Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng chăm chút vẻ ngoài nhiều quá

01/03/201104:52(Xem: 8693)
Đừng chăm chút vẻ ngoài nhiều quá

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 4: GIẢN DỊ VỀ NHU CẦU VẬT CHẤT


Đừng chăm chút vẻ ngoài nhiều quá

Biểu hiện trước tiên của việc không biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất là chăm chút cho vẻ ngoài của bản thân mình nhiều quá! Những người như vậy không biết nghĩ đến người khác, nghĩ đến những người đói khổ xung quanh. Họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để săn sóc cho làn da, mái tóc, chau chuốt từng chiếc móng tay, móng chân... nhưng lại tính toán, so đo từng đồng cắc một mỗi khi phải giúp đỡ một ai đó đang trong hoàn cảnh khốn khổ.

Nhiều người không tiếc bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền của, thậm chí bất chấp hiểm nguy tính mạng để đi giải phẫu thẩm mỹ; nhưng khi phải giúp đỡ người khác thì họ tính toán, bủn xỉn đừng đồng một. Nói cách khác, xài tiền cho bản thân bao nhiêu họ vẫn không cảm thấy đủ, nhưng khi giúp đỡ ai một chút thôi thì họ luôn kể lể vì cảm thấy quá nhiều. Thói ích kỷ này một khi đã hằn sâu trong lòng thì thật là tai hại. Nó làm cho con người ta chỉ biết đến bản thân mình mà thôi!

Nhiều người dành phần lớn thời gian cho áo quần, cho cách ăn mặc, coi trọng vẻ ngoài hơn vẻ đẹp tâm hồn. Họ mất rất nhiều tiền bạc, thời gian cho những nhu cầu chưng diện này. Hẳn bạn thấy, nhiều người chẳng phải là nghệ sĩ hay ca sĩ gì ráo, vậy mà dép guốc mua về cả trăm đôi, áo quần cùng một lúc trong tủ hơn cả trăm bộ. Chưa hết! Lại còn cà vạt, khăn quàng cổ, túi xách, mũ nón... cũng từ vài chục đến hơn cả trăm cái.

Chao ôi! Có cần thiết gì mà phải phức tạp, rắc rối quá mức như vậy? Chỉ tính riêng thời gian để cất dép guốc, giặt ủi áo quần thôi cũng đã hết cả ngày! Nếu chậm chạp, lề mề thì có khi lại mất cả tuần, cả tháng. Thử hỏi, ai kính trọng mình, ai khâm phục mình chỉ vì những “lớp sơn” giả tạo như vậy? Có chăng cũng chỉ là những người hời hợt, không biết đánh giá con người. Trên đời này, chỉ có những kẻ hời hợt mới đánh giá con người qua dáng vẻ bên ngoài, vì họ đâu có đủ sâu sắc để nhìn thấy điều gì khác hơn nữa!

Điều đáng nói là, nhiều khi trong túi không có nhiều tiền nhưng vẫn cứ phải tìm cách đi vay mượn, để có thêm tiền mua sắm, để rồi cũng phải ăn diện “cho có với người ta”! Chính những suy nghĩ lầm lạc này dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất! Những người càng nghèo khổ lại càng mặc cảm, càng tìm cách dùng vẻ ăn diện bề ngoài để che giấu hoàn cảnh thực tế của mình thì càng có nguy cơ nợ nần chồng chất, đã nghèo lại càng nghèo thêm, không biết đến khi nào mới thoát khỏi vòng luẩn quẩn.

Đáng tiếc là, ở những xứ sở chậm tiến, trình độ dân trí còn thấp kém thì loại người suy nghĩ hời hợt lại chiếm số đông. Giới kinh doanh và quảng cáo lại luôn tìm cách tranh thủ nhược điểm này để khuếch trương hoạt động của mình. Thành thử, những suy nghĩ lệch lạc và tật đua đòi của nhiều người cứ thế mà ngày càng “liên tục phát triển”, ngày càng nhân rộng trong xã hội. Điều nguy hiểm nhất là, thời gian dành để chăm sóc ngoại hình, thời gian dành để tự ngắm vuốt chính mình trước gương lại nhiều hơn thời gian dành để tự kiểm thảo nội tâm.

