Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biết chọn sách để đọc

01/03/201104:52(Xem: 4775)
Biết chọn sách để đọc

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 2: GIẢN DỊ TRONG SUY NGHĨ VÀ DIỄN ĐẠT

Biết chọn sách để đọc

Với nhịp sống hối hả và công việc bận rộn, quỹ thời gian dành cho việc học của mỗi chúng ta càng lúc càng ít đi. Thời gian của đời ta rất quý giá, từng phút từng giây sống trên đời này đều vô cùng quý giá, do vậy mà ta không thể phí phạm thời gian vào những sách vở nhảm nhí được! Hơn thế nữa, chúng ta càng không nên nhồi nhét vào đầu óc mình những điều vô bổ, độc hại!
Phần lớn chúng ta ban ngày đều phải đi làm, nên may ra chỉ có thể tận dụng được khoảng thời gian thảnh thơi một chút vào buổi tối. Với những bạn làm việc ở những nghề nghiệp khác, như bác sĩ, nhà báo, công an, công nhân, bảo vệ... còn phải làm việc, trực ca đêm, thì thời gian rảnh rỗi còn hiếm hoi hơn nữa! Cái gì đã hiếm thì ta lại càng phải quý! Trong khoảng thời gian quý giá hiếm hoi của buổi tối này, bạn có thể dành riêng cho mình một khoảng thời gian để đọc những cuốn sách chứa đựng những triết lý khôn ngoan, những tinh hoa tư tưởng, những chiêm nghiệm về cuộc sống của nhiều tác giả cổ kim Đông-Tây.
Những sách nào đã qua thử thách của thời gian thì rất đáng để chúng ta dành thời gian đọc. Nhiều người đi trước chúng ta đã bỏ ra nhiều công sức, thời gian để chiêm nghiệm, phát hiện những chân lý sâu sắc trong cuộc sống, tại sao chúng ta lại không chịu đọc?
Đọc sách là một trong những cách sống sâu sắc nhất. Những suy nghĩ, ý tưởng của người khác có thể là nguồn cảm hứng và đem lại cho bản thân ta nhiều gợi ý hay. Đọc sách vừa là nối dài, vừa là đào sâu những hiểu biết của mình. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ cần đọc một ít thôi! Đôi khi, một đời người chỉ cần được định hướng bởi một ý tưởng tốt lành nào đó, cũng đủ để nâng cao một kiếp người rồi! Rất nhiều người không có được một lối sống cao thượng như lẽ ra phải có, rất có thể chỉ vì cả đời họ không bao giờ được định hướng bởi một ý tưởng tốt đẹp! Vốn liếng hiểu biết càng vững vàng, sâu sắc bao nhiêu, con người càng có niềm tin vững chắc vào những lẽ sống cao cả của cuộc đời bấy nhiêu!
Để cảm nhận được cái hay khi đọc sách, nhiều khi chúng ta phải biết lựa chọn những cuốn sách phù hợp với nhu cầu nội tâm hiện tại của mình trong khi đọc. Có những cuốn sách mà lúc này bạn đọc cảm thấy hay nhưng lúc khác bạn lại không cảm thấy hay, nhiều khi là do nó có đáp ứng được nhu cầu nội tâm của chúng ta trong khi đọc hay không! Bất cứ ai trong chúng ta mà lại chẳng phải đương đầu với những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Vấn đề hôm nay chúng ta gặp, người xưa có thể cũng đã từng gặp. Nhiều khi, trong lòng ta chất chứa biết bao lo toan, suy nghĩ, không thể viết ra hoặc nói được thành lời; nhưng bất chợt gặp được một tác giả nào đó có thể nói hộ được “tiếng lòng” của mình, như vậy chẳng phải là nhẹ nhàng, sung sướng lắm sao? Trong cuộc sống, có những khi nhờ bất chợt đọc được một ý tưởng gợi mở nào đó mà ta tìm được “lối ra” cho vấn đề của mình.
Tất nhiên, mọi sách vở dù được coi là tuyệt tác đến đâu cũng chỉ là phương tiện để tham khảo mà thôi! Những gì được viết trong sách phần lớn đều đã là những hiểu biết của tiền nhân, của quá khứ - dẫu rằng có những vĩ nhân mà tư tưởng của họ có thể đi trước, có thể vượt lên trên cả thời đại mà họ đang sống đi chăng nữa. Vốn hiểu biết và kinh nghiệm của một người, bao giờ cũng khó tránh khỏi những sai lầm, những giới hạn. Không phải bất cứ điều gì được viết ra trong sách cũng đều là những chân lý bất di bất dịch. Danh tác của một ai đó, dù có đồ sộ thế nào, cũng không thể bao quát hết được mọi khía cạnh phức tạp của cuộc sống. Thêm vào đó, thời đại của chúng ta đang sống có thể có những khác biệt nhất định so với thời đại của tiền nhân. Cho nên, khi đọc sách, chúng ta phải luôn đọc với có thái độ biết hoài nghi, biết tỉnh táo phê phán phải trái, nhận định đúng sai, biết học hay chữa dở, biết chọn lọc những tinh hoa và bỏ đi những gì không cần thiết.
Sự sâu sắc của một con người không thể chỉ đánh giá dựa vào tuổi tác, mà quan trọng hơn, là con người đó đã học hỏi được gì từ cuộc sống? Sự sâu sắc trong tư tưởng của bạn được tích lũy dần qua sự sâu sắc mỗi ngày của bạn. Nếu chỉ để những năm tháng dài của đời mình trôi qua mà không chú tâm học hỏi, con người chỉ thêm nhăn nheo và “già nua” đi mà thôi chứ không “già dặn”! Càng lớn tuổi, qua những thăng trầm của cuộc sống, chúng ta càng phải biết nhìn cuộc sống một cách sâu sắc hơn, chứ không phải là nặng nề, bảo thủ, hoặc lẩn thẩn...


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2012(Xem: 5243)
Có 3 loại nghiệp ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta không chỉ ở đời này mà còn ở nhiều đời sau là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong 3 loại nghiệp đó có lẽ khẩu nghiệp là dễ bị nhất vì hầu như không ai có thể tránh được giao tiếp với người xung quanh, từ gia đình cho đến xã hội. Trong các giới thì giới nữ lại càng dễ bị khẩu nghiệp nhất. Với bài viết này, chúng tôi mong quý Phật tử nữ (Ưu Bà Di) nên thận trọng hơn khi dùng lời nói của mình.
17/10/2012(Xem: 7059)
ôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
17/10/2012(Xem: 6528)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
16/10/2012(Xem: 12216)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
16/10/2012(Xem: 5549)
Sống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc. Phương tiện Tuyệt vời thay phương tiện! Nhìn Phật mà không thấy phương tiện, ngheP hật mà không thấy phương tiện, chẳng tiếc lắm ru? Với năm đệ tử đầu tiên, cũng là bạn đồng hành ngày xưa, Phật chỉ cần nói Tứ diệu đế.
14/10/2012(Xem: 15603)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
12/10/2012(Xem: 8709)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 6177)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựu và thành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
11/10/2012(Xem: 6083)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
11/10/2012(Xem: 5139)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567