Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

THỰC TẬP: Trì giới

24/03/201103:34(Xem: 11377)
THỰC TẬP: Trì giới

SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Đem tình thương vào cuộc đời

THỰC TẬP: Trì giới

Có hai phương cách để thực tập sự trì giới. Một là có chánh niệm rõ ràng về những tác ý của mình. Hai là thực tập giữ gìn Năm giới.

Luật nghiệp quả được đặt nền tảng trên tác ý của ta, vì vậy ý thức được động cơ nào thúc đẩy hành động của mình là một điều rất quan trọng. Bạn nên nhớ, chỉ có chính bạn mới thật sự biết được ý định của bạn. Ta có thể đoán được phần nào sự khéo léo trong hành động của ta, qua những phản ứng của người chung quanh. Nhưng ý định của ta, chỉ có thể nhìn thấy được dưới con mắt quán chiếu của chánh niệm mà thôi.

Bạn hãy tập có ý thức rõ ràng về những tác ý, hoặc động cơ nào có mặt trước mỗi hành động. Ví dụ, nó có thể là một tác ý khởi lên: “Giờ là lúc đi uống vài ly bia!” hoặc đó có thể là một cảm xúc thúc đẩy trong tâm... Trong trường hợp nào cũng vậy, bạn hãy ngồi yên và có ý thức về tác ý ấy một vài phút, trước khi quyết định có làm theo nó hay không. Bạn hãy chú ý đến cảm xúc của sự thôi thúc ấy trong tâm: thương, ghét, tham, giận, từ bi. Sự thôi thúc ấy có thể phản ảnh tất cả những gì ta muốn, những gì ta sợ sệt và yêu quý, vì vậy mà kinh nghiệm của nó có thể khá phức tạp và đủ loại. Với năng lực của chánh niệm, ta có thể tiếp xúc được với tất cả.

Hãy nhìn xem động cơ nào có một năng lực thúc đẩy mạnh nhất trước mỗi hành động. Quán chiếu nhưng đừng phê phán. Điều đó có xu hướng đưa tâm ta đến với khổ đau hay là chấm dứt khổ đau? Về phía nhỏ nhoi, dính mắc và sân hận hay là về phía từ, bi, hỷ và xả? Bạn sẽ thấy rằng, sự quyết định hành động hay không hành động là một giai đoạn biệt lập và tách rời với chính tác ý ấy! Vì vậy, khi càng có chánh niệm rõ ràng về tác ý của mình, ta càng thấy rõ mình hoàn toàn có một sự chọn lựa, làm hoặc không làm.

Và khi ta cương quyết hành trì theo Năm giới, ta sẽ có thể đối diện với mọi sự cám dỗ mà vẫn không sợ bị chúng sai sử. Vì biết rằng ta có thể hướng cuộc đời mình về phía con đường từ bi và hạnh phúc, hoặc theo con đường phức tạp và khổ đau, nên ta sẽ sáng suốt tự chọn lấy.

Bạn hãy cương quyết thực tập mỗi giới theo khả năng của mình, và cố gắng có chánh niệm về mọi tác ý và phản ứng của bạn. Chánh niệm là một năng lực mầu nhiệm giúp ta có thể tiếp xúc với những gì đang xảy ra trong giờ phút hiện tại.

Có một thí nghiệm đã gây nên nhiều sự tranh cãi, về ảnh hưởng của sự trừng phạt và học hỏi như sau. Mỗi khi người đóng vai học trò không biết câu trả lời, người giữ vai thầy sẽ cho một dòng điện chạy sang giật người ấy.

Thật sự thì không có một dòng điện nào giật ai hết, nhưng người tham gia trong cuộc thí nghiệm không biết điều ấy. Diễn viên đóng vai học trò sẽ giả vờ rên la như bị đau đớn lắm, khiến người giữ vai thầy tin thật rằng mình đã chạy điện giật họ. Người thầy được hướng dẫn phải tăng cường độ dòng điện lên mỗi khi người học trò đáp sai. Điều đáng kinh ngạc là 65% những người tham dự trong cuộc thí nghiệm là những người bình thường rất tốt bụng, lại sẵn sàng tuân theo lệnh của một “khoa học gia” và tăng cường độ dòng điện lên, bất chấp sự kêu la và chống đối của người “học trò”, mặc dù điều đó có thể giết chết được người kia.

