Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Những đồng minh của tâm hỷ

24/03/201103:34(Xem: 10636)
9. Những đồng minh của tâm hỷ

SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Những đồng minh của tâm hỷ

Những chướng ngại của tâm hỷ - phê phán, so sánh, thành kiến, hẹp hòi, ganh tỵ, ích kỷ và buồn chán - đều có gốc rễ ăn sâu nơi sự dính mắc và ghét bỏ. Ngược lại, những đức tính nuôi dưỡng tâm hỷ - như là: vui sướng, biết ơn, tâm từ, tâm bi - đều phát xuất từ một tánh thiện cơ bản trong ta. Những đức tính ấy kết hợp với nhau, giúp ta giảm bớt khổ đau và tăng trưởng hạnh phúc.

Tâm hỷ tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận hạnh phúc của ta. Và nó cũng tùy thuộc vào việc ta có thật sự cho phép mình tiếp nhận niềm vui ấy hay không. Muốn tiếp xúc với hạnh phúc, ta cần phải buông bỏ hết những mặc cảm, cũng như nỗi sợ rằng chúng sẽ bị cướp mất đi. Khi ta chỉ biết lo tích trữ hạnh phúc, ta sẽ không đếm xỉa gì đến khổ đau của người khác, và rồi cuối cùng ta cũng sẽ không còn biết gì đến khổ đau của chính mình nữa! Tiếp xúc với hạnh phúc của mình là một điều vô cùng quan trọng. Nó chính là một biểu hiện cho sự tự do vẹn toàn của chính ta.

Một tâm thức an vui có khả năng giúp ta giải thoát. Khi ta nhớ lại những điều tốt lành mình đã làm, những khi ta chăm sóc và rộng lượng với người khác, những khi ta thận trọng không làm hại ai, ta có thể vui sướng với những việc ấy. Chúng ta làm thiện vì điều đó có khả năng khai phóng ta, giúp ta tiếp xúc được với suối nguồn hạnh phúc. Chúng ta sống thiện để được tăng trưởng hơn, cởi mở hơn, nối liền hơn, an lạc với chính mình và vui vẻ hơn với người khác.

Một đồng minh khác của tâm hỷ là lòng biết ơn. Sự biết ơn sẽ mang đến cho ta một niềm vui. Ngày nay, câu châm ngôn “Đếm phước đừng đếm họa” đã trở thành một sáo ngữ trong xã hội chúng ta. Nhưng thật ra câu ấy tàng chứa nhiều tuệ giác lắm! Nó quan trọng đến nỗi chính đức Phật đã nói riêng một bài pháp về nó, và được ghi lại trong kinh Phước Đức (Mangala Sutra), bản Việt dịch của thầy Thích Nhất Hạnh. Trong kinh, đức Phật nói về những phước đức có thể mang lại cho chúng ta nhiều hạnh phúc, nếu ta biết tạo điều kiện cho chúng, như là:

Sống trong môi trường tốt
Đã tạo tác nhân lành
Được đi trên đường tốt
Là phước đức lớn nhất.

Có học có nghề hay
Biết hành trì giới luật
Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất.

Sống ngay thẳng bố thí
Giúp quyến thuộc thân bằng
Hành xử không tỳ vết
Là phước đức lớn nhất.

Biết khiêm cung lễ độ
Tri túc và biết ơn
Không bỏ việc học đạo
Là phước đức lớn nhất.

Một điều quan trọng đức Phật cũng nhắc tới trong kinh là có một tăng thân gồm những bạn lành:

Nên tránh kẻ xấu ác
Hãy gần bậc hiền lành,
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất.

Biết kiên trì phục thiện
Thân cận bậc thánh hiền
Dự pháp đàm học hỏi
Là phước đức lớn nhất.

Có được một tăng thân gồm những người cùng một chí hướng đi trên con đường hạnh phúc, là một phước đức rất lớn. Tăng thân sẽ che chở và hỗ trợ ta trên con đường tu tập hạnh phúc.

Có được cơ hội để tham dự pháp đàm, chia sẻ kinh nghiệm tu tập là một điều rất may mắn. Nhưng còn phước đức hơn nữa nếu ta có thể thật sự thực tập theo những lời dạy ấy. Tự thân chứng nghiệm được lời Phật dạy, thấy được sự chấm dứt của khổ đau là một phước đức tối thượng.

Sống giữa cuộc đời nhưng vẫn giữ cho tâm mình luôn được an tĩnh là một hạnh phúc rất lớn.

Sống chung đụng nhân gian
Tâm không hề lay chuyển
Phiền não hết an nhiên
Sống hoàn toàn an tịnh
Là phước đức lớn nhất.
Cứ sống được như thế
Đi đâu cũng an lành
Tới đâu cũng hạnh phúc
Thật phước đức vô biên.

