Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Vấn đề giải thoát và hạnh phúc

15/03/201111:02(Xem: 9273)
14. Vấn đề giải thoát và hạnh phúc

HẠNH PHÚC VÀ CON ĐƯỜNG TU HỌC
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Vấn đề giải thoát và hạnh phúc

Tôi nhớ những ngày tu học trên Tu Viện, buổi sáng có tiếng chim hót, có ánh nắng ấm mặt trời chiếu tan sương mù bên ngoài cửa sổ. Sau những ngày thực tập chính niệm, không gian chung quanh mình dường như trở nên nhiệm mầu hơn! Vào những ngày cuối, chúng tôi được hướng dẫn để mang sự thực tập của mình trở về với đời sống hằng ngày. Ngày xưa tôi thường cho rằng, ngồi thiền từ sáng đến tối là chuyện khó làm, nhưng bây giờ tôi hiểu rằng ngồi đều đặn mỗi ngày mới là một thử thách lớn hơn. Nhất là khi chung quanh ta có bao nhiêu chuyện đòi hỏi đến sự chú ý của mình. Ngày đầu bước chân vào khóa tu, tôi ý thức được ngày mình sẽ bước chân trở về với cuộc sống bận rộn chung quanh. Sự tu học của ta, vấn đề giải thoát và hạnh phúc, không thể nào là một việc làm tách biệt với sự sống của mình.

Con đường tu học là một con đường chuyển hóa. Một con đường làm cho cuộc đời mình được tốt đẹp hơn, và giúp chúng ta bớt khổ đau hơn. Theo tôi nghĩ, vấn đề hạnh phúc và khổ đau không phải là những gì vĩ đại và lớn lao như ta tưởng. Một đêm khuya sau giờ ngồi thiền, tắt ngọn nến trên chiếc bàn con, tôi thấy ánh trăng chiếu qua khung cửa sổ sáng căn phòng nhỏ. Hai đứa con tôi ngủ say. Quận đang nằm với hơi thở nhẹ, thật bình yên. Tiếng máy sưởi chạy đều. Căn phòng ấm. Tôi thấy mình thật hạnh phúc. Chúng ta còn có một đòi hỏi nào lớn hơn không? Đâu có một hạnh phúc nào là quá nhỏ hay một khổ đau nào là quá lớn, phải không Thầy?

Con đường tu học là một con đường chuyển hóa và giải thoát. Thế nhưng ta chuyển hóa những gì và giải thoát những gì? Chúng là những phiền muộn, lo âu, thao thức của chính ta. Giải thoát có nghĩa là cởi trói, là tháo gỡ những sợi dây trói buộc ta vào một hoàn cảnh khổ đau, nghịch ý nào đó. Chúng là những lo lắng, phiền giận, ganh tỵ... của chính ta.

Thật ra thì giải thoát chỉ có nghĩa là giải thoát ra khỏi những ham muốn, hờn giận, hiểu lầm của chính mình - của chính mình chứ không phải của bất cứ một người nào khác. Ta phải tập tháo gỡ những khổ đau trước mắt, trong đời sống và trong gia đình mình trước hết. Đối với tôi thì giải thoát không bao giờ là một chuyện xa vời, lớn lao nào đó mà mình chỉ biết khoanh tay chờ đợi.

Chúng ta có thể nghĩ, giải thoát có nghĩa là ta được sinh lên một cảnh giới khác cao đẹp hơn, như là Tịnh độ hay là Niết-bàn chẳng hạn. Thật ra muốn có một giải thoát lớn ta cần phải có những giải thoát nhỏ. Tôi nhớ hình ảnh của một cây tùng to lớn vững vàng đứng ở giữa rừng, nó có thể đứng bất động trước những cơn mưa to, dông tố. Nhưng vào một buổi sáng đẹp trời nó chợt ngã đổ. Người ta đến gần xem thì khám phá ra rằng thân nó đã bị mục nát từ lâu vì những con mối nhỏ. Cây tùng ấy sụp đổ không phải vì những sức mạnh bão tố, phong ba bên ngoài, mà là vì những con mối nhỏ gậm nhấm từ bên trong! Những “con mối” ấy chính là những nỗi lo lắng, muộn phiền nho nhỏ trong đời sống hằng ngày của ta.

