Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phê phán

24/03/201103:34(Xem: 11254)
Phê phán

SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Tâm hỷ: Một niềm vui giải thoát

Phê phán

Chúng ta có đủ mọi lý do để tin rằng người khác phải cư xử theo ý ta. Họ phải sống như ta nghĩ, và cách đeo đuổi hạnh phúc của họ cũng phải theo ý ta. Với quan niệm đó, chả trách gì mà chúng ta không bao giờ có được hạnh phúc! Thử nhìn chung quanh, có biết bao nhiêu người sống theo ý riêng của họ, và ta không làm gì được hết!

Chúng ta cảm thấy bất mãn và khó chịu với người chung quanh, trong khi họ cứ mặc nhiên sống đời của họ.

Không phê phán có nghĩa là ta có một tâm thức mềm dẻo, và biết buông bỏ những cố chấp của mình, nhất là vào những gì ta cho là đúng. Có bao giờ bạn giúp ý kiến cho một người nào, hoặc khuyên ai làm điều gì, và cuối cùng kết quả lại hoàn toàn sai trật? Ví dụ, có một người bạn quen sắp sửa đi xa nghỉ hè. Họ chọn một nơi mà bạn đã có dịp đi đến, nhưng chẳng có gì vui. Bạn nói: “Đừng đi đến đó! Chẳng có gì thú vị hết. Thời tiết thì xấu, người thì mất lịch sự, đồ ăn thì quá đắt. Chị đi nơi đó thì chỉ có tốn tiền mà lại còn bực mình thêm thôi!”

Nhưng cuối cùng, chị ta vẫn quyết định đi và lại rất thích nơi ấy. Chúng ta có thể đơn giản buông bỏ lời khuyên sai lầm của mình, và nói rằng: “Tôi rất mừng là chị có một chuyến đi vui như vậy.” Được không? Có biết bao lần ta sai lầm? Tôi nghĩ, ít nhất hẳn cũng đến đôi ba lần trong một ngày. Và nếu như có ai không nghe theo lời khuyên của ta mà vẫn có kết quả tốt đẹp, ta có thể mừng cho họ không? Hay ta xem sự phán quyết của mình quan trọng hơn chính hạnh phúc của người khác?

Niềm vui của tâm hỷ không có sự phê phán. Nó vượt lên trên những sự ưa thích của ta, bắt thế giới phải như thế này hoặc thế nọ. Người khác có thể chọn một lối sống hoàn toàn trái nghịch với ta. Họ có thể hành xử không giống ta. Họ có thể đeo đuổi những hạnh phúc mà đối với ta chẳng nghĩa lý gì hết. Có người chọn một lối sống xa hoa, trong khi ta chọn một lối sống giản dị. Có người chọn có gia đình, con cái, trong khi ta thích sống độc thân. Ta có thể nào cho phép người khác sống đời của họ, khác với ta, và vẫn cảm thấy hạnh phúc thay cho họ không? Chúng ta có thể nào mừng vui khi thấy niềm vui của họ lớn lên, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào?

