Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực!

27/02/201117:42(Xem: 7259)
Hãy nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực!
 
CHÌA KHÓA SỐNG LẠC QUAN
Lại Thế Luyện

Chương 3: Chìa khóa sống lạc quan

Hãy nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực!

Bí quyết tiếp theo để mỗi chúng ta có thể sống lạc quan, đó là: tự bản thân ta hãy biết nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Cuộc đời bên ngoài là sự phản chiếu những suy nghĩ bên trong của chúng ta. Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì chúng ta có khuynh hướng sẽ sống như thế ấy! Con người trưởng thành về mặt tinh thần là con người biết tự động viên, khích lệ chính mình bằng những suy nghĩ đúng đắn, tích cực.

Nhiều khi, cuộc sống của chúng ta không đến nỗi khổ sở cho lắm, nhưng chính thái độ bi quan cùng những suy nghĩ vị kỷ và vô lý khiến chúng ta cảm thấy đau khổ. Và "đám mây mù" của những suy nghĩ mang tính tiêu cực này sẽ che lấp tầm nhìn của chúng ta, khiến chúng ta không còn thấy được những khía cạnh tích cực khác trong cuộc sống.

Những suy nghĩ bi quan giống như liều "thuốc mê" khiến con người ta dễ có cái nhìn lệch lạc trong cuộc sống, làm tê liệt ý chí vươn lên. Nuôi dưỡng những suy nghĩ bi quan tức là chúng ta đang tự gây thêm khó khăn cho bản thân. Trong những trường hợp đó, chúng ta không nên phung phí sức lực và thời gian để suy nghĩ về những điều không đáng suy nghĩ. Thay vào đó, chính những suy nghĩ tích cực có thể dần dần vực chúng ta đứng dậy! Dẫu rằng những suy nghĩ tích cực chưa thể làm cho tình hình thực tế thay đổi ngay lập tức, nhưng ít nhất nó cũng tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho chúng ta! Chỉ riêng việc cố gắng suy nghĩ vấn đề cho thông suốt cũng giúp chúng ta tự hóa giải được bao nhiêu điều rắc rối, phức tạp. Sau đó, chỉ cần chúng ta đừng nghĩ đến bản thân mình nhiều quá, đừng tự than thân trách phận nhiều quá, chỉ cần mở rộng tầm nhìn để thấy được những khía cạnh khác trong cuộc sống, tự dưng nỗi khổ cũng sẽ không còn.

Nếu mỗi ngày bạn đều mang một thái độ bi quan để nhìn mọi việc, thì dù sau bao năm tháng dài của đời bạn trôi qua, bạn cũng sẽ cảm thấy mọi việc quanh mình vẫn cứ tồi tệ như thế mãi! Nhưng một khi bạn quyết tâm thay đổi thái độ bi quan thành thái độ lạc quan, bạn sẽ thấy mọi việc đang dần trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều!

Dù trong những hoàn cảnh được xem là tồi tệ nhất đi chăng nữa, ít nhất cũng vẫn có một vài khía cạnh tích cực mà bạn có thể tìm thấy. Dù phải đối mặt với nhiều vấn đề tồi tệ, bạn hãy luôn nỗ lực tìm kiếm những khía cạnh tích cực của từng vấn đề, thì bạn sẽ dần tạo được thói quen sống lạc quan.

Điều đáng nói là, những suy nghĩ tích cực không phải tự nhiên tìm đến với chúng ta. Nó phải do chính bản thân mỗi chúng ta tự nuôi dưỡng lấy. Vậy thì từ nay, bạn đừng nhìn những sự việc trong đời bằng cái nhìn tiêu cực như lâu nay bạn vẫn nhìn. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực chiếm lĩnh cả cuộc sống của mình, càng không nên để nó điều khiển bản thân mình! Thay vào đó, bạn hãy thay đổi cách nhìn về cuộc đời, về con người, bằng một thái độ tích cực, để làm phong phú tầm nhìn của bản thân.

