Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02-Nghiệp Dẫn Đi Trong Luân Hồi Lục Đạo

27/02/201104:59(Xem: 6034)
02-Nghiệp Dẫn Đi Trong Luân Hồi Lục Đạo

TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP
HT. Thích Thanh Từ

Nghiệp Dẫn Đi Trong Luân Hồi Lục Đạo

Giáo lý của nhà Phật cốt yếudạy cho con người tu để giải thoát luân hồi sanh tử. Tuynhiên, tùy theo sức huân tu cao thấp mà giải thoát cũng cónhiều từng bậc. Đại lược chúng ta có thể chia làm haibậc là: Từng phần giải thoát và toàn phần giải thoát.

Từng phần giải thoát là bậc thứnhứt, tu mà còn luân hồi sanh tử, nhưng biết chọn lựa phướclành để đi trong đường tốt hưởng phước báo. Những loạichúng sanh đi trong các đường địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh,A tu la đều không biết chọn nghiệp lành nên đi vào con đườngác chịu qủa báo khổ đau. Và ngay như loài người có biếtchọn nghiệp thiện, lại cũng có ngườì không biết chọnnên tạo lắm nghiệp ác, vì vậy mà chịu không biết bao nhiêuthứ khổ đau.

Thế nên khi còn ở trong lục đạoluân hồi, sau khi bỏ thân này, muốn cho đời sống cuả thânsau được an vui hạnh phúc thì ngay hiện tại phải biết chọnlựa nghiệp lành để làm và để tránh ba nghiệp ác, đólà gốc của sự tu hành.

Nghiệp là động lực dẫn chúngta đi trong luân hồi sanh tử, nên rất hệ trọng đối vớisự tu hành. Vậy nghiệp là gì? Nghiệp được dịch từ chữPhạn Karma nghĩa là hành động lặp đi lặp lại nhiều lầnthành thói quen. Thói quen đó gọi là nghiệp.

Ví dụ giáo viên dạy học, dạytừ năm này qua năm khác, được gọi là nghề giáo và nhữngngười làm cùng nghề thì gọi là bạn đồng nghiệp.

Nghiệp là việc làm của chính mình,mình làm chủ và tạo tác thành thói quen rồi cũng chính mìnhthừa nhận hậu quả do nó đưa tới. Kinh Phật dạy: "Chúngsanh làm chủ tạo nghiệp và thừa kế cái nghiệp do chínhmình đã tạo". Không do ai khác ngoài mình.

Chúng ta từ thuở sơ sinh cho tớichín mười tuổi đâu có ai mắc bệnh ghiền rượu, ghiềntrầu hay ghiền thuốc... Thế mà từ 15, 16 tuổi cho tới giàdo sự tập tành thành thói quen, người thì ghiền rượu, ngườithì ghiền thuốc, kẻ thì ghiền á phiện...

Đứa trẻ 15, 16 tuổi thấy ngườilớn cầm thuốc hút nhả khói phì phà tưởng đó là oai làsang, nên bắt chước hút, thành thói quen rồi ghiền thuốc.Lúc mới tập hút thì mình làm chủ, thích hút thì hút khôngthích hút thì thôi, nhưng hút nhiều lần dần dần thành thóiquen, thiếu thuốc thì khó chịu, ngáp, buồn, phải đi mua vềhút. Vậy khi đã ghiền rồi thì không còn làm chủ nữa mànó làm chủ ngược lại mình, sai sử mình làm theo thói quenưa thích đó, Vậy, nghiệp là cái chúng ta tự tạo, chúngta làm chủ tạo thành thói quen, khi thói quen thuần thục thìnó làm chủ dẩn dắt sai sử chúng ta.

Nếu ta tập thói quen là việc thiệnthì được dẫn dắt tiếp tục làm việc thiện, nếu chúngta tập thói quen làm việc bất thiện thì bị dẫn dắt tiếptục làm việc bất thiện. Chẳng hạn, người mỗi chiềuđi chùa, tụng kinh lâu ngày thành thói quen, một hôm tới giờtụng kinh không đi cảm thấy thiếu, thấy buồn, có một độnglực thôi thúc bắt phải đi chùa tụng kinh.