Nhiều khi chúng ta lo bận rộn đi tìm một giải thoát lớn mà quên đi sự có mặt của những sợi dây đang trói buộc ta trong đời sống mỗi ngày. Cuộc đời đâu phải chỉ có sinh, lão, bệnh, tử mới là khổ. Cuộc đời còn có biết bao nhiêu là những cái khổ đau nhỏ nhặt khác, nhưng phiền toái hơn, dày vò chúng ta thường xuyên hơn. Đó là những cái khổ ta cần phải nhận thức để thấy được nguyên nhân của chúng và để chuyển hóa chúng.

Như đã nói, giải thoát lớn phải được làm bằng những giải thoát nhỏ. Sự tu học và thực tập của chúng ta là làm sao có được những bước chân cho khoan thai và an ổn trên con đường ta đang đi. Tôi nghĩ, giải thoát có nghĩa là ngày hôm nay tôi được cảm thấy hạnh phúc hơn ngày hôm qua. Giải thoát phải là những gì thật cụ thể, là chuyển hóa được những khó khăn đang có mặt với tôi trong giờ phút này.

Bốn sự thật mầu nhiệm, hay Tứ diệu đế, là một phương pháp sống, một phương pháp chuyển hóa khổ đau rất mầu nhiệm và sâu sắc. Bốn sự thật ấy không phải chỉ để giúp chúng ta thoát được sinh tử luân hồi, mà chúng còn giúp ta giải thoát được bất cứ một khổ đau nào đang có mặt.

Sự thật mầu nhiệm thứ nhất dạy ta rằng, bất cứ khổ đau nào cũng có nguyên nhân của nó. Cho dù đó là nỗi phiền giận của ta, hay tình trạng bất an của xã hội, là sự nghèo khó, chậm tiến của một quốc gia, hay vấn đề sinh tử... tất cả đều phải có nguyên nhân.

Sự thật thứ hai dạy chúng ta nên nhìn cho sâu với một tâm không thành kiến để nhận thức được đúng mọi nguyên nhân, gốc rễ của những khổ đau. Và khi hiểu rõ được nguyên nhân của chúng rồi, ta cũng sẽ thấy được phương cách để chuyển hóa chúng.

Sự thật thứ ba dạy ta rằng mọi khổ đau đều có thể chấm dứt bằng cách loại trừ đi nguyên nhân của chúng. Cũng như bếp lửa không thể tiếp tục cháy nếu chúng ta lấy hết củi ra khỏi đó.

Và cuối cùng, sự thật thứ tư là con đường thực hiện. Tôi nghĩ điều quan trọng là làm sao để ta có thể nhìn thấy được nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề, của những khó khăn của mình, với một tâm không thành kiến. Việc ấy đòi hỏi nơi ta một sự tu học.

Trên con đường tu học, chúng ta thường nhắc nhiều đến chuyện an lạc và hạnh phúc. Người ta thường nghĩ, sự giải thoát trong đạo Phật phải cao hơn thế, phải vượt lên trên mọi ý niệm, phải thoát ra ngoài cả khổ đau và hạnh phúc. Khi còn nằm trong hạnh phúc thì ta vẫn còn bị vướng mắc vào sự đối đãi.

Có lẽ sự thật tuyệt đối là vậy! Nhưng tôi nhớ lời Phật dạy, “Ta chỉ dạy có một điều và mỗi một điều mà thôi, đó là khổ và con đường diệt khổ.” Mà khi khổ đau diệt mất thì ta còn lại gì? Theo tôi nghĩ, trong thế giới tương đối này, hễ bóng tối vắng mặt thì ánh sáng phải có mặt. Và khi khổ đau không còn nữa thì hạnh phúc chắc chắn sẽ hiển lộ. Khổ đau vắng bóng bao nhiêu thì hạnh phúc sẽ hiển hiện bấy nhiêu. Tôi nghe nói thường, lạc, ngã và tịnh là những yếu tố của Niết-bàn. An lạc, một niềm vui an ổn, cũng là một yếu tố của Niết-bàn, là tự tính của chính ta, phải không Thầy? Khi nào còn đi trên mặt đất, còn thở giữa chân không, tôi vẫn thấy an lạc là một yếu tố rất cần thiết cho cuộc đời này.

