Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

THỰC TẬP: Những nhóm khác nhau

24/03/201103:34(Xem: 12156)
THỰC TẬP: Những nhóm khác nhau

SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Tâm từ: Mở rộng con tim thương yêu

THỰC TẬP: Những nhóm khác nhau

Đức Phật dạy chúng ta hãy thực tập niệm tâm từ như một người mẹ ôm ấp và bảo vệ đứa con duy nhất của mình. Muốn như thế, chúng ta cần phải thấy được những bức tường ngăn cách do chính mình dựng lên, cũng như sự kháng cự của mình. Một phương cách giúp ta nhận diện và hóa giải mọi sự ngăn chia là phóng tâm từ đến những nhóm người khác nhau.

Trong sự thực tập này, chúng ta cố gắng dùng những cặp đối đãi, hoặc những nhóm bổ túc cho nhau, để từ đó ta có thể bao gồm tất cả mọi người, ở mọi nơi. Ví dụ, ta chọn “nhóm nữ” rồi sau đó đến “nhóm nam.” Nữ và nam là hai phạm trù không phải chỉ giới hạn trong loài người, mà gồm tất cả những gì thuộc về âm tính và dương tính. Bạn có thể cảm thấy dễ chịu, thích hợp với một nhóm này, và cảm thấy khó chịu, chống đối khi phóng tâm từ đến cho nhóm kia. Và chính sự khám phá ấy là một điều rất quan trọng trong bài tập này.

Những ví dụ chọn lựa khác có thể là “những người giác ngộ” và “những người si mê”. Bạn nên nhớ những nhóm chia ra không cần phải có số đông đồng đều nhau, chỉ cần chúng bổ khuyết cho nhau là được. “Những người quen biết” và “những người xa lạ”; “những người gần” và “những người xa”; “những người đang sinh ra”, “những người đang có mặt” và “những người đang chết đi”...

Sau khi quen thuộc với phương pháp này, sự phân chia nhóm phải phản ảnh được những khó khăn của bạn, ví dụ trong hai nhóm “những người bị khổ đau” và “những người gây khổ đau”, bạn hãy quan sát xem những người nào khó nhận tình thương của mình, và dần dần hóa giải bức tường ngăn cách ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2012(Xem: 11213)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
12/04/2012(Xem: 12742)
Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu quả củ và ngũ cốc...
11/04/2012(Xem: 8732)
Trong bối cảnh cao điểm cơn sốt hóa chất tăng trọng, tạo nạc, kích thích heo nuôi, thì nếu Phật tử chúng ta khéo sách tấn việc ăn chay, thì chắc chắn hiệu quả rất lớn.
11/04/2012(Xem: 10209)
Hiện nay, nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol của những người bị bệnh cao mỡ.
10/04/2012(Xem: 7767)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
10/04/2012(Xem: 7825)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
09/04/2012(Xem: 7701)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
09/04/2012(Xem: 11527)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
09/04/2012(Xem: 10313)
Nhân ngày lễ Phật Đản năm nay, chúng tôi xin trình bày về đề tài: "Nếp sống Phật Giáo", một đề tài mà chính Đức Bổn Thích Ca đã giảng thuyết nhiều lần, nhưng cụ thể và rõ ràng là trong các bài Kinh Đức Phật dạy người con trai của mình là La Hầu La, sau khi La Hầu La xuất gia. Những bài Kinh này đều có bản dịch trong Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và trong Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147.
08/04/2012(Xem: 7376)
Chân Như vừa huân tập ở hai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]