Còn người khác, mỗi chiều điquán uống rượu, lâu ngày thành thói quen nên ghiền, tớicữ đi uống rượu, không đi thì cảm thấy bức rức khóchịu, ngáp dài, có một ma lực thôi thúc sai khiến tới quánrượu để uống rượu. Người đi chùa tụng kinh tập thànhthói quen đó là nghiệp thiện, đưa tới sự an vui lợi íchcho bản thân mình. Người đi quán uống rượu tập thành thóiquen là nghiệp ác, đưa tới nghèo thiếu, bệnh hoạn kém trítuệ. Vậy, nghiệp phát xuất từ đâu? Nếu thân tạo tácthiện đó là nghiệp thiện cuả thân, thân tạo tác ác đólà nghiệp ác của thân. Miệng nói điều lành là nghiệp thiệncủa miệng, miệng nói lời hung dữ là nghiệp ác của miệng.Ý nghĩ tốt là nghiệp thiện của ý, ý nghĩ xấu là nghiệpác của ý. Đó là nghiệp phát xuất từ thân khẩu ý.

Như vậy, tạo nghiệp chủ độnglà mình, nếu muốn luân hồi chỗ tốt cho thân lành mạnhtốt đẹp được sống an vui hạnh phúc thì hiện tại phảibiết tạo nghiệp thiện, nếu ngược lại tạo nghiệp ácthì luân hồi đến cõi xấu, thọ thân xấu sống đời đầyđau khổ do mình chủ động trọn vẹn, chớ không do ai khác,ngay Phật trời cũng không dự phần trong đó. Như vậy, chúngta là chủ chọn lấy hướng đi cho chúng ta mai sau, nếu khônngoan đã chọn cho mình một hướng đi tốt đẹp thì cứ theohướng đó mà đi, chớ có thay đổi.

Cũng như các học sinh sau khi đãchọn nghề và tốt nghiệp ra trường, phải theo cái nghềmình đã chọn mà sống, sướng hay khổ tùy theo cái nghềcủa mình chọn.

Vậy, chúng ta tu là phải làm sao?Có nhiều Phật tử than vì bệnh tật vì nghèo khổ không thểtu. Người than như vậy là chưa biết tu, vì họ tưởng phảiđi chùa nhiều, tụng kinh giỏi mới là tu. Như đã nói, tulà chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, mà nghiệp thì phátxuất từ thân, khẩu, ý.

Giả sử như người buôn bán, nếutráo hàng thật ra hàng giả, hoặc cân đo thiếu, hoặc bánngười trả giá không đúng, nổi giận la chửi, đó là thânmiệng tạo nghiệp ác, không biết tu.

Nếu buôn bán với mức lời vừaphải, hàng thật nói là hàng thật, hàng giả nói là hànggiả, cân đo đúng, khách trả đúng giá thì vui vẻ bán, kháchtrả không đúng giá tuy không bán vẫn vui cười không tứcgiận mắng chửi.

Hoặc đi đường gặp người giàyếu nhường lối đi, nhường chỗ ngồi, đưa qua đưòng,đưa qua cầu, bưng xách nặng dùm người... đó là thân khẩuthiện, biết tu, tu trong công ăn việc làm, tu ngoài đường,tu ngoài chợ.

Ở trong nhà, đối với người thâncũng phải giữ thân miệng luôn lành, làm cha mẹ giữ đúngtư cách của cha mẹ, con cái có lỗi lầm phải từ tốn răndạy, hướng dẫn phù hợp với đạo lý cho con nên người,đó là tu. Nếu ỷ quyền cha mẹ, khi con làm không vừa ý,tay đánh đập, miệng la hét, chửi rủa, đó là không biếttu. Phận làm con đối với cha mẹ phải biết thương kính,chăm lo việc ăn mặc thuốc thang cho cha mẹ, đừng để chamẹ buồn tủi lúc ruổi già. Nếu cha mẹ có sanh tật khókhăn thì nên an ủi khuyên lơn hơn là hờn trách chế diễu.Đó là chuyển nghiệp thân nghiệp khẩu luôn lành.

