Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

THỰC TẬP: Người khó thương

24/03/201103:34(Xem: 11283)
THỰC TẬP: Người khó thương

SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Đối trị sân hận

THỰC TẬP: Người khó thương

Trước khi ta thực tập phóng tâm từ đến cho một người ta có nhiều vấn đề, xích mích hoặc giận hờn, ta hãy nhớ đến lời của Maria Rilke: “Có lẽ đối với bất cứ việc gì khó thương, sâu kín bên trong, chúng cũng có một cái gì đó đang rất cần tình thương của chúng ta.”

Chúng ta nên bắt đầu với một người nào khó chịu trung bình thôi. Đừng vội chọn một người đã từng gây quá nhiều khổ đau cho ta. Ta hãy bắt đầu từ dễ rồi dần dần đến khó. Khi tôi mới thực tập niệm tâm từ ở Miến Điện, tôi được hướng dẫn phóng tâm từ đến một nguời mình thương và kính mến. Và tôi cứ thực hành liên tục như vậy trong khoảng ba tuần. Trong khi thực hành, tôi cảm thấy bực mình và tự nghĩ: “Tại sao tôi lại bỏ bấy nhiêu thời giờ để phóng tâm từ đến một người mà tôi đã thương kính rồi? Quá dễ chứ có gì khó khăn đâu! Tôi muốn hướng tâm từ đến kẻ thù số một của mình kìa. Tình thương như thế mới có giá trị chứ.” Sau cùng, tôi trình bày ý nghĩ của mình với ngài U Pandita. Ông cười và nói: “Tại sao cô lại muốn tìm những đường lối khó khăn nhất để thực hành?”

Mục đích của phương pháp này đâu phải là để khơi dậy khổ đau trong ta, mặc dù đôi khi không tránh được. Nếu có một người nào đã từng gây cho ta nhiều khổ đau và khó khăn trong cuộc sống, nếu ta không thể dễ dàng đem tình thương hướng về kẻ ấy, ta hãy từ từ tiến từng bước một. Bạn nên nhớ, ta cũng phải có tình thương và biết săn sóc chính mình nữa.

Đem tình thương ban rải cho một người khó thương có thể là một thử thách lớn. Chúng ta bắt đầu sự thực tập niệm tâm từ bằng cách hướng tình thương đến người mình kính mến. Và khi cho người mình thương dễ dàng bao nhiêu, thì khi ta đem tình thương cho người mình ghét sẽ khó bấy nhiêu. Muốn có tâm từ đối với một người gây cho ta nhiều khổ đau, trước hết ta cần phải biết tách rời người ấy với những hành động gây khổ đau của họ. Bất cứ một sinh linh nào cũng đáng được thương yêu, chăm sóc, và nhận lãnh tâm từ. Khi thực tập ban rải tâm từ, ta hãy bỏ qua một bên những tính chất không tốt của người khác, và cố gắng tiếp xúc với những gì trong họ đáng nhận lãnh tình thương của ta.

Có lẽ bạn sẽ dễ dàng thương một người khó thương hơn nếu bạn nghĩ đến họ như một đứa trẻ thơ vô tội, như một người đang hấp hối trên giường bệnh. Coi chừng, bạn đừng cầu nguyện cho họ chết sớm nhé! Bạn có thể dùng sự sáng tạo của mình, đôi khi táo bạo và khôi hài, tưởng tượng ra những hoàn cảnh có thể giúp bạn cảm thấy thương được họ. Tôi có một thiền sinh, người khó thương mà cô chọn là một người sàm sỡ, lớn tiếng và rất nhiều chuyện. Cô thấy rằng, cô chỉ có thể phóng tâm từ đến người này khi cô tưởng tượng ra người ấy đang ngồi trên một chiếc ghế, bị trói và bịt miệng lại. Một thiền sinh khác, sợ người khó thương mà mình chọn đến nỗi anh ta chỉ có thể phóng tâm từ trong khi tưởng tượng ông ta đang bị khóa nhốt trong tù. Theo thời gian, năng lực tâm từ của ta sẽ lớn mạnh. Cuối cùng, ta có thể phóng tình thương của mình đến người khó thương trong khi vẫn trực tiếp đối diện và tiếp xử với những hành động và việc làm không hay của họ.

