắng, chỉ còn nghiệp theo mình, đưa mình đến một trong sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A–tu–la, người và trời.
17/10/2012(Xem: 6231)
Có 3 loại nghiệp ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta không chỉ ở đời này mà còn ở nhiều đời sau là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong 3 loại nghiệp đó có lẽ khẩu nghiệp là dễ bị nhất vì hầu như không ai có thể tránh được giao tiếp với người xung quanh, từ gia đình cho đến xã hội. Trong các giới thì giới nữ lại càng dễ bị khẩu nghiệp nhất. Với bài viết này, chúng tôi mong quý Phật tử nữ (Ưu Bà Di) nên thận trọng hơn khi dùng lời nói của mình.
17/10/2012(Xem: 8472)
ôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]