Về ý nghiệp có phần vi tế hơn,với người biết tu cũng chuyển được nghiệp ác thành nghiệpthiện. Nếu đang ngồi chơi hay đi, hoặc làm việc, khởi nghĩbuồn giận người, biết đó là ác ý liền dừng không nghĩ,mà khởi nghĩ thương người nghèo khó, quý kính bậc hiềnđức, tìm cách giúp đỡ người khốn khổ... Đó là chuyểnnghiệp ý ác thành ý thiện.

Nếu cho rằng đi chùa hay tụng kinhmới là tu, thì tu quá ít. Rồi bệnh nào tật ấy vẫn cònnguyên, tham sân si ích kỷ vẫn không chừa, tu như thế hiệntại tự mình không lợi ích và cũng không đem được an hòacho mọi người chung quanh, mai sau bị nghiệp lôi vào đườngác là địa ngục ngạ quỉ súc sanh.

Thế nên Phật dạy trong tất cảngày giờ của mọi sinh hoạt đều phải tu mới chuyển đượcba nghiệp trọn lành. Ba nghiệp lành rồi, ngay đời hiện tạitự mình không phiền não, lúc nào cũng nhẹ nhàng an vui. Tronggia đình mọi người không thắc mắc rày rà, trên thuận dướihòa, đầm ấm hạnh phúc. Ngoài xã hội được an bình khôngloạn ly. Tu như thế mới thật là tu. Đừng vì muốn đượcđi chùa thường xuyên, muốn được tụng kinh nhiều mà phếbỏ cả việc nhà, thân miệng ý không chuyển cho lành, vềnhà thì thắc mắc, gây cãi hết người này tới người nọlàm cho gia đình xào xáo. Đối với người ngoài xã hội thìkhông nhịn một lời không nhượng một bước. Đi chùa tụngkinh như thế là chưa thật tu.

Có một bà cụ Nhật Bổn lần chuỗiniệm Phật rất giỏi. Khi lần chuỗi niệm Phật thì rấtchăm chỉ, nhưng khi dừng niệm Phật thì rầy rà con cháu inhỏi. Con trai bà thấy bà tu như thế nꮠbuồn và nói:

- Má à. má tu má cứ lo niệm Phậtđi, sao má cứ rầy rà hoài khiến xao lãng làm sao Phật chứngcho má?

Bà nói:

- Khi nào tao niệm Phật thì Phậtthông cảm cho tao, còn khi nào tao rầy tụi bây thì tụi bâybiết cho tao.

Bà chia làm hai phần, phần niệmPhật thì tu với Phật, phần rầy la thì dành cho con cháu!Người thật tu là vừa tu với Phật cũng vừa tu với thếgian, tu như thế mới trọn vẹn.

Có người ngoại đạo đến hỏiPhật:

- Thưa ngài Cồ Đàm (họ Gautama,tên Siddhartha dòng Shakya, của Đức Phật Thích-Ca), cái gìđịnh đặt cho con người, sinh ra kẻ thì nghèo nàn khổ sở,người thì giàu sang sung sướng, kẻ thì sống lâu, ngườithì chết yểu, kẻ thì yếu đau, người thì khỏe mạnh, kẻthì ngu dốt người thì thông minh?

Phật trả lời:

- Tất cả sự sai biệt giữa conngười và con người là do nghiệp mà họ đã tạo định đặtra, nên có người ưu kẻ liệt.

- Do tạo nghiệp gì khiến cho conngười sống lâu và do tạo nghiệp gì khiến cho người chếtyểu?

- Người không tạo nghiệp sát hạichúng sanh thì được thọ mạng lâu dài. Người tạo nghiệpsát, đoản mạng sống của chúng sanh nên thọ mạng yểu.

- Do tạo nghiệp gì thân ngườiđược khoẻ mạnh và do tạo nghiệp gì mà thân hay yếu đaubệnh tật?

- Do nghiệp ác làm cho người đaukhổ nên thọ thân hay bệnh tật đau yếu. Và do nghiệp lànhan ủi giúp đỡ người qua những tai nạn khốn khó nên đượcthọ thân khỏe mạnh vui tươi.

- Do tạo nghiệp gì mà sinh thântrong gia đình giàu sang sung sướng và do tạo nghiệp gì màsinh thân trong gia đình nghèo khó khốn khổ?

