Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Sống trong hiện tại

15/03/201111:02(Xem: 8732)
11. Sống trong hiện tại

HẠNH PHÚC VÀ CON ĐƯỜNG TU HỌC
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Sống trong hiện tại

Muốn tiếp xúc được với sự sống, điều trước tiên là ta phải có mặt. Và có mặt với sự sống đòi hỏi nơi chúng ta một sự thực tập. Trong một khóa tu ta chỉ thực tập bấy nhiêu đó thôi, thực sự có mặt với những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta. Nhưng chúng ta có mặt không phải để chờ đợi một cái gì khác xảy ra, mà là để sống, thật sự sống. Nếu chúng ta để ý thì sẽ thấy rằng, đa số cuộc sống của chúng ta là một chuỗi dài chờ đợi. Chúng ta không có khả năng dừng lại để có mặt trong giờ phút hiện tại, mà chúng ta dừng lại để chờ đợi một việc gì đó. Ngày thường chúng ta chờ cho đến cuối tuần, khi cuối tuần ta lại chờ ngày đi làm! Khi đi thì ta mong lúc đến, khi đến ta chờ lúc về. Ta chờ nghỉ hè, chờ sinh nhật, chờ đi xa... Bao giờ cũng là chờ đợi một sự kiện gì đó sẽ xảy ra. Và trong khi nó xảy ra thì ta lại chờ đợi một cái khác hơn. Sự sống của ta chỉ có mặt trong tương lai. Như trong khóa tu, nếu thiếu thực tập ta cũng có thể sẽ quên đi những gì đang có mặt trong giờ phút này, và chỉ chờ đợi một cái gì sắp tới mà thôi. Có thể ta chờ đi ăn sáng, chờ nghe pháp thoại, chờ đi thiền hành, chờ đến giờ pháp đàm...

Tôi nghĩ, chúng ta không coi giờ phút hiện tại này là quan trọng có lẽ vì ta không thấy được sự nhiệm mầu của nó. Ta quên rằng sự sống của ta bao giờ cũng chỉ có thể có mặt bây giờ và ở đây mà thôi. Sự sống vẫn tiếp tục trong khi ta đang bận rộn chờ đợi một cái gì khác. Và nếu ta không ý thức được rằng, cuộc sống cũng là khoảng thời gian giữa những đợi chờ ấy, ta sẽ vô tình đánh mất đi một phần rất lớn của đời mình.

Thiền sư Đạo Nguyên lúc còn đang đi tầm đạo ở Trung Hoa, một hôm ghé qua một ngôi chùa. Lúc ấy vào giữa mùa hè, trời nóng như trong một lò lửa. Ông gặp một vị sư già đang lom khom làm việc ngoài sân, phơi nấm dưới ánh nắng như thiêu đốt. Thấy vậy, Đạo Nguyên đến gần hỏi: “Tại sao thầy lại làm việc chi cho cực khổ vậy? Thầy đã lớn tuổi rồi, chắc cũng là một bậc tôn túc trong chùa, sao thầy không nhờ các chú sa di trẻ làm giúp thầy. Thầy đâu cần phải làm việc đâu? Vả lại, trời hôm nay nóng như thế này, sao thầy không dời lại một ngày khác?”

Vị sư già nhìn ông đáp: “Này chú thanh niên kia, chú có vẻ thông minh và thông hiểu Phật pháp, nhưng chú đã không lãnh hội được yếu chỉ của Thiền. Nếu ta không làm công việc này, nếu ta không ở đây và có mặt trong giờ phút này, thì lấy ai để mà hiểu? Ta đâu phải là chú, ta cũng không phải là một người khác. Mà người khác cũng đâu thể là ta. Cho nên đâu có ai khác hơn ta để có thể kinh nghiệm được việc này. Nếu ta không làm, nếu ta không kinh nghiệm được công việc này trong giây phút hiện tại, thì làm sao ta có thể hiểu được! Nếu ta nhờ một ai khác giúp ta, và ta chỉ đứng một chỗ mà nhìn, thì ta sẽ không bao giờ biết được công việc phơi nấm nó ra làm sao! Nếu ta chỉ đứng mà ra lệnh: ‘Làm như thế này, làm như thế kia... để nấm ở chỗ này, để nấm ở chỗ kia...’ thì ta sẽ không bao giờ có kinh nghiệm được. Ta sẽ không thể nào hiểu được công việc đang có mặt trong bây giờ và ở đây.”

