Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

THỰC TẬP: Niệm tâm hỷ

24/03/201103:34(Xem: 11911)
THỰC TẬP: Niệm tâm hỷ

SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Những đồng minh của tâm hỷ

THỰC TẬP: Niệm tâm hỷ

Khi thực tập phương pháp niệm tâm hỷ, bạn hãy bắt đầu với một người nào bạn có cảm tình, một người bạn có thể dễ dàng chung vui với họ. Việc ấy đôi khi cũng hơi khó, nhưng dầu sao, vui với người mình thương, mình có cảm tình, cũng vẫn dễ dàng hơn. Chọn một người thân thương, và chú tâm đến một sự thành đạt hoặc một nguồn vui nào trong cuộc đời người ấy. Bạn cũng đừng nên tìm một hạnh phúc thật hoàn toàn, thật trọn vẹn trong đời họ, vì có lẽ bạn sẽ không tìm thấy đâu.

Sau khi nghĩ đến một niềm vui của họ, bạn hãy niệm thầm: “Mong sao niềm vui và sự may mắn này không bao giờ rời xa người” hoặc “Mong sao cho hạnh phúc của người không bao giờ hết” hoặc “Mong sao cho sự may mắn của người sẽ dài lâu.” Sự thực tập này sẽ giúp bạn hóa giải hết những ích kỷ, nhỏ nhen và sự kỳ thị có mặt trong bạn.

Tiếp theo, bạn hãy thực tập theo trình tự: bậc tôn đức, người không thân, kẻ thù, tất cả mọi người... mọi chúng sinh trong mười phương.

Mối tương quan giữa tâm hỷ và tâm bi sẽ hiển lộ rõ rệt nhất khi bạn phóng tâm hỷ đến cho một người nào đang có nhiều khổ đau. Bạn có thể tìm thấy một hạnh phúc nào trong cuộc đời người ấy không, một điều gì khả dĩ có thể đem lại cho họ chút niềm vui hoặc niềm tin không? Hay là một chút khoảng trống an tĩnh nào trong cơn đau dài của họ? Nếu bạn có thể thấy được bất cứ một hạnh phúc nhỏ nào trong đời người ấy, và mừng vui được với nó, bạn sẽ có khả năng thực tập tâm hỷ đối với bất cứ một ai đang gặp nhiều đớn đau.

Nếu như bạn không tìm được một điều gì để chung vui, bạn hãy phóng tâm hỷ của mình đến cho người ấy, nó cũng giúp hóa giải được những ganh tỵ, nhỏ mọn có mặt trong ta. Đôi khi ta cảm thấy thương hại một người đang bị thất thế, nhưng khi thời vận thay đổi, ta lại cảm thấy bực tức, và mối liên hệ giữa ta và người ấy cũng không còn như xưa nữa.

Theo truyền thống, niềm vui của tâm hỷ được thực tập với người khác, chứ không phải với chính ta. Nhưng với ta, ta có thể thực tập tâm hỷ bằng cách phát triển khả năng vui mừng và biết ơn của mình. Nhớ lại những điều tốt đẹp ta đã làm, hoặc những hành động rộng lượng của mình, ta có thể vui sướng vì chúng. Hãy nhớ đến những yếu tố thiện lành trong ta, ước vọng được hạnh phúc, cũng như con đường an vui mình đang đi, chúng là một nguồn phước đức vô tận để cho ta biết ơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2016(Xem: 6745)
(Kinh Bách Dụ Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thơ) Khỉ kia nắm đậu trong tay Bỗng đâu một hột lọt ngay ra ngoài
30/01/2016(Xem: 6624)
Năm 2016 này chúng ta cùng nhau mừng Tết Sách lần thứ IX. Thời gian trôi nhanh như ngừng thở. Mới vậy mà đã 8 năm. Nhớ lại Tết Sách đầu tiên được tổ chức ngày 23 tháng 4 năm 2008 với những kỷ niệm đẹp và khó quên để khởi đầu cho việc tôn vinh sách và văn hóa đọc. Chúng ta cùng thành tâm và thật sự biết ơn bạn đọc trên cả nước và trên khắp thế giới đã ủng hộ Tết Sách suốt 8 năm qua.
29/01/2016(Xem: 10208)
Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.
29/01/2016(Xem: 5659)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Có lẽ do ảnh hưởng từ những cơn bão tuyết bên kia địa cầu nên mùa Đông năm nay xứ Ấn từng ngày se sắt lạnh. Được sự thương tưởng của quí vị Phật tử Canada cũng như Phật tử một vài nơi trên nước Mỹ, chúng tôi lại có dịp tiếp tục lên đường mang chút ấm đến cho người dân gầy
29/01/2016(Xem: 8798)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6705)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 8276)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12741)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
26/01/2016(Xem: 8617)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
26/01/2016(Xem: 7778)
Tôi còn nhớ như in câu chuyện hồi nhỏ, năm tôi học lớp 7. Thầy giáo ra một bài toán rất khó mà không ai giải được. Tôi, một đứa học trò thường đứng top nhất nhì lớp, thường xung phong lên bảng. Nhưng hôm đó thật sự là một bài toán hóc búa. Không ai tìm ra được lời giải. Kể cả tôi. Bài toán khó đó đã “ám” tôi từ lúc tan học cho đến khi về đến nhà. Ăn xong cơm tôi vội lao vào giải tiếp. Nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Đến lúc đi ngủ, bài toán đó vẫn lảng vảng trong đầu tôi. Tôi thiếp đi trong suy nghĩ về bài toán. Và trong giấc ngủ, tôi mơ mình đã tìm ra phương án giải bài toán đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]