- Do đời trước biết làm lành,biết bố thí cúng dường, biết giúp đỡ người nghèo khóbệnh tật, nên đời này được sinh ra trong cảnh giàu sangsung sướng. Người ở đời trước không biết bố thí cúngdường, không biết giúp đỡ người nghèo khó, lại còn thamlam rút riả của người nên đời này sanh thân trong cảnhngèo đói thiếu thốn.

- Do nghiệp gì người sanh ra đượcthông minh sáng suốt và do nghiệp gì người sanh ra lại ngudốt tối tăm?

- Người đời trước do siêng nănghọc hỏi tìm hiểu chân lý, ưa thích giúp người được họchỏi hiểu biết nên đời này được thông minh. Người ởđời trước do lười biếng học, không chịu tìn hiểu chânlý, cản ngăn sự học hỏi của người nên đời này bịtối tăm mê mờ.

Vậy, tất cả quả tốt hay xấumà chúng ta đang thọ hiện nay, gốc là từ cái nhân chúngta gây thuở trước, chứ không phải bỗng dưng mà có, khiđã biết như thế, chúng ta muốn ngày mai được tốt đẹpan vui hay bị đau khổ, thì ngay bây giờ chúng ta phải chuẩnbị.

Nếu chuẩn bị bằng nghiệp lànhthì sẽ được đến cõi lành và được an vui hạnh phúc,nếu chuẩn bị bằng nghiệp ác thì sẽ đi vào đường dữvà bị khổ đau.

Có người nêu nghi vấn: Hiện tạithân này hành động tạo nghiệp thiện hay ác, mai kia thânhoại rồi hành động cũng mất, vậy nghiệp còn hay mất?Đa số người không tin nhân qủa, họ nghĩ rằng sau khi thânhoại hành động cũng không còn thì nghiệp cũng mất.

Trong kinh Phật thường nói nghiệptheo mình như bóng với hình vậy. Đời quá khứ, đời hiệntại, đời vị lai có sự liên hệ tuá theo nghiệp của mỗingười,

Ví dụ có hai người khách qua sông,một người chuyên nghề giáo, một người chuyên nghề thươngmãi. Khi đi đường người thương mãi đem theo nhiều vàngbạc của cải, nhà giáo chỉ mang theo một cặp sách vở vàchút ít tiền lộ phí, thuyền qua giữa sông bất thần gặpsóng làm chìm. Khi thuyền chìm, mạnh ai nấy lo lội vào bờđể thoát chết, lên đến bờ thì tất cả của cải tiềnbạc của nhà thương mãi không còn, cặp giấy tờ tiền lộphí của nhà giáo cũng mất. Cả hai đều trắng tay, nhưngkiến thức giáo dục của nhà giáo không mất, kiến thứcmua bán của nhà thương mãi cũng không mất. Kiến thức làcái chuyên môn, sở trường của con người không mất tứclà nghề nghiệp không mất.

Như vậy, để thấy, qua những cuộcbiến đổi tất cả những cái có hình tướng ngoài mình thìmất, nên khi thân này có hoại đi, nghiệp thức không ngoàimình nên không mất. Của cải tài sản thế gian, chúng ta tạosắm nhiều thế mấy, khi chết rồi tất cả đều phải đểlại không đem theo được một món nào, chỉ có mang theo nghiệpmà thôi. Đó là một lẽ thật. Thế mà, có nhiều ngườikhông hiểu không tin, rồi mê tín dán nhà lầu xe hơi, mua gấytiền vàng bạc đốt để đem theo cho cha mẹ chồng con chếtxài.

Có người vội hỏi:

- Con cháu vì thương cha mẹ, saukhi cha mẹ chết họ dán nhà, xe, mua giấy tiền vàng thậtnhiều đem đốt và cầu nguyện cho cha mẹ được hưởng.Như vậy, cha mẹ có được hưởng không?