Bạn hãy ngồi cho thoải mái. Bắt đầu bằng cách hướng những câu niệm tâm từ đến cho chính mình, bao phủ mình trong một tình thương. Một lúc sau, bạn hướng những câu niệm tâm từ đến cho một người kính mến, rồi một người thân. Nếu như có tìm được một người không thân nào, bạn cũng có thể đưa thêm vào đây. Bạn chỉ bắt đầu nghĩ đến người khó thương sau khi đã ban rải tình thương đến cho chính bạn và những người nào bạn cảm thấy tương đối dễ dàng. Tiếp đó, hãy tưởng tượng đến người khó thương bạn chọn, trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn muốn. Cảm nhận sự có mặt của người ấy bằng cách hình dung ra họ, hoặc gọi thầm tên họ. Nếu có thể, bạn hãy nghĩ đến một điều gì tốt đẹp của người ấy. Bằng không, bạn nghĩ rằng người ấy cũng giống như ta, cũng mong ước được hạnh phúc, và nếu có phạm lỗi lầm cũng vì si mê mà thôi. Dùng những câu niệm tâm từ bạn đang sử dụng và hướng về người ấy. Nếu như trong khi bạn niệm: “Mong sao chị được an toàn, mong sao chị được hạnh phúc,” và điều đó khơi dậy một sự khó chịu hoặc sợ hãi, bạn có thể sửa lại và cộng thêm bạn vào trong lời niệm ấy: “Mong sao chúng ta được an toàn, mong sao chúng ta được hạnh phúc.”

Bạn hãy từ tốn phóng tâm từ của mình đến người khó thương và chấp nhận tất cả những cảm xúc khác nhau sẽ sinh lên và diệt đi. Có thể sẽ có những nỗi buồn, cơn giận khởi lên. Hãy để yên cho chúng trôi qua. Nếu chúng trở nên quá mãnh liệt, bạn hãy trở về ban rải tâm từ đến cho mình và một người thân. Bạn cũng có thể quán chiếu để nhìn những cảm xúc này với ánh mắt khác. Một phương cách theo truyền thống là tự hỏi: “Cơn giận này đang làm khổ ai đây? Người làm khổ ta đã đi mất rồi, họ đã trở về với cuộc sống của họ, trong khi ta còn ngồi đây khổ đau, bị hành hạ, thiêu đốt vì cơn giận. Vì tình thương cho chính mình, cho con tim thư thái hơn, cầu mong tôi buông bỏ được nó.”

Một cách khác, bạn có thể quán chiếu về nỗi khổ đau của người khó thương, thay vì chỉ phê phán hành động sai lầm hoặc xấu xa của họ. Tâm từ là một thứ tình thương được tôi luyện, có thể mở rộng trước mọi khổ đau. Mỗi khi ta cảm thấy sợ hãi, ganh tỵ hay sân hận, nếu ta có thể cởi mở thay vì phê phán, ta sẽ có tâm từ đối với mình hơn. Và cũng vậy, khi ta thấy người khác sợ hãi, ganh tỵ hay sân hận, biết rằng những cảm xúc ấy đang làm cho họ khổ đau, ta sẽ thương họ hơn.

Khi nào được, bạn có thể tiếp tục hướng những câu niệm tâm từ đến người khó thương. Bạn có thể luân phiên thay đổi niệm tâm từ giữa bản thân, người thân, sự quán chiếu và người khó thương.

Nhiều khi, mặc dù bạn chưa chứng nghiệm được một sự thay đổi lớn lao nào trong lúc ngồi thiền, nhưng bạn vẫn có thể kinh nghiệm được sự biểu lộ của tâm từ trong cuộc sống hằng ngày. Những khi gặp một biến cố khó khăn, bạn sẽ thấy mình có nhiều kiên nhẫn hơn, biết lắng nghe hơn và sáng suốt hơn. Có một thiền sinh tham dự khóa tu nghiêm túc nhiều ngày, anh ta chọn người bạn hùn vốn làm ăn chung với anh trong công ty để làm người khó thương. Sự thương lượng về vấn đề bỏ công ty ra đi của người bạn, lúc ấy vẫn còn đang diễn tiến, và rất là gay gắt. Người thiền sinh vẫn siêng năng thực tập phóng gửi tâm từ đến người bạn của anh, mặc dù anh cảm thấy không có gì khác ngoài sự chán ngấy hoặc khó chịu. Khi trở về sở làm, anh hết sức ngạc nhiên khi thấy mình chào hỏi người bạn bằng một sự thân mật chân thành. Người bạn cũng kinh ngạc không kém. Anh ta nhìn người bạn tôi một hồi rồi hỏi: “Có phải thật là anh đó không?”