Đạo Nguyên lại hỏi thêm: “Thế nhưng tại sao thầy lại chọn phơi nấm ngày hôm nay? Sao thầy không lựa một ngày khác ít nóng hơn?”

Vị sư trả lời: “Bây giờ và ở đây vô cùng quan trọng. Những cây nấm này không thể phơi vào một ngày nào khác hơn được. Nếu ta bỏ lỡ dịp này, ta có thể mất đi một cơ hội quý báu. Ngày mai có thể trời mưa, trời có thể nhiều mây, hoặc không đủ nắng. Ta cần một ngày thật nóng để phơi nấm, và hôm nay là một ngày rất lý tưởng. Thôi chú hãy đi chỗ khác chơi, ta còn phải làm việc!”

Thiền sư Đạo Nguyên (1200-1253) sau này trở thành một vị Tổ sư của tông phái Thiền Tào Động tại Nhật Bản. Và câu chuyện ấy đã trở thành một công án quan trọng trong nhà Thiền. Bây giờ và ở đây, tôi không phải là người khác, và người khác cũng không phải là tôi. Nếu tôi không thực hành, tôi sẽ không kinh nghiệm. Và những nguyên tắc này đã trở thành nền tảng thực tập của dòng thiền Tào Động ở Nhật Bản.

Vấn đề sống trong hiện tại không phải là chuyện lý thuyết suông, mà nó đòi hỏi nhiều công phu thực tập. Dầu muốn hay không, sự sống của ta cũng không thể có mặt ở một nơi nào khác hơn được. Nếu ta cảm thấy mình có hạnh phúc, thì hạnh phúc ấy chỉ có thể có mặt trong bây giờ và ở đây. Và giả sử như ta đang có một khó khăn, muộn phiền nào, thì ta cũng chỉ có thể thay đổi và chuyển hóa khổ đau ấy trong giờ phút này mà thôi. Giây phút hiện tại này của ta có thể đang có những khó khăn và đau đớn, nhưng điều ấy không có nghĩa là giờ phút này không nhiệm mầu! Nếu nơi ta đứng đây mà ngày không vui và trời không xanh thì nơi nào ta về mà ngày lại vui và trời lại xanh được, phải không Thầy?

Vấn đề sống trong hiện tại cũng được các bác và các anh chị trong khóa tu chia sẻ rất nhiều. Tôi nhớ có một cô kể rằng, sau một khóa tu, cô về chia sẻ với cô con gái mười chín tuổi của mình về giá trị và sự nhiệm mầu của giờ phút hiện tại. Nghe xong, em nói với cô: “Nếu giờ phút hiện tại này là nhiệm mầu thì con chỉ cần sống trong giờ phút hiện tại này là đủ rồi, con đâu cần phải học hành lo cho tương lai làm gì cho mệt. Con chỉ sống giờ phút này thật vui thú là được rồi, có phải vậy không?”

Tôi không trách em, vì chúng ta cũng thường dễ hiểu lầm việc này lắm! Những lúc có dịp chia sẻ, tôi thường phân biệt giữa hai việc: sống trong hiện tại và sống cho hiện tại. Hai thái độ đó khác nhau nhiều lắm. Người sống trong hiện tại ý thức được rằng: Giờ phút hiện tại này có đầy đủ hết tất cả: quá khứ và tương lai.

Giây phút hiện tại được làm thành bởi quá khứ, và tương lai của ta đang được làm bằng giây phút hiện tại này. Có nghĩa là những lời nói, hành động của ta trong giờ phút này sẽ không bao giờ mất đi hết. Chúng sẽ là những hạt giống cho cây trái tương lai. Nếu ta muốn ngày mai là quả hạnh phúc, bây giờ ta hãy gieo trồng những hạt giống hạnh phúc, bằng cách sống hạnh phúc.

Tương lai ta đang có mặt trong giây phút này. Và vì giờ phút này cũng được làm bằng quá khứ cho nên ta có thể chuyển hóa những buồn phiền đã qua bằng cách sống cho thật trọn vẹn, thật an vui trong giờ phút này. Vì giờ phút hiện tại này có đầy đủ hết nên ta không thể nào sống thiếu ý thức được. Quá khứ và tương lai đang có mặt ngay trong giờ phút này, ta phải sống sao cho sáng suốt.