Một cách giải thích là, có lẽ sự tăng dần hành động từng chút một đã đóng vai trò quan trọng. Nếu như ngay từ lúc đầu, người “thầy” được bảo hãy tăng cường độ dòng điện lên mức tối đa, đủ sức giết chết người kia, có lẽ sẽ không một ai chịu làm. Và dường như khi ta tiến từng bước nhỏ, từng chút, từng chút một, ta sẽ không còn có một cái nhìn toàn vẹn được nữa. Sau bước đầu tiên, ta không còn để ý gì mấy, cho đến khi mình đã đi quá xa. Có thể chúng ta quay đầu nhìn lại và tự bảo: “Mà đây nào có phải là con đường tôi muốn theo đâu!”

Chúng ta đi theo con đường lầm lạc này không phải vì bản chất ta là những người xấu. Bạn nhớ rằng 65% chúng ta có lẽ đã không dám giết ai vào lúc ban đầu. Chúng ta đi theo con đường ấy vì ta không nghĩ rằng ta có khả năng quyết định được cuộc đời mình. Sở dĩ chúng ta có mặt nơi đó là vì ta thiếu chánh niệm.

Khi sự tu tập bốn tâm vô lượng được lớn mạnh, ta sẽ biểu hiện chúng ra bằng sự hành trì Năm giới. Những giới ấy cũng chính là biểu hiện của từ, bi, hỷ và xả. Hãy quyết tâm thực tập chánh niệm và phát triển tâm từ, bạn sẽ thấy việc hành trì giới luật trở nên dễ dàng hơn. Hãy quyết tâm hành trì giới luật, bạn sẽ thấy tâm từ và chánh niệm được phát hiện tự nhiên hơn. Chúng sẽ có mặt tự nhiên như chính hạnh phúc của bạn vậy.





[1]Tức Đại sư Rangjung Rikpe Dorje. Ngài sinh năm 1923 và đã viên tịch vào năm 1981.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2011(Xem: 7158)
Đậu hủ chiên vàng sơ, cắt miếng vừa ăn. Đậu bắp xắt xéo, mỏng. Khoai xắt miếng nhỏ cạnh chừng 2,5cm.
13/04/2011(Xem: 6583)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
13/04/2011(Xem: 6673)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
11/04/2011(Xem: 8106)
Được LHQ đồng ý cho tổ chức ở VN là điều vinh dự cho Phật giáo VN, vì chuyện này không phải dễ. Phật giáo VN đã có từ ngàn năm trước, đã qua bao nhiêu chế độ, từ quân chủ đến thực dân, từ công hòa đến cộng sản, sao lại đem cái vô hạn mà lồng vào với giới hạn?
11/04/2011(Xem: 7061)
Propertius cho rằng: “Khi yêu ai cũng mù quáng”; Albert Camus thì nhẹ nhàng hơn: “Tình yêu thường làm cho con người mù quáng”. Nhận xét này đúng với số đông và dường như đi ngược lại với “chánh niệm” - một pháp tu nền tảng của Phật giáo. Bởi chánh niệm luôn đòi hỏi sự tỉnh giác - tỉnh táo và xả ly - không bám giữ.
11/04/2011(Xem: 6294)
Chúng tôi đến thăm Thầy vào một buổi chiều cuối tháng Tư. Trời Cali bắt đầu vào Hạ nhưng vẫn còn cái se lạnh của mùa Xuân chưa hết. Thầy ra cửa đón chúng tôi tại một ngôi chùa ngập bóng cây ở thành phố Pomona. Mới cách đây hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi còn hòa vào dòng xe tấp nập trên các xa lộ mà giờ như lạc vào một khung cảnh yên bình, ít xe cộ và người qua lại. Cảnh chùa chiều thứ Sáu thật yên tĩnh, không một bóng người, chỉ nghe thấy tiếng lá rì rào.
11/04/2011(Xem: 20553)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
10/04/2011(Xem: 18587)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạc và hạnh phúc...
05/04/2011(Xem: 7302)
Chúng tôi xin lược tóm trình bày, qua sự tường thuật của các báo chí Tây phương trong nhiều năm qua, để quý độc giả Phật tử xa gần biết rõ vềcác biến cố “Pháp nạn” xảy ra tại nước Phật giáo Tây Tạng hơn 50 năm trước dưới chế độ cai trị tàn bạo của chính quyền Trung Cộng.
03/04/2011(Xem: 7023)
Tri ân Alan Kartly và con gái – Australia – đã gửi tặng nguyên tác tiếng Anh On Truth. ÔNG KHÔNG. Con người vĩ đại nhất trong tất cả những con người giải thoát đã luôn luôn giảng thuyết bằng sự đơn giản và sự rõ ràng lạ thường. Đây là bản chất của Sự thật, và đó là bản chất của Krishnamurti.’ Larry Dossey, M.D.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]