- Nếu con cháu đốt giấy tiềnvàng bạc rồi cầu nguyện cho cha mẹ lãnh, tôi e rằng ởtù chớ chẳng được hưởng. Tại sao? Vì mang bạc giả xuốngdiêm vương xài là bất hợp pháp. Nếu đốt nhà lầu xe hơigiấy, cầu cho thân nhân mình lãnh về ở và đi, tôi cho rằngnếu ai làm như vậy là hại thân nhân của mình. Vì nếu họnhận được thì họ có nhà lầu để ở, có xe hơi để đi,có tiền bạc để xài, đủ tiện nghi quá thì họ sẽ ởmãi cõi âm, không đi đầu thai. Đó là trường hợp thân nhâncủa mình trong sanh tiền có chút phước lành.

Còn nếu là kẻ có tội thì chếtđọa địa ngục bị giam nhốt hành hạ làm sao mà nhận lãnhtiền bạc nhà xe để xài? Đó là chưa nói đến nhà xe tiềnbạc bị đốt thành tro thì dùng làm sao được? Thật là vôlý!

Như vậy, để thấy chính nghiệplành hay dữ mà mình tạo ra nó dẫn mình đi thọ thân trongcảnh giới sướng hay khổ. Tất cả việc làm bên ngoài củangười thân vì thương muốn giúp mình khó mà giúp được,mình làm mình phải chịu, người khác không thể thế được.

Lại có người nêu câu hỏi:

- Tại sao có nhiều người làm ácmà họ sống phây phây? Có nhiều người rất hiền lành, làmphước làm nghĩa mà lại gặp nhiều hoạn nạn. Như vậy làluật nhân qủa bất công sao? Lại có nhiều người không làmác vừa làm ác thọ qủa báo liền, hoặc vừa làm thiện thìthọ qủa báo lành liền. Như vậy là sao?

Trong kinh Phật có dạy: Nếu tạonghiệp thiện được phước báo lành, tạo nghiệp ác bịqủa báo khổ thì Phật chấp nhận.

Nếu nói rằng làm nghiệp thiệnsau khi chết sẽ sanh về cõi Trời, làm nghiệp ác sau khi chếtsẽ đọa xuống địa ngục liền, điều đó Phật không chấpnhận. Tại sao nói làm ác chịu chịu qủa báo ác, làm thiệnđược qủa báo thiện, thì Phật chấp nhận, mà nói tạonghiệp ác sau khi chết đọa địa ngục, làm lành sau khi chếtvề cõi Trời thì Phật không chấp nhận? Về thuyết nghiệpPhật có nói cận tử nghiệp và tích luỹ nghiệp. Tích lũynghiệp chứa nhóm nhiều kiếp đến giờ.

Cận tử nghiệp là nghiệp mớitạo tác lúc sắp chết. Cận tử nghiệp và tích lũy nghiệpcó ảnh hưởng chi phối nhau mà quyết định đưa người chếtđến cõi lành hay cõi dữ.

Ví dụ có người tích lũy nghiệplành từ xưa đến nay, bất thần họ mê muội có người xúidục họ làm điều ác; làm điều ác này đáng lý phải đọađịa ngục, nhưng vì tích lũy nghiệp lành họ còn nhiều nênchưa đọa địa ngục liền.

Lại cũng có người làm nhiều điềuác, đáng lý phải đọa địa ngục, nhưng gần chết họ làmlành, tâm họ luôn nghĩ tưởng đến điều lành. nên khôngđọa địa ngục. Thế nên nói làm ác khi chết nhất địnhđọa địa ngục, làm thiện lên thiên đàng, thì không đúnghẳn. Vì tuy họ có làm ác nhưng lúc gần chết cận tử nghiệpthiện họ quá mạnh có thể đưa họ đến cõi thiện.

Còn người tuy làm nhiều điềuthiện, nhưng khi gần chết họ nổi sân quá hung dữ, lúc đócận tử nghiệp ác có thể đưa họ đến các đường xấu,Thế nên không phải chỉ tu khi sắp chết, hoặc chỉ tu ởgiai đoạn thân còn mạnh khỏe mà phải luôn luôn giữ thân,khẩu, ý lành, từ lúc còn trẻ trung mạnh khỏe cho đến chungcuộc của kiếp người.

Xưa có Maha Nam con của Cam Lộ PhạmVương em nhà chú của đức Phật. Maha Nam tu cư sĩ giữ nămgiới, tu thập thiện, thọ bát quan trai... Một hôm hỏi Phậtrằng:

- Bạch Thế Tôn, bình thường contu giữ năm giới, thọ bát quan trai, tu thập thiện, giả sửcon chết bất đắc ká tử bởi một tai nạn xảy ra, sau khichết con sẽ đi về đâu?

