Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

THỰC TẬP: Một người không thân

24/03/201103:34(Xem: 11425)
THỰC TẬP: Một người không thân

SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Tham ái: Chướng ngại của tâm từ

THỰC TẬP: Một người không thân

Hướng tâm từ cho chính mình, rồi tiếp đến hướng cho một người nào ta có cảm tình - có thể đó là một vị tôn đức hay một bạn thân. Sau đó hãy nghĩ đến một người không thân, tức là người ta không thương cũng không ghét. Như tôi đã nói, tìm được một người mà ta không có cảm tình gì không phải là chuyện dễ. Ta nên chọn một người nào mà ta thỉnh thoảng có gặp, như vậy ta có thể tập trung vào người ấy và suy nghĩ của ta cũng được rõ ràng hơn.

Sau khi tìm được một người không thân rồi, ta hãy hướng tâm từ về người ấy. Điều này có thể rất dễ làm vì ta không bị chi phối bởi một thứ tình cảm mạnh mẽ nào hết. Người ấy cũng giống như ta, cũng mong muốn được hạnh phúc, cũng có những lỗi lầm như tất cả chúng ta. Ta không có lý do gì để cảm thấy xa lạ hoặc là ganh ghét với hạnh phúc của người ấy.

Hãy nhìn sâu vào ước mong được hạnh phúc của người ấy, cũng giống hệt như ta, và niệm thầm những câu quán tâm từ cho họ:

“Mong sao thân tâm người ấy được an lạc, nhẹ nhàng; mong sao người ấy được sống an toàn không vướng vào tai nạn; mong sao người ấy không có giận hờn, phiền não, sợ hãi và lo lắng.”

Nếu trong khi ngồi ta cảm thấy đau, hãy nhẹ nhàng thay đổi tư thế. Nếu ta cảm thấy nhàm chán, ta có thể phóng tâm từ cho chính mình, hoặc cho một người rất thân, trước khi trở lại với người không thân ấy.

Sau một thời gian, thường ta sẽ cảm thấy trở nên thân mật và gần gũi với người ấy hơn. Dù sao, đó cũng là một thứ tình cảm tinh tế và không ái dục. Có lần, tôi trở lại Barre sau khi ở đấy có một khóa tu về niệm tâm từ. Tôi gặp lại chị kế toán của chúng tôi, cũng có tham dự trong khóa tu ấy. Trong câu chuyện, chúng tôi có nhắc đến một người mà cả hai chúng tôi đều không quen biết gì nhiều, anh ta làm việc ở một ngân hàng, thì gương mặt chị đột nhiên sáng hẳn lên, như đó là người yêu của mình vậy. Giật mình, tôi hỏi thì chị đáp: “À, anh ta là người không thân mà tôi chọn trong khóa tu niệm tâm từ vừa qua.” Tôi cũng đã kinh nghiệm việc này xảy ra rất nhiều lần, cho chính tôi và cho người khác. Khi ta tập trung năng lượng tình thương cho một người nào, điều đó sẽ mở rộng con tim ta ra với họ. Cho dù ta chưa nói với người ấy một lời nào.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2011(Xem: 6834)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
13/04/2011(Xem: 6923)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
11/04/2011(Xem: 8360)
Được LHQ đồng ý cho tổ chức ở VN là điều vinh dự cho Phật giáo VN, vì chuyện này không phải dễ. Phật giáo VN đã có từ ngàn năm trước, đã qua bao nhiêu chế độ, từ quân chủ đến thực dân, từ công hòa đến cộng sản, sao lại đem cái vô hạn mà lồng vào với giới hạn?
11/04/2011(Xem: 7315)
Propertius cho rằng: “Khi yêu ai cũng mù quáng”; Albert Camus thì nhẹ nhàng hơn: “Tình yêu thường làm cho con người mù quáng”. Nhận xét này đúng với số đông và dường như đi ngược lại với “chánh niệm” - một pháp tu nền tảng của Phật giáo. Bởi chánh niệm luôn đòi hỏi sự tỉnh giác - tỉnh táo và xả ly - không bám giữ.
11/04/2011(Xem: 6547)
Chúng tôi đến thăm Thầy vào một buổi chiều cuối tháng Tư. Trời Cali bắt đầu vào Hạ nhưng vẫn còn cái se lạnh của mùa Xuân chưa hết. Thầy ra cửa đón chúng tôi tại một ngôi chùa ngập bóng cây ở thành phố Pomona. Mới cách đây hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi còn hòa vào dòng xe tấp nập trên các xa lộ mà giờ như lạc vào một khung cảnh yên bình, ít xe cộ và người qua lại. Cảnh chùa chiều thứ Sáu thật yên tĩnh, không một bóng người, chỉ nghe thấy tiếng lá rì rào.
11/04/2011(Xem: 20991)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
10/04/2011(Xem: 19073)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạc và hạnh phúc...
05/04/2011(Xem: 7547)
Chúng tôi xin lược tóm trình bày, qua sự tường thuật của các báo chí Tây phương trong nhiều năm qua, để quý độc giả Phật tử xa gần biết rõ vềcác biến cố “Pháp nạn” xảy ra tại nước Phật giáo Tây Tạng hơn 50 năm trước dưới chế độ cai trị tàn bạo của chính quyền Trung Cộng.
03/04/2011(Xem: 7336)
Tri ân Alan Kartly và con gái – Australia – đã gửi tặng nguyên tác tiếng Anh On Truth. ÔNG KHÔNG. Con người vĩ đại nhất trong tất cả những con người giải thoát đã luôn luôn giảng thuyết bằng sự đơn giản và sự rõ ràng lạ thường. Đây là bản chất của Sự thật, và đó là bản chất của Krishnamurti.’ Larry Dossey, M.D.
02/04/2011(Xem: 7035)
BernardBaudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểuthuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bàithuyết giảng của Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trongmột quyển sách nhỏ, 365 tư tưởng và suy tư hàng ngày(Le petit livre de Sagesse du Dalai-Lama, 365pensées et méditations quotidiennes,Marabout, 2002).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]