Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Tôi là ai?

15/03/201111:02(Xem: 8825)
15. Tôi là ai?

HẠNH PHÚC VÀ CON ĐƯỜNG TU HỌC
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Tôi là ai?

Tôi nghe thầy Viện Trưởng kể, vào những ngày lễ người mình dưới phố kéo lên rất đông, có đến mấy ngàn người. Người dưới phố lên đây, họ yêu cái không gian mênh mông trời núi của Tu Viện, cái vẻ đẹp hùng tráng giữa thiên nhiên. Trên con đường tu học, chúng ta ai cũng cần một cái gì đó cao thượng, vững vàng để mình có thể quay về làm nơi nương tựa. Phật có dạy cho chúng ta ba sự quay về nương tựa - vào nơi Phật, nơi giáo pháp và tăng chúng. Tôi nghĩ một ngôi chùa, một thiền viện hoặc một nhóm tu học đều có thể là một nơi để chúng ta thực tập sự quay về nương tựa của mình.

Có người nghĩ rằng tu là tại tâm, ở lòng mình, Tam bảo cũng ở trong tâm ta mà thôi. Và vì vậy mà họ thấy không cần thiết phải đi chùa hoặc tham dự những khóa tu học. Nhưng tâm ta là gì, nằm ở đâu Thầy nhỉ? Những gì mà chúng ta cho là tâm đó, có thật là chân tâm của mình không? Tôi thấy, tu tập chúng ta vẫn phải cần đến sự tiếp xúc và nương tựa vào những phương tiện ở bên ngoài. Chúng ta cần một tăng thân, cần những lễ nghi, cần hình tướng và cần sự thực tập. Phương tiện và hình tướng tự nó đâu có xấu, chỉ khi nào ta muốn mang vác nó lên lưng và cố bảo vệ nó thì mới trở thành vấn đề! Bao giờ tôi cũng ý thức rằng, tu tập dựa vào hình tướng không có nghĩa là ta chỉ lo tu tập hình tướng mà thôi. Chúng ta có thể nương tựa vào hình tướng, như chiếc bè để qua sông, nhưng chúng không bao giờ là cứu cánh của mình. Vấn đề là ta đừng chấp vào hình thức mà quên đi nội dung, chứ chúng có thể là những phương tiện thiện xảo giúp ta chuyển hóa được những khó khăn của mình.

Trong khóa tu, các thiền sinh thường được hướng dẫn thực tập đi đứng chậm rãi trong chính niệm. Làm gì cũng từ tốn và ý thức được rõ rệt mỗi hành động của mình. Sau vài ngày thực tập, có bạn chia sẻ rằng anh cảm thấy mình đi đứng không tự nhiên, và không còn được nhanh nhẹn như xưa! Có bạn còn nói rằng, anh cảm thấy con người mình là giả tạo và không thật! Tôi nghĩ đó là cảm giác chung của các thiền sinh đi tham dự những khóa tu học lần đầu tiên. Họ thấy khó chịu, gò bó, và cảm thấy rằng “ta không phải là ta nữa”. Nhưng các bạn ấy cần nên nhìn lại xem cái “ta” đó thật sự là ai?

Có lần, tôi có người bạn đi sang thành phố New York, thấy tấm biển quảng cáo thật lớn, trên có hình một chàng thanh niên mặc một chiếc quần jean lem luốc, đứng với vẻ thách thức, cạnh bên là một dòng chữ lớn “Be Who You Are!” Mình sao thì cứ sống như vậy, hãy tỏ ra cho kẻ khác thấy con người thật của mình!

Thầy biết không, tuổi trẻ lớn lên bên xứ này bị ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên nhiều khi cũng có cùng một thái độ ấy. Tôi biết có những em khi bị các bậc phụ huynh khuyên dạy thường trả lời rằng: “Con là như vậy đó! Con không thể thay đổi được.” Mà tôi biết người lớn chúng ta cũng thường có thái độ ấy. Mỗi khi bị người thân phê bình ta thường đáp xẵng lại: “Tôi là như vậy đó. Tôi không thể đổi tánh mình được. Chịu được thì chịu, không được thì thôi!”

Nhưng trên con đường tu học, chúng ta nên nhìn lại xem mình thật sự là ai? Ta có phải là sự nóng tánh thôi không? Ta có phải là sự hấp tấp, vội vàng đó thôi chăng? Thế nào là một cái tôi giả tạo và thế nào là cái tôi chân thật?

Trong một khóa tu, khi ta tập sống trong chính niệm, đi đứng chậm rãi và có ý thức về những việc mình đang làm, tại sao những cái đó lại không phải là ta? Làm sao ta biết những gì là ta và những gì không phải là ta? Ta có phải chỉ là một người trực tính thôi chăng? Hay ta là một người rộng lượng? Và nếu như ta không còn những tánh đó nữa, ta có vẫn còn là ta không? Hay ta là một người khác? Thật ra thì Phật dạy trong ta có đầy đủ hết tất cả: từ bi, sân hận, tha thứ, ganh tỵ, rộng lượng, si mê, tuệ giác... Ta là tất cả những cái đó chứ không riêng biệt một cái nào hết. Chúng là những hạt giống có mặt trong khu vườn tâm thức của mình. Và ta là người làm vườn chăm sóc cho khu vườn ấy.

