Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Học nữa và học mãi

25/02/201102:45(Xem: 5035)
3. Học nữa và học mãi
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG III: VÀ VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH

3. Học nữa và học mãi

Dù bạn đang ngồi trên ghế nhà trường hoặc đã đi