Phật trả lời bằng một ví dụ:

- Có một cây mọc từ đất lên,thân và cành cây nghiêng về một bên. Vậy khi cưa, thân ngãvề bên nào?

Maha Nam đáp:

- Cây ngã về phía mà nó đang nghiêng.

Phật dạy tiếp:

- Cũng vậy, bình thường ông haylàm điều lành, khi chết tuy bị khủng hoảng, nhưng nghiệpthiện tích lũy nhiều sẽ hướng ông đến chỗ lành, khôngsao, đừng sợ.

Vậy, chủ yếu của việc tu hành,chẳng những tạo nghiệp lành trong lúc còn mạnh khỏe màlúc gần chết tâm niệm cũng phải lành thì mới bảo đảmđi đến cõi lành. Và bình thường tạo nghiệp lành mà lúcgần chết tạo nghiệp dữ thì chưa bảo đảm đi đến cõilành. Và bình thường nếu lỡ làm ác, lúc gần chết tâmniệm lành thì cũng chuyển được phần nào nghiệp dữ, vìnghiệp không cố định.

Để kết thúc buổi nói chuyệnhôm nay, tôi nhắc lại câu chuyện Lý Bạch đời Đường ởTrung Hoa. Ông là một nhà thơ nổi tiếng nghe danh Thiền SưÔ Sào là một cao tăng đắc đạo mới tìm tới tham vấn.Tới nơi thấy Thiền Sư Ô Sào ngồi trên cháng ba của mộtcây cổ thụ. Chỗ ngài ở giống như một ổ quạ nên ngườiđời gọi Ngài là Thiền Sư Ô Sào. Ông đứng dưới đấtnhìn lên hỏi:

- Bạch Hòa Thượng, Xin Hòa Thượngdạy cho tôi một phương pháp tu ngắn và gọn để tôi cóthể tu được.

Thiền Sư Ô Sào ở trên nói xuống:

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh ká ý
Thị chư Phật giáo
Ông hãy về tu đi!
Lý Bạch nghe qua, cười và nói:

- Hòa Thượng nói bài kệ đó connít tám tuổi cũng thuộc, vậy Hòa Thượng đem dạy tôi đểlàm gì?

Thiền Sư Ô Sào nói:

- Phải, con nít tám tuổi cũng thuộcnhưng ông già tám mươi tuổi làm cũng chưa xong.

"Chư ác mạc tác" là tất cả nghiệpác chớ có làm.

"Chúng thiện phụng hành" là vânglàm tất cả các nghiệp lành.

"Tự tịnh ká ý" là khéo lóng lặngtâm cho thanh tịnh.

"Thị chư Phật giáo" đó là lờidạy của chư Phật.

Tu cốt là bỏ nghiệp ác của thânkhẩu ý và chuyển thành nghiệp lành. Bài kệ trên vừa nghequa là dễ nhớ và dường như thấy dễ làm. Song, đi vào kinhnghiệm tu hành thì không đơn giản và dễ dàng vì tình thứcmênh mang, chủng tử tập khí sâu dày, vừa bỏ được thóixấu này để phát huy điều tốt nọ, thì lại có dư tậpdở khác đang ngủ ngầm hội đủ duyên nó trổi dậy lạiphải điều phục nữa, và cứ thế làm mãi cho đến chungcuộc của kiếp người, có khi chưa xong, tâm vẫn còn lao xaolộn xộn. Thế nên người biết hướng thiện luôn luôn phảixoay lại mình để lo tu tập, ở trong mọi hoàn cảnh, trongmọi trường hợp, người rỗi rảnh hay bận rộn, giàu sanghay nghèo hèn ai cũng tu được. Điều tiên quyết là dừngnghiệp ác, rồi tuá theo hoàn cảnh: người nghèo thì ra côngsức giúp đỡ, kẻ giàu thì ra tiền của bố thí. Ai ai cũngbiết tu thì tự mình được an vui, gia đình được hạnh phúc,xã hội được an bình. Tu chính là nền tảng vững chắc đểxây dựng cuộc đời hiện tại được tươi đẹp và tạocơ hội cho đời sau càng được an vui sáng suốt hơn.