Bất cứ vấn đề nào mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống cũng đều có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực chính là những ưu thế để kích thích mình hăng hái tiến lên, vượt qua những khó khăn, thử thách; còn với những gì chưa được tích cực cho lắm thì đấy cũng là lý đo để mình học hỏi kinh nghiệm, nâng cao bản lĩnh và hoàn thiện bản thân.

Cùng đối diện với một vấn đề, nhưng nếu một người biết nhìn nhận nó theo chiều hướng tích cực như trên thì sẽ luôn cảm thấy mọi thứ suôn sẻ, dễ dàng hơn và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn; trái lại, một người khác chỉ thuần túy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực thì sẽ cảm thấy cuộc sống thật đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán, thậm chí là đầy những khó khăn đến nỗi không thể nào lạc quan được!

Hãy bắt đầu mỗi ngày mới bằng những suy nghĩ tích cực ngay khi bạn vừa thức dậy. Bạn hãy luôn tự nhủ: "Tôi là một người lạc quan, bởi tôi không muốn những suy nghĩ bi quan làm ảnh hưởng đến thái độ, hành động của tôi, ảnh hưởng đến mọi cơ hội tốt đẹp mà tôi sắp có." Và rồi, bạn hãy nghĩ cuộc đời giống như một phương trình có nhiều ẩn số. Có những ẩn số mà có thể hiện tại chúng ta chưa tìm ra, có những lý lẽ của cuộc sống mà hiện tại mình chưa hiểu hết, nhưng bạn hãy tin cuộc sống luôn có sự cân bằng. Nghĩ được như vậy, tức là chúng ta đã tự giải thoát tâm hồn mình khỏi hố sâu tuyệt vọng đầy phi lý lâu nay.

Ngay cả điều mà chúng ta gọi là "số phận" của chúng ta đi chăng nữa, cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách suy nghĩ và những việc làm hằng ngày của chúng ta. Có suy nghĩ được những điều tốt, thì chúng ta mới có thể làm được những điều tốt. Bởi vì, những suy nghĩ của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến tình cảm, thái độ của ta và là kim chỉ nam cho những việc làm hằng ngày của chúng ta trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, sức mạnh của lời nói nhiều khi cũng rất quan trọng. Nhiều người không khổ sở vì hoàn cảnh thực tế, mà chính là vì những suy nghĩ tiêu cực đi đôi với lời nói không đúng. Những người này mắc phải tật "phức tạp hóa vấn đề". Những chuyện cỏn con, chẳng có gì to tát, nhưng họ lại thích dùng những từ ngữ "đao to búa lớn" để diễn tả. Thay vì nói: "Mọi thứ thật quá đỗi tồi tệ!" hay "Mọi thứ đang dần xấu đi!", bạn có thể nói "Mọi thứ đang tiến triển dần theo chiều hướng tốt đấy chứ!"

Đôi khi, bạn chỉ cần một phút thôi để thay đổi những suy nghĩ và lời nói từ tiêu cực trở thành tích cực. Một ý nghĩ tích cực lóe lên trong óc bạn, chẳng khác nào ánh mặt trời chiếu rọi, xóa tan mọi "mây mù u ám" đang phủ quanh cuộc đời bạn. Mỗi lần bạn có thêm một suy nghĩ tích cực nào đó, bạn có thể viết nó ra giấy, để khi cần bạn có thể đọc lại. Thay vì cứ tự cho mình là người kém may mắn như lâu nay, ngay từ hôm nay trở đi, bạn hãy luôn tự nhủ: "Mình là người may mắn trong cuộc sống!"