Mà an lạc không phải là một ý niệm để cho ta nắm bắt, và nó cũng không thể là một ý thức suông. Điều ấy có nghĩa là nếu chúng ta muốn có được hạnh phúc trong gia đình, trong đời sống của mình, thì ta phải chịu khó thay đổi, phải làm một cái gì đó! “Làm một cái gì” nhiều khi chỉ là thay đổi thói quen và tập quán của mình, nếu đó là những gì đã gây khổ đau cho ta và người chung quanh. Suy nghĩ hay nói suông về hạnh phúc sẽ không bao giờ mang lại cho ta hạnh phúc. Allen Watt viết: “Nobody can get wet from the word ‘water’.” Đâu ai có thể bị ướt vì chữ “nước” bao giờ đâu!

Chúng ta thường đặt câu hỏi: Làm thế nào để cho sự tu tập của mình được sâu sắc hơn, hiệu quả hơn? Nhưng tôi thấy câu hỏi đó tự nó chưa được chính xác lắm. Tôi nghĩ ta nên hỏi là làm thế nào để sự tu tập của ta được chân thật hơn, hết lòng hơn. Vấn đề tự thành thực với chính mình là một vấn đề rất quan trọng. Tôi tin là nếu ta không thật sự thành thật với mình thì ta không thể nào tu tập được. Thấy được cái hay, cái dở của mình là ta đã bước một bước rất xa trên con đường tu học của mình rồi! Chữ tu (修) có nghĩa là sửa đổi. Và muốn sửa đổi, ta phải rất thành thực với chính mình!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/09/2020(Xem: 6944)
Vào một ngày sinh nhật của tuổi thu đông nào đó trong không gian vắng lặng của những tuần lễ phong tỏa , cô đơn không một bóng thân nhân nghe hạnh phúc đùi hiu và tự bao giờ lệ đã thấm môi ... Thì bạn ơi xin mời bạn hãy nghe một bài hát của Trịnh công Sơn “ Ru Ta Ngậm Ngùi “ hoặc có thể ngâm một bài thơ vừa nghĩ được hầu tự tặng cho mình như an ủi cho những ngày được hạnh phúc làm người ...
15/09/2020(Xem: 6416)
"Phi thời": không hợp thời. Trong thực tế, có trường hợp người thiện gặp ác báo, và ngược lại người ác lại gặp thiện báo - điều nầy làm cho một số người sanh ra nghi ngờ sự công bình của luật nhơn quả. Thật ra, họ phải hiểu rằng luật nhơn quả hoạt động xuyên qua nhiều kiếp người, nên đôi khi thấy có vẻ nghịch lý. Đó là vì việc thiện đời nầy có khi không đủ để bù trừ việc ác trong quá khứ, nên quả ác vẫn tới, nhưng nhẹ hơn - ngược lại việc ác đời nầy không đủ để triệt tiêu việc lành trong quá khứ nên quả thiện vẫn hiện ra, tuy bị suy giảm.
15/09/2020(Xem: 5847)
Ngôi chùa tọa lạc lưng chừng ngọn núi, sau rừng sồi, cũng tương tự như bao ngôi chùa nhỏ, xa nơi đô thị. Nhưng nơi đây, những ngày Lễ Vía Chư Phật, Chư Bồ Tát, người dân ở những thôn xóm quanh dưới núi đều rủ nhau sắm sửa hương hoa, lễ vật, lên chùa cúng dường, trước là lễ Phật, sau là vấn an Sư Trụ Trì đã ngoài 80 tuổi.
14/09/2020(Xem: 10191)
Bạch Thầy! Đi chùa tìm chút bình an Ai dè chùa cũng rộn ràng không ngơi.. Lên chùa tìm chút thảnh thơi Dè đâu chùa cũng như đời ngoài kia..
13/09/2020(Xem: 4903)
Khi Trung Cộng tiếp tục duy trì một thế trận hung hăng tại tại Ladakh là một khu vực ở bang Jammu, Ấn Độ cũng đã mở ra các mặt trận phi quân sự để đáp trả tấn công. Ngài Shri R. K. Mathur, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Thống đốc cấp cao của Ladakh đã được lãnh đạo Chính phủ Ấn Độ giao nhiệm vụ thực hiện chiến lược này. Ngài Shri R. K. Mathur đang được hỗ trợ bởi ông Umang Narula cố vấn Thống đốc Trung ương Lãnh thổ Liên minh Ladakh, thuộc cơ quan Hành chính Ấn Độ (IAS), ông Saugat Biswas, Ủy viên sư đoàn Quân đội Lãnh thổ Ladakh và các vị quan chức cấp cao khác. Bộ Nội các Liên bang Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến, bao gồm cả việc giải ngân quỹ.