Vậy, từ đây về sau trọn đờiquí Phật tử cố gắng tránh tất cả các điều ác, làm tấtcả các nghiệp lành. Làm đó là làm cho chính mình chớ khôngphải làm cho ai khác. Đạo Phật được coi là đạo cứu khổban vui, mà cứu khổ ban vui là chỉ cho mọi người con đườngnào đi đến khổ đau và con đường nào đi đến an lạc.Khi biết con đường đưa tới an lạc thì cố gắng đi, đólà đạo Phật cứu khổ ban vui cho quý vị. Còn nếu quý vịbiết con đường thiện đưa tới an lạc, con đường ác đưatới khổ đau mà cứ đi con đường đau khổ thì đó là tạiquý vị không biết chọn đường đi, khổ là do mình chớkhông do ai khác. Vì Phật đã vạch lối chỉ đường rấtrõ ràng, nếu chọn và thực hành đúng lời Phật dạy thìđược an vui, lợi ích, ngược lại thì khổ đau. Đó làthen chốt mà quý vị phải biết rõ và nắm vững để tu hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2022(Xem: 10441)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
05/02/2022(Xem: 6668)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
05/02/2022(Xem: 8813)
Năm mới ước có thời gian Giây phút chậm lại để xuân mãi còn Mỗi ngày làm được nhiều hơn Mà không căng thẳng muốn xong vội vàng
05/02/2022(Xem: 8931)
CHÁNH PHÁP Số 108, tháng 11.2020 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4  KÍNH MỪNG TUỔI HẠ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8  BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
05/02/2022(Xem: 8868)
CHÁNH PHÁP Số 121, tháng 12.2021 Hình bìa của PhotoMix (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7 Ý THU (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9 ÁNH SÁNG NHƯ LAI (Nguyễn Thế Đăng), trang 10
05/02/2022(Xem: 8497)
CHÁNH PHÁP Số 123, tháng 02.2022 Hình bìa của Oldiefan (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN NHÂM DẦN 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9
31/01/2022(Xem: 5647)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào.
30/01/2022(Xem: 5088)
Từ chiều hôm trước chị Ba Mén đã dặn xe ôm đưa chị ra bến xe đò miền Tây vào bốn giờ sáng. Tuy trời còn tối đen thế nhưng người đã đông, chen chúc, khệ nệ. Quang cảnh bến xe ngày hai mươi tám Tết có khác, thật ồn ào, tiếng người gọi nhau, trẻ con khóc la. Ánh đèn pha của những chiếc xe xếp thẳng hàng chiếu vào những đám bụi mù cuồn cuộn bốc lên từ những bước chân người hối hả. Một tay xách túi quần áo, một tay xách một giỏ lớn đầy quà bánh ngày Tết, chị Ba Mén có vẻ nôn nóng, gặp người lơ xe nào cũng hỏi :
29/01/2022(Xem: 4381)
Trong Tạng Luật có nêu lên trường hợp một người tỳ-kheo nhận định sai lầm cho rằng lạc thú tình dục không hẳn là một sự chướng ngại, Đức Phật thì lại giảng rằng các lạc thú giác cảm mang lại "rất ít thỏa mãn, nhưng thật nhiều khổ đau, thật nhiều tuyệt vọng cùng những điều bất lợi to lớn nhất". Mặc dù Tăng đoàn đã ba lần thuyết phục thế nhưng người tỳ kheo này vẫn khăng khăng không từ bỏ ý nghĩ sai lầm đó của mình. Tăng đoàn đành áp dụng quy luật "đình chỉ" (ukkhepaniyakamma), loại người tỳ kheo này ra khỏi Tăng đoàn, ít nhất cho đến khi nào có một quyết định khác hơn (Cullavagga / Tiểu Phẩm , Cv I, 34) (Vin. iV.135) (Cv I. 32.1-3).
28/01/2022(Xem: 7511)
Tùng xèng tùng xèng Hôm nay lại đến Hăm ba tháng Chạp Mặc trời giá lạnh Tất ba tất bật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]