Dĩ nhiên, yếu tố tuệ giác ở đây cũng rất quan trọng. Người ta có thể tự dối mình và nghĩ rằng những việc họ làm sẽ mang lại hạnh phúc, trong khi thật sự họ đang gây khổ đau cho chính họ và người chung quanh. Tâm hỷ không có nghĩa là bất cứ khi nào có ai tuyên bố rằng có hạnh phúc, là ta đều mừng cho họ. Đôi khi, thật ra họ có thể đang bị khốn khổ, hoặc đang đi về chiều hướng ấy. Nhưng nếu người ta thật sự có hạnh phúc với lối sống của họ, với việc làm của họ, chúng ta không nên ép buộc họ phải theo tiêu chuẩn của mình. Nếu người ấy không làm điều gì tổn thương cho bản thân hoặc người khác, ta có đủ rộng lượng để vui mừng thay cho họ không? Đó là sự thực tập của tâm bi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2016(Xem: 7011)
Thưa bà, lâu nay ít thấy bà “xuất hiện” trên mặt báo, phải chăng bà đang có dự án mới? Tạ Thị Ngọc Thảo (TTNT): Đúng, hơn nửa năm nay tôi ít “xuất hiện” trên mặt báo là vì những đề tài tôi quan tâm, nghiên cứu và viết ra đã gởi thẳng đến “địa chỉ” nơi nhận. Và tôi cũng nhận được phản hồi tích cực, vì nơi gởi và nơi nhận cùng trăn trở một mối lo “sau khi du lịch biển và đánh bắt không còn là thế mạnh thì làm sao để chuyển đổi ngành nghề cho bà con các tỉnh miền Trung”? Rồi hai bên cùng bàn cách “làm như thế nào!”. Chúng ta đều biết, có những việc nhờ báo chí đưa duyên, nhưng có những việc làm trước nói sau; cho chắc (cười).
09/12/2016(Xem: 7192)
Các thiền sư Phật giáo luôn nhắc nhở các đệ tử không được phát khởi vọng niệm ham muốn (tham), cho dù đó là “ham muốn được thành Phật”; không được phát khởi vọng niệm sân hận, cho dù đó là “sân hận người đã giết cha của mình”; không được phát khởi vọng niệm si mê (si), tin tưởng một cách mù quáng, cho dù đó là “tin tưởng vị thầy của mình”. Thamsân-si là ba chất độc gây đau khổ cho bản thân của chính mình và cho người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người Phật tử cũng còn phải thực tập để làm ngược trở lại những tiến trình của “tham-sân-si”. Thí dụ: Muốn tránh tánh tham lam (lấy vào), thì phải thực tập bố thí (cho ra); Muốn tránh “thù hận”, thì phải thực tập “hiểu và thương” bằng việc làm từ thiện; muốn tránh “si mê”, thì phải thực tập hơi thở chánh niệm, ý thức về lời nó
09/12/2016(Xem: 6846)
"Hoằng pháp thị gia vụ" đó là câu nằm lòng cho những trưởng tử Như Lai, khi bước chân vào đời. Mọi việc qua bốn oai nghi đều mang trọng trách: "Tác Như Lai sứ". Và khi hành động bất cứ việc gì cũng đều là việc Phật: "Hành Như Lai sự". Qua 35 năm thành hình một tổ chức Phật giáo thống nhất ba miền với các hệ phái, Phật sự từ đó cũng được đáp ứng tùy từng giai đoạn. Mỗi hệ phái, tông phong cũng được duy trì và phát triển chung với sự phát triển của Giáo Hội.
03/12/2016(Xem: 5631)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêmtại đảo quốc xinh đẹp này. Và cũng kỳ lạ, Omar Perez, một nhà thơ và là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Cuba – con trai của lãnh tụ du kích Che Guevara – đã trở thành một tu sĩ Thiền Tông.
03/12/2016(Xem: 6206)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng những nạn nhân từ các thảm họa của thiên nhiên, hoặc của con người gây nên. Có ai đã được gì sau chiến tranh và thiên tai? Có ai được hả hê sung sướng trên những bệnh tật, đói lạnh, xác người chết cứng, và nước mắt khổ đau của những kẻ sống còn sau một cơn hồng thủy, động đất, giông bão… hay sau một vụ oanh kích, nổ bom tự sát…?
09/11/2016(Xem: 10721)
Bài viết này [“Biểu nhất lảm Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo” (An Overview of the Buddhist Tripataka)] nhằm cung cấp một cái nhìn duyệt qua kho tàng Kinh điển Phật giáo từ ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni [khoảng 560 – 480 trước Công Nguyên (tr. CN)] còn tại thế cho đến ngày nay. Đạo Phật đã có một lịch sử trên 2.500 năm.
06/11/2016(Xem: 6994)
Lần nọ của nawm xưa, chúng tôi tham gia 1 khóa tu tại Packchong, Thái Lan. Theo quy định của bất cứ khóa tu nào, nam ở riêng và nữ ở riêng, bất kể là vợ chồng hay mẹ con. Tôi ở cùng 1 người đàn ông phương tây trong 1 căn phòng cho khoảng hơn chục Phật tử. Người đàn ông này khá ít nói, rất nhẹ nhàng, tham gia nghiêm túc các thời khóa.
05/11/2016(Xem: 8875)
Chúng ta đều biết, giáo dục là công trình quan trọng hàng đầu cho mọi nền phát triển của xã hội văn minh. Giáo dục xây dựng tính nhân văn cho một quốc gia và làm thành nhân cách sống con người cao quý, thiện lành, đẹp đẽ và hạnh phúc cho từng cá nhân trên hành tinh này. Đạo phật đã có một bề dầy 26 thế kỷ của công trình giáo dục,
05/11/2016(Xem: 8163)
Hồi còn nhỏ, còn trẻ tôi ít khi nghe đến từ ly dị, cả một cái làng Trại Mộ, cả một xóm Cỏ May (nơi tôi sinh trưởng và lớn lên) không hề nghe đến cặp vợ chồng nào ly dị. Thỉnh thoảng vợ chồng các chị gái có lục đục kình cãi thì mẹ tôi khuyên:"Vợ chồng cũng giống như chén bát trong sóng, khi đụng đến thì phải khua thôi, tụi con mỗi đứa nhịn nhau một chút thì sẽ yên cửa yên nhà". Mẹ khuyên chừng đó thôi, anh chị nghe theo và gia đình không còn xào xáo nữa.
03/11/2016(Xem: 14791)
Chấp ngã là từ nhà Phật. Chữ Ngã, từ Hán我 thuộc bộ qua戈. Qua戈có nghĩa là cái mác; dụng cụ của người lính lúc xưa. Ngã 我 gồm chữ qua戈 bên phải và chữ thiên bên trái 千. Ta là tất cả, trong ta luôn có nghìn con dao, cái mác. Cái ngã là ghê vậy đó. Chiến tranh thù hận cũng vì cái ngã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]