13/09/2020(Xem: 4943)
Làm ơn giúp đỡ phổ biến bài thơ này. Để nhiều người hiểu thêm về sự tàn ác của chế độ cộng sản và tình trạng của nước Việt hiện giờ. Cảm ơn nhiều. Please help to distribute this poem widely. So more people can gain a deeper understanding of the evils of a communist regime and the current conditions in Vietnam. Thanks a lot.
12/09/2020(Xem: 5743)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Xứ Ấn bắt đầu phong tỏa đất nước từ giữa tháng 3 và cho đến ngày 15 tháng 8 vừa qua thì lệnh phong tỏa mới chấm dứt. Với thời gian 5 tháng trời ròng rã đóng cửa đất nước, nạn đói khổ, túng thiếu đã xảy ra khá trầm trọng nhất là đối với đa số dân nghèo ở xứ này, tuy nhiên nhìn ở mặt tích cực thì cũng nhờ phong bế mà đã hạn chế được rắt nhiều tình trạng lây nhiễm Dịch Covid. Nay xứ Ấn đã mở cửa lại, nạn lây nhiễm dịch tại Ấn Độ đã tăng vọt lên đến mức đứng thứ nhì trên thế giới.. Cái đói và sự chết vẫn còn trùng trùng bủa vây trên từng phận người nghèo khổ ở đất nước này vì.. cộng nghiệp còn chưa tha...
11/09/2020(Xem: 7210)
Lời Bạch: Hiện nay số lượng sách nói về cuộc đời Đức Phật nhiều như một đám rừng. Cuốn sách nhỏ bé này chỉ có mục đích khiêm tốn là giới thiệu một cách vắn tắt cuộc đời Đức Phật cho các bạn trẻ qua hình thức Hỏi-Đáp. Nó không thể thay thế các cuốn sách nói một cách đầy đủ về cuộc đời của Đức Phật. Qua hình thức Hỏi-Đáp có thể các bạn trẻ dễ nhớ. Trong các buổi sinh hoạt như của Gia Đình Phật Tử hay Câu Lạc Bộ Thanh-Thiếu-Niên Phật Tử, chúng ta có thể gợi ý các em qua các câu hỏi và qua sách, chúng ta đã có sẵn câu trả lời…không cần phải suy nghĩ. Sách này được hình thành qua sự sưu tầm, cộng thêm với sự đóng góp riêng, rồi biên soạn theo thứ tự. Rất mong được sự chỉ giáo, góp ý của các bậc thức giả.
11/09/2020(Xem: 7284)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát '' ..Đầu cành dương liễu vương Cam Lộ - Một giọt mười phương rưới cũng đầy Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết -Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây. '' Kính thưa chư Tôn Đức và quí vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: ''Sáng cho người thêm niềm vui- Chiều giúp người vơi bớt khổ'', hôm nay (10.Sept-2020) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Gaya, Khổ Hạnh Lâm (MahaKala Cave) và Nalanda tiểu bang Bihar India.
09/09/2020(Xem: 5709)
Corona đã giam lỏng tôi từ ngày này qua ngày khác, thần kinh của tôi vẫn còn bình thường là may mắn lắm rồi! Hết đi vào rồi lại đi ra, chưa bao giờ thấy thời gian trôi qua nặng nề như vậy. Cả ngày phải kiếm việc để làm, hết lau cửa lớn đến chùi cửa sổ, chùi đến nỗi không còn cửa để mà chùi nữa. Lòng buồn hoang mang, mong chờ tình hình sáng sủa hơn nhưng vẫn không thấy một tia sáng cuối đường hầm; ngày 28.03.2020 số người chết ở Đức mới 399 người mà nay trong vòng tháng rưởi đã lên hơn 7000 người rồi!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]