Liệu một cách sống như vậy có thoả đáng không? Lớp “vỏ bọc trang trí” của ta lại quan trọng hơn bản thân ta hay sao? Chỉ biết chăm lo cho vẻ đẹp bề ngoài mà thiếu hẳn vẻ đẹp tâm hồn, thì thử hỏi vẻ đẹp lộng lẫy bên ngoài kia còn có ý nghĩa gì? Hay nó chỉ là phương tiện để tiếp tục lừa lọc những kẻ nhẹ dạ, hời hợt? Chỉ biết chăm lo cho vẻ đẹp bề ngoài mà thiếu chiều sâu tâm hồn, thì khi bề ngoài càng trở nên “đẹp” bao nhiêu, mức độ “suy thoái” trong tâm hồn cũng sẽ gia tăng tương ứng bấy nhiêu!

Bôi son trát phấn lên mặt cho đẹp, mà trong sâu thẳm nội tâm lại không đẹp, thì liệu gương mặt có đẹp được không? Dù bạn có sử dụng những loại mỹ phẩm danh tiếng hoặc mắc tiền cỡ nào, nhưng bạn vẫn mang một bộ mặt “sưng sỉa” khi gặp gỡ người khác, thì khuôn mặt của bạn cũng rất khó mà tươi đẹp cho được!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2013(Xem: 12651)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
11/01/2013(Xem: 8827)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
09/01/2013(Xem: 7952)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
08/01/2013(Xem: 7847)
Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ? Trước tiên phải xét xem tại sao chúng ta có mặt ở thế gian này? Có ai bỗng dưng mà có đây không? Nếu bỗng dưng thì mình mới có mặt lần đầu ở đây sao? Nhưng điều đó thì không đúng với lẽ thật Phật đã dạy: “Chúng san
07/01/2013(Xem: 8644)
Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA. Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi.
02/01/2013(Xem: 8586)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
02/01/2013(Xem: 6789)
Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.
01/01/2013(Xem: 7311)
Mục tiêu của Phật giáo là đưa mọi người đến chỗ giải thoát tối hậu, nhưng giáo pháp của Đức Phật có phân biệt từng trường hợp, từng hoàn cảnh, tùy theo căn cơ của từng chúng sinh mà hướng dẫn từng cá nhân đi theo những con đường nhanh hay chậm, trực tiếp hay gián tiếp. Để nêu ra được những mục tiêu cụ thể và thực tiễn cho Giáo dục Phật giáo Việt Nam, điều tất yếu là phải duyệt lại những mục tiêu của giáo dục và mục tiêu của Phật giáo nói chung, ngoài ra phải có một cái nhìn tổng quát về hiện trạng của Phật giáo Việt Nam. Thật vậy, chỉ có thể căn cứ trên mục tiêu căn bản của giáo dục và của Phật giáo, s au đó, các nhà nghiên cứu mới có thể xác lập được những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, những mục cơ bản và mục tiêu dẫn xuất của giáo dục Phật giáo Việt Nam, xuất phát từ tình trạng của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Do đó, bản tham luận này sẽ trình bày về mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của Phật giáo, và hiện trạng Phật giáo Việt Nam trước khi nói đến mục tiêu của Giáo dục Phật
31/12/2012(Xem: 7050)
Việc điều trị tâm là thiết yếu, vì nếu không thì các vấn đề bất ổn của chúng ta, vốn không có điểm khởi đầu, sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta có thể dùng thuốc hay các phương thức bên ngoài khác để chữa lành một căn bệnh nào đó, nhưng bệnh sẽ tái phát nếu chúng ta không điều trị tâm. Nếu không điều trị Tâm thì luôn luôn có nguy cơ là ta sẽ lại tạo ra nguyên nhân của bệnh, chúng ta sẽ tái diễn các hành vi mà trước đây đã khiến cho cơ thể chúng ta bị đau ốm. Và rồi chúng ta sẽ bị cùng căn bệnh đó trong các kiếp sau, hay thậm chí ngay trong kiếp này. Lama Zopa Rinpoche
27/12/2012(Xem: 9367)
Cấu trúc củaMười điều tâm niệm gồm ba phần: - Phần một,mô tả về mười nghịch cảnh với các đối tượng và cách đối trị để tất cả hành giảphải giữ chánh niệm và tỉnh thức, nhằm thấy được “mặt mũi” của chúng, nguyênnhân và cách thức đối trị. - Phần hailà giải pháp đối trị, tìm đối tượng có tính đối lập ở mức độ cao nhất hay hơn đểtừ vế A của hiện thực khổ đau, ta có được vế B của tâm linh như là kết quả tấtyếu của sự hành trì. - Phần ba làphần khuyến tu như tựa đề chung của tác phẩm Bảo vương tam muội niệm Phật trựcchỉ, để giúp ta thấy rõ hiện tính vô thường như bản chất và quy luật của sựvật hiện tượng để từ đó ta không quá bận tâm về những đổi thay liên hệ đến bảnthân và tất cả những gì diễn ra xung quanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]