Và người sống cho hiện tại là người có ảo tưởng rằng bây giờ và ở đây là một thực thể độc lập, cá biệt, không liên quan gì đến ai hết. Họ tưởng mình có thể cắt rời giây phút này ra với mọi giây phút khác của sự sống. Và vì vậy mà họ cho phép mình cứ việc sống riêng cho giây phút này thôi, bất cần tất cả! Nhưng nếu ta hoang phí, sống ích kỷ cho giờ phút hiện tại này, thì ngày mai của ta cũng sẽ là sự hoang phí, ích kỷ và khổ đau mà thôi! Giây phút hiện tại nhiệm mầu. Và cũng vì nó nhiệm mầu nên ta phải trân quý và đừng bao giờ lãng phí nó. Sống trong hiện tại không có nghĩa là ta chối bỏ quá khứ và tương lai, nhưng thật ra là ta chỉ có giây phút hiện tại này để sống, để chuyển hóa mà thôi.

Và cũng có nhiều bạn trẻ hiểu lầm rằng, sống trong hiện tại có nghĩa là chúng ta không được phép nghĩ về quá khứ hoặc nghĩ đến tương lai của mình. Thật ra là ta có quyền nghĩ về quá khứ và nghĩ đến tương lai, nhưng đừng để cho mình bị quyến luyến và ràng buộc vào chúng. Trong kinh Người biết sống một mình, Phật có giảng về việc này:

“Này quý thầy, sao gọi là tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: ‘Trong quá khứ ta là thế này, ta cảm thọ thế này, ta nghĩ tưởng thế này... ’ Nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc quyến luyến những gì thuộc về quá khứ ấy, thì khi ấy người đó đang tìm về quá khứ.

“Này quý thầy, sao gọi là không tìm về quá khứ? Khi một người nghĩ rằng: trong quá khứ ta là thế này, ta cảm thọ thế này, ta nghĩ tưởng thế này...’ Nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc quyến luyến những gì thuộc về quá khứ ấy, thì khi ấy người đó không tìm về quá khứ.

“Này quý thầy, sao gọi là tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: ‘Trong tương lai ta sẽ là thế này, cảm thọ ta sẽ được như thế này, ta sẽ nghĩ tưởng như thế này...’ Nghĩ như thế và khởi tâm ràng buộc và mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì khi ấy người đó đang tưởng tới tương lai.

“Này quý thầy, sao gọi là không tưởng tới tương lai? Khi một người nghĩ rằng: ‘Trong tương lai ta sẽ là như thế này, cảm thọ ta sẽ được như thế này, ta sẽ nghĩ tưởng như thế này...’ Nghĩ như thế mà không khởi tâm ràng buộc và mơ tưởng về những gì thuộc về tương lai ấy, thì khi ấy người đó không tưởng tới tương lai.”