Vấn đề là ta cần biết săn sóc và tưới tẩm những hạt giống nào trong ta. Có những hạt giống mang lại cho ta hạnh phúc và cũng có những hạt giống mang lại khổ đau, mà chúng biểu hiện ra bằng những tập quán và thói quen của mình. Mỗi hạt giống chỉ là một phần rất nhỏ chứ chúng vẫn không phải thật sự là ta.

Sự tu học giúp ta thôi tưới tẩm những hạt giống xấu, bất thiện và nuôi dưỡng những hạt giống tốt, an lạc và hạnh phúc. Mình không phải là một mà là nhiều. Sự sống của ta rất là thênh thang. Vì ta không phải là một cái gì duy nhất và cố định cho nên ta lúc nào cũng có thể thay đổi được, chuyển hóa được. Chúng ta to tát hơn những vấn đề của mình, và chúng ta cũng rộng lớn hơn tất cả những khổ đau ấy.

Có những hạt giống do chúng ta huân tập từ sự tiếp xúc với người chung quanh, va chạm với xã hội. Và cũng có những hạt giống được trao truyền từ ông bà, tổ tiên của mình. Ý thức được điều ấy ta sẽ thấy được sự quan trọng của vấn đề tu học. Ta có quyền từ chối không để mình làm phương tiện tiếp nối cho những hạt giống anh hùng cá nhân, hận thù, chia rẽ... của thế hệ trước. Với sự tu học, những hạt giống ấy sẽ chấm dứt ngay trong thế hệ chúng ta, và con cháu chúng ta sẽ được nhận lãnh những hạt giống tốt lành hơn. Và chúng ta cũng có bổn phận phải trao truyền những hạt giống từ bi và tuệ giác của ông cha mình đến cho thế hệ mai sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2011(Xem: 7165)
Đậu hủ chiên vàng sơ, cắt miếng vừa ăn. Đậu bắp xắt xéo, mỏng. Khoai xắt miếng nhỏ cạnh chừng 2,5cm.
13/04/2011(Xem: 6602)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
13/04/2011(Xem: 6689)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
11/04/2011(Xem: 8121)
Được LHQ đồng ý cho tổ chức ở VN là điều vinh dự cho Phật giáo VN, vì chuyện này không phải dễ. Phật giáo VN đã có từ ngàn năm trước, đã qua bao nhiêu chế độ, từ quân chủ đến thực dân, từ công hòa đến cộng sản, sao lại đem cái vô hạn mà lồng vào với giới hạn?
11/04/2011(Xem: 7071)
Propertius cho rằng: “Khi yêu ai cũng mù quáng”; Albert Camus thì nhẹ nhàng hơn: “Tình yêu thường làm cho con người mù quáng”. Nhận xét này đúng với số đông và dường như đi ngược lại với “chánh niệm” - một pháp tu nền tảng của Phật giáo. Bởi chánh niệm luôn đòi hỏi sự tỉnh giác - tỉnh táo và xả ly - không bám giữ.
11/04/2011(Xem: 6307)
Chúng tôi đến thăm Thầy vào một buổi chiều cuối tháng Tư. Trời Cali bắt đầu vào Hạ nhưng vẫn còn cái se lạnh của mùa Xuân chưa hết. Thầy ra cửa đón chúng tôi tại một ngôi chùa ngập bóng cây ở thành phố Pomona. Mới cách đây hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi còn hòa vào dòng xe tấp nập trên các xa lộ mà giờ như lạc vào một khung cảnh yên bình, ít xe cộ và người qua lại. Cảnh chùa chiều thứ Sáu thật yên tĩnh, không một bóng người, chỉ nghe thấy tiếng lá rì rào.
11/04/2011(Xem: 20581)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
10/04/2011(Xem: 18664)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạc và hạnh phúc...
05/04/2011(Xem: 7326)
Chúng tôi xin lược tóm trình bày, qua sự tường thuật của các báo chí Tây phương trong nhiều năm qua, để quý độc giả Phật tử xa gần biết rõ vềcác biến cố “Pháp nạn” xảy ra tại nước Phật giáo Tây Tạng hơn 50 năm trước dưới chế độ cai trị tàn bạo của chính quyền Trung Cộng.
03/04/2011(Xem: 7065)
Tri ân Alan Kartly và con gái – Australia – đã gửi tặng nguyên tác tiếng Anh On Truth. ÔNG KHÔNG. Con người vĩ đại nhất trong tất cả những con người giải thoát đã luôn luôn giảng thuyết bằng sự đơn giản và sự rõ ràng lạ thường. Đây là bản chất của Sự thật, và đó là bản chất của Krishnamurti.’ Larry Dossey, M.D.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]