Tâm bi là một đồng minh hỗ tương cho tâm hỷ. Trong khi tâm hỷ nhắc nhở ta về những hạnh phúc đang có mặt khi ta bị khổ đau, thì tâm bi nhắc ta về sự có mặt của khổ đau khi ta bị kẹt trong sự phủ nhận. Tâm bi mang lại sự quân bình cho tâm hỷ. Nó giúp ta không bị vướng mắc trong một thái độ lạc quan sai lầm. Và ngược lại, tâm hỷ giúp cho tâm bi không trở nên quá yếm thế, bi quan trước những nỗi đau vô bờ bến của cuộc đời. Tâm hỷ mang lại cho tâm bi một niềm an ủi rất lớn.

Tâm bi che chở cho tâm hỷ, tâm hỷ bảo vệ cho tâm bi. Chúng hỗ tương lẫn nhau, không cho phép ta xây lên những thành trì khép kín sự sống của mình. Và nhờ năng lượng sinh động của tâm hỷ mà tâm bi cũng trở nên tích cực hơn. Chúng ta có thể dùng niềm vui của tâm hỷ để biến tâm bi thành những hành động cụ thể phục vụ cuộc đời.

Khi ta tiếp xúc với những khổ đau của người khác, tâm bi sẽ giúp niềm vui của tâm hỷ được sâu sắc hơn. Điều ấy nghe cũng lạ, ta có thể cảm thấy hạnh phúc khi đối diện với khổ đau, nhưng đó là một sự thật! Tâm bi giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn. Năng lượng của sự chia sẻ, cảm thông với một người đang đau khổ, sẽ khơi động tâm bi cùng với một niềm an lạc bao la. Và vì vậy, ta có thể cảm thấy hạnh phúc khi đứng trước niềm vui hoặc khổ đau của người khác, không phân biệt.

Khi tâm hỷ trong ta tăng trưởng, ta sẽ cảm thấy niềm vui của người khác cũng là niềm vui của chính mình. Vì vậy, tâm hỷ còn làm lớn mạnh thêm tâm từ. Niềm vui của tâm hỷ giúp ta mở rộng tâm từ ra hơn, ta muốn đem hạnh phúc đến cho người khác hơn. Ta biết, hạnh phúc của người khác, cho dù là của một “kẻ thù”, cũng vẫn không hề làm thuyên giảm đi hạnh phúc của chính ta, và ta cũng biết rằng, ta không thể nào tách rời hạnh phúc của mình với của người khác!

Tâm hỷ cùng với tâm từ và tâm bi giao tiếp nhau, hỗ tương nhau, hợp thành một năng lượng rất mãnh liệt. Tính vô ngã của tâm từ giúp ta nới rộng tâm hỷ và tâm bi đến tất cả mọi người, mọi loài, không phân biệt. Ta mở rộng con tim mình ra, không chỉ đến những người khổ đau mà cả những người hạnh phúc, và không phải chỉ những người hạnh phúc mà cả những người khổ đau. Ta cầu mong tất cả mọi người sẽ tránh được những nguy khó, khổ đau, và luôn được thảnh thơi, hạnh phúc.

Ba trú xứ của hạnh phúc này bổ sung cho nhau. Chúng là những đồng minh tốt lành soi sáng tâm ta. Và ánh sáng ấy giúp nhận thức của ta được tỏ rạng và tươi mới hơn lên. Chúng giúp ta dễ dàng tiếp xúc với những hạnh phúc đang có mặt. Tiếp xúc với những khổ đau có mặt quanh mình, nhưng con tim ta vẫn rộng mở. Những năng lượng ấy giao tiếp nhau, hỗ trợ nhau, và che chở ta trên con đường đi đến một hạnh phúc chân thật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2016(Xem: 8357)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6107)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 7961)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12138)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
26/01/2016(Xem: 8104)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
26/01/2016(Xem: 7498)
Tôi còn nhớ như in câu chuyện hồi nhỏ, năm tôi học lớp 7. Thầy giáo ra một bài toán rất khó mà không ai giải được. Tôi, một đứa học trò thường đứng top nhất nhì lớp, thường xung phong lên bảng. Nhưng hôm đó thật sự là một bài toán hóc búa. Không ai tìm ra được lời giải. Kể cả tôi. Bài toán khó đó đã “ám” tôi từ lúc tan học cho đến khi về đến nhà. Ăn xong cơm tôi vội lao vào giải tiếp. Nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Đến lúc đi ngủ, bài toán đó vẫn lảng vảng trong đầu tôi. Tôi thiếp đi trong suy nghĩ về bài toán. Và trong giấc ngủ, tôi mơ mình đã tìm ra phương án giải bài toán đó.
25/01/2016(Xem: 13843)
Em đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng Cần hỏi mình rằng: '' phải Sống làm sao? '' Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.
24/01/2016(Xem: 8057)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
23/01/2016(Xem: 9258)
Hãng tin AP mới đây đã dẫn lại 3 cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Obama với các thành viên trên mạng Youtube. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 35 phút, một thành viên trên Youtube có tên Ingrid Nilsen, hay còn gọi là Missglamorazzi, đã hỏi ông Obama về những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với ông và đề nghị ông chia sẻ vài điều về chúng.
23/01/2016(Xem: 6707)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]