Nếu bây giờ ta có thể ngồi thật yên, uống một tách trà nóng trong chính niệm, thì tôi nghĩ mình cũng có thể vững chãi ngồi trong giờ phút này mà sắp đặt chuyện tương lai. Vấn đề tương lai của ta có thể trừu tượng hơn tách trà trước mặt, nhưng nếu không có sự thực tập, tách trà vẫn có thể dẫn mình đi phiêu lưu xa chốn này ngàn dặm. Nghĩ đến tương lai không có nghĩa là ta phải bước ra khỏi hiện tại. Tất cả chỉ là một sự thực tập mà thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2018(Xem: 4689)
Vách tường được kết hợp từ hồ vữa, gạch, sơn... có vô tri vô giác, vô hồn vô cảm hay không thì không dám khẳng định, phán bừa nói ẩu. Chỉ dám nói chắc nịch một điều là nó cũng có... Duyên.
12/07/2018(Xem: 7437)
Điềm đạm chính là đức hạnh của người có tấm lòng thiện lương và cũng là chìa khóa của chân hạnh phúc. Người điềm đạm là người làm chủ được mọi cảm xúc, tâm lý tiêu cực cũng như tích cực.
11/07/2018(Xem: 6583)
Thầy, một vị tăng không chỉ tài mà là đa tài, đã không ngại đường xa trên mười cây số, từ bi hoan hỷ hạ cố đến nhà của Phật tử để thiết trí gian phòng thờ, bắt hào quang sau tượng đức Phật Thích Ca "niêm hoa vi tiếu", và bắt thêm cả dàn đèn led sắc màu lung linh huyền diệu thật tỉ mỉ công phu.
10/07/2018(Xem: 5973)
Đản sinh, là nói chuyện Đức Phật đản sinh. Đặc khu, là nói chuyện thị trấn Lumbini, nơi Đức Phật ra đời, và cũng là nơi một giáo sư Bắc Kinh bỗng nhiên “khám phá” rằng Lumbini thời xa xưa là một đặc khu của triều đình Thục Vương của Trung Hoa cổ thời. Nghĩa là, lịch sử Phật giáo sẽ bị một vài giáo sư TQ viết lại... Lo ngại là gần đây, báo Global Times của nhà nước TQ đã nói về một “nghiên cứu mới” rằng chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mang dòng máu người Hán, chớ không phải người Ấn Độ. Trong khi đó, cũng có thêm một nỗi lo khác cho Phật tử thế giới, là sức khỏe của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
09/07/2018(Xem: 6228)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
06/07/2018(Xem: 8379)
MC Lâm Ánh Ngọc về Phật Quang "Tung cánh yêu thương" PV: Trần Nga (PD Tâm Trụ) Hàng năm, khóa sinh tại khóa hè Thiền tôn Phật Quang thường được gặp gỡ những khách mời là nghệ sĩ nổi tiếng có đời sống lành mạnh, nhiều cống hiến cho xã hội. Năm nay, các em vừa có buổi giao lưu vui tươi cùng MC Lâm Ánh Ngọc, ca sĩ Đào Ngọc Sang, ca sĩ Thanh Long với chủ đề “Tung cánh yêu thương”. MC Lâm Ánh Ngọc chia sẻ, mong muốn của mình là giúp trẻ sống có trách nhiệm, từ bỏ thói quen xấu, dần hoàn thiện mình, trước là đền đáp công ơn cha mẹ, sau là góp sức dựng xây cuộc đời. Bản thân cô trước đây đã từng chông chênh trắc trở, nhưng rồi có duyên lành tham dự những khóa tu thế này, cô như chợt gặp được lẽ sống cho cuộc đời mình một hướng đi cao thượng hơn. Vì thế, cô mong muốn chia sẻ với các bạn trẻ để các em vững vàng niềm tin mà sống thiện, dù đời nhiều cay đắng, thử thách thế nào cũng phải kiên định không thay đổi. Như thế, rồi các em sẽ cảm nhận được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn.
05/07/2018(Xem: 10274)
Đối diện & quan sát cơn nóng giận Này bạn! Khi bạn tức giận, hãy nhìn thẳng cái tâm đó. Cái tâm đó như một đứa trẻ con, đừng đánh nó! “Kể cho tôi xem tại sao bạn tức giận thế?”.
04/07/2018(Xem: 11634)
Đừng hiểu lầm câu: ''Phật Tại Tâm'' Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý. Thật sự thì đây chỉ là lí do cho sự lười tu chứ chả phải Phật tại tâm nào ở đây cả ! - Câu "Phật tại tâm" không sai, bản thân câu này đã nói lên toàn bộ giáo lý kinh điển của nhà Phật. Tâm chúng ta vốn dĩ đã có Phật rồi hay còn gọi là Phật tánh. Đức Bổn Sư Thích Ca từng nói "ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành" để chỉ cho việc mỗi người trong chúng ta đã là một vị Phật, chỉ cần tinh tấn tu hành rồi sẽ có ngày đạt đượ c Phật quả. Chính vì vậy nên thay vì đi tìm cầu một ông Phật bên ngoài thì hãy quay trở lại cái tâm của mình.
20/06/2018(Xem: 7287)
Chân lý không phải là điều cao xa mà nằm ngay trong đời thường, trong những điều giản đơn. Và chân lý giải thoát cũng vậy, cũng nằm ngay những hành động việc làm đời thường giản dị.
19/06/2018(Xem: 6303)
WESTMINSTER, Calif. (VB) – Một buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau đã thực hiện hôm Thứ Bảy ngày 2 tháng 6/2018 tại Viet Bao Gallery ở thành phố Westminster đã hoàn mãn với nhiều kết quả tốt đẹp. Buổi sinh hoạt với nhiều chủ đề -- “để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung” -- đã gợi ra nhiều suy nghĩ cho có thể là những hướng đi hoạt động tương lai của những người quan tâm về hoạt động Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]