Hãy kiên nhẫn với chính mình trong sự thực tập này, và đừng có một kỳ vọng nào về những gì mình phải chứng nghiệm. Những kỳ vọng sẽ ngăn trở không cho ta kinh nghiệm được niềm vui và hạnh phúc trong sự tu tập, và nhiều khi còn dẫn đến sự bực tức nữa. Khi chúng ta quá câu chấp vào kết quả, ta sẽ dễ cảm thấy thất vọng khi không được thỏa mãn đúng lúc. Rồi ta cho rằng sự tu tập của mình là vô ích, mất thì giờ, chẳng đi đến đâu. Bạn nên nhớ rằng, tất cả những cảm giác buồn chán, giận hờn, phiền muộn khởi lên trong ta đều sẽ qua đi. Lúc nào ta cũng có thể trở về ban rải tình thương cho chính mình và cho mọi sinh linh. Tiếp tục trở lại với sự thực tập của mình, hết lần này đến lần khác, tự nó đã là một sự tu tập chân chính, không cần phải vượt qua hết mới đạt đến sự tu tập chân chính. Bạn nên nhớ điều ấy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2013(Xem: 44515)
Kinh Pháp Cú được coi là kinh tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Tư tưởng Pháp Cú là bức thông điệp muôn thuở mà Ðức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống. Sống đúng nghĩa. Sống cao thượng. Mỗi câu kinh là một trưởng thành cao tột của trí tuệ, phá vỡ ưu phiền trong cân não, nội tâm. Kinh Pháp Cú đã được nhiều vị dịch sang tiếng Việt, với nhiều hình thức: những câu "kệ", những vần thơ "thơ", hoặc "văn xuôi”.
20/12/2013(Xem: 7123)
Lần trước tôi được tổ chức Inwent của Đức và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mời giảng 1 khóa về kỹ năng lãnh đạo 2 ngày tại Hội An cho lãnh đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực miền Trung. Kết thúc khóa học, một số học viên mời tôi về tận doanh nghiệp. Để tôi tham quan và tư vấn thêm. Tuy nhiên, chẳng biết tôi có giúp gì cho họ hay không nhưng những món quà tôi nhận được thì quý giá vô cùng, thậm chí là rất hiếm nữa là khác.
20/12/2013(Xem: 14294)
Phải thú thật rằng tôi đã xem hầu hết các đĩa của chương trình “Phật pháp nhiệm màu” do chùa Hoằng Pháp tổ chức và tôi đã học đươc rất nhiều từ những vị khách mời đặc biệt này. Tôi đã thầm biết ơn Thượng tọa trụ trì và ban tổ chức đã làm nên những sự kiện quý giá và in ra những đĩa VCD hữu ích giúp cho người tu nhìn lại chính mình để học hỏi, tu tập được tốt hơn.
20/12/2013(Xem: 36700)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
20/12/2013(Xem: 10991)
Bộ phim là câu chuyện có thật về chú chó Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu. Đây chắc chắn là bộ phim mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể nào quên.
18/12/2013(Xem: 13718)
Dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường khó có được, nếu người dân có nhiều bệnh tật, ngân sách chi tiêu y tế quá cao, đội ngũ sản xuất ốm yếu, học sinh sinh viên gầy, trí thông minh chưa đạt, đạo đức xã hội xuống cấp. Mà thiền, theo sự nghiên cứu của các khoa học gia và y giới quốc tế trong đó có người Việt chúng ta đều xác nhận, thiền có khả năng giúp cải tiến phần lớn các bất cập nêu trên. Đó là trọng tâm của bài viết gần đây “Thiền và canh tân đất nước”.
18/12/2013(Xem: 21786)
Nhân loại càng văn minh, thì con người càng bị cuốn hút vào các guồng máy do chính mình tạo ra. Từ đó, những khủng hoảng nầy chồng chất lên những khủng hoảng khác, tạo đủ thứ bệnh, và nhiều trường hợp, số phận, đành giao cho tử thần quyết định.
17/12/2013(Xem: 14717)
Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
17/12/2013(Xem: 15125)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 6172)
Một hơi thở vào có thể dài từ bốn tới mười giây, một hơi thở ra có thể tương tự hoặc dài hơn. Thường thì hơi thở ra dài hơn. Khi thở vào, bụng ta phồng lên; khi thở ra, bụng ta xẹp xuống. Nếu muốn kéo dài hơi thở ra, ta có thể ép bụng xẹp thêm nữa và như vậy ta có thể thở ra thêm vài giây nữa. Khi ép bụng để thở ra thêm ba bốn giây nữa thì phần thán khí trong phổi mình được thải ra thêm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]