Bên cạnh đó, bạn hãy luôn tin tưởng một cách sâu sắc rằng: "Những điều tốt đẹp trong cuộc sống sẽ đến với những ai biết nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực." Những cách thực hành như thế này tuy rất đơn giản, chẳng tốn kém tiền bạc hay công sức gì nhiều, nhưng lại rất hữu ích. Làm được như vậy là bạn đã tự mang lại cho bản thân những ích lợi to lớn không thể nào đo đếm hết được! Tiếc rằng ít người chịu áp dụng nó mỗi ngày.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2020(Xem: 5007)
Trước khi vào bài viết, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa về từ ngữ an cư: an cư theo tiếng Phạn là Varsa hay Vassa, là mùa mưa. Tàu dịch: vũ kỳ hay vũ an cư (an cư mùa mưa) vì là mùa mưa tại Ấn Độ, “an” là an tịnh nội tâm, “cư” là kỳ hạn cư trú tu tập, trong suốt thời gian nhất định nào đó. An cư cũng có nghĩa là ‘an kỳ tâm, cư kỳ thân’, tức thân ở yên một chỗ và tâm được an lạc, thanh tịnh gọi là an cư. Như vậy Mùa An Cư tức là mùa ở yên một chỗ (còn gọi là cấm túc) để tĩnh tâm tu tập. Thời gian khi Phật còn tại thế và tại Việt Nam hiện nay là Chư Tăng an cư 3 tháng vào mùa hạ, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7, còn Tăng Già các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc…thì đa số là “nhất Tăng nhứt tự” lại xa xôi cách trở nên tùy vào từng quốc độ mà tập trung an cư trong 10 ngày, sau đó trở về trụ xứ tiếp tục tâm niệm an cư cho đến khi giải hạ.
23/04/2020(Xem: 5645)
Trưởng lão Thiền sư Biography of Phra Dhammongkolyarn (Luangphor Viriyang Sirintharo) tuổi bách tuế dư niên đại thọ, nhưng sức khỏe về thể chất và tinh thần vẫn tuyệt hảo, Ngài tiếp tục giảng dạy tu tập thiền định cho cả công dân Thái Lan và người nước ngài. Ngài đương nhiệm Phương trượng trụ trì ngôi già lam Wat Dahammamongkol tại thủ đô Bangkok, Vương quốc Phật giáo Thái Lan, đã tổ chức mừng sinh nhật đại thọ cho Ngài vào ngày 7/1 vừa qua.
22/04/2020(Xem: 5360)
Trong thời kỳ nghiêm trọng bởi đại dịch hiểm ác Virus corona chủng mới, “việc này Tôn giáo có thể cùng sẻ chia - 宗教能提供哪些服務”, đáp ứng nhu cầu san sẻ trong từ bi tâm, lòng bác ái bao la là quan tâm hàng đầu của cộng đồng tôn giáo. Buổi “Tọa đàm toàn diện giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo- National Buddhist-Christian Dialogue -全美佛教與基督教座談” được tổ chức trực tuyến tại Phật Quang Sơn Tây Lai Tự, Los Angeles, Hoa Kỳ vào ngày 15/4/2020.
21/04/2020(Xem: 8200)
Đức Phật khuyên con người nên diệt trừ ái dục. “Ái” là thích, thương yêu, mến tiếc, luyến ái, tham ái bám víu. “Dục” là ham muốn, tham dục, lạc dục. Ái dục là lòng ham muốn, luyến ái, bám víu, tham hưởng mọi sự sung sướng thường tình đối với người và đối với vật. Có ba loại ái dục: 1. Ái dục theo nhục dục “ngũ trần”: Năm cảnh trần là “sắc, thanh, hương, vị, xúc”. Trần là bụi dơ. Ngũ trần là năm cái có thể thấm bụi dơ vào thân tâm ta, vào chân tính của ta. 2. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “đoạn kiến”, nghĩ rằng chết là hết, nên không cần quan tâm đến thiện ác, tội phước, quả báo gì cả, cứ lo hưởng thụ lạc thú vật chất và sự giàu sang hiện tại. 3. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “thường kiến”, nghĩ rằng những lạc thú và tài sản sẽ còn với mình mãi mãi, lâu dài vĩnh cửu, trường tồn.
21/04/2020(Xem: 6793)
Hôm thứ Hai, ngày 20/4/2020, Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (The International Network of Engaged Buddhists, INEB) đã tuyên bố công khai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Virusconrona gây ra, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia vùng lãnh thổ và chính phủ, bất kể nền tảng tôn giáo hoặc cá biệt văn hóa chủng tộc hoặc liên kết chính trị, nhận ra tính chất liên kết và “Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Nhân loại là cơ sở cho một phản ứng toàn cầu thống nhất đối với cuộc khủng hoảng, đã gây nguy hiểm đến hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
21/04/2020(Xem: 5170)
Phật giáo là Tông giáo theo quan niệm cổ xưa, trước đây bị người đời ngộ nhận cho là mê tín. Xem từ trên phương diện bề ngoài, nó xác thực là đã khoác lên trên nó sắc thái tông giáo rất sâu nặng. Người ta xem thấy tượng Phật trang sức bằng vàng, nghe đến tụng kinh bằng tiếng Phạn với tiếng chuông và tiếng khánh, nếu có ai hỏi đến, họ đều khăng khăng trả lời là lễ bái nhằm mục đích tỏ lòng tôn kính thần tượng; người ta lại xem thấy sự sinh hoạt của tăng chúng trong tự viện liền khăng khăng vu khống cho chúng nó là ký sanh trùng trong xã hội.
20/04/2020(Xem: 4878)
Các giám đốc chi nhánh của Trung ương Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (HIKMAHBUDHI) thành phố Tangerang đã tiến hành một loạt các phong trào Nhân đạo và xuất phát ra quân vào ngày 10 đến ngày 12 tháng 4 năm 2020, để giúp giảm thiểu nỗi đau thương bởi đại dịch Covid-19 và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
19/04/2020(Xem: 5410)
Đại Đế Nã Phá Luân, vị tướng lừng danh của nước Pháp, người từng lập bao chiến công oanh liệt, đã tuyên bố một câu bất hủ, qua những kinh nghiệm chính bản thân: “Có hai sức mạnh trên thế giới, đó là sức mạnh của Thanh Gươm và sức mạnh của Tấm Lòng. Cuối cùng thì Tấm Lòng luôn đánh bại Thanh Gươm” Là con Phật, chúng ta hiểu, Tấm Lòng ở đây là Lòng Từ Bi, là sự tử tế với nhau, là những viên minh châu trong Tứ Vô Lượng Tâm gồm Từ, Bi, Hỷ,Xả mà chúng ta được thọ nhận để học hỏi, để tu trì.
19/04/2020(Xem: 5457)
Dường như đường đê mỗi lúc mỗi hẹp! Lại quanh co nữa! Lạ thay, lẽ ra tới đây lữ khách đã phải nhìn thấy ngã ba, có cây đa cổ thụ, có bụi tre mạnh tông cao vút mướt xanh, dẫn vào thôn Phương Viên, làng Đan Phượng rồi chứ? Lữ khách tự nhủ “Lâu qúa, không được về thăm quê nội nên cảnh trí đổi khác chăng? Cố lên! Ráng thêm chút nữa sẽ thấy đường rẽ vào làng mà!” Nhưng mây đen bỗng từ đâu kéo tới, rồi nước sông dâng cao, dâng cao… ….Nước từ sông Hồng cuồn cuộn dâng cao, như rượt đuổi bước chân siêu vẹo của kẻ phương xa, tìm về thăm quê cũ … Rồi, ầm! ầm! Mưa bão trút xuống cùng lúc với bờ đê mong manh vỡ tan, sụp đổ … Lữ khách nghe tự đáy lòng mình bật lên hai tiếng thảm thiết “Mẹ ơi!”
19/04/2020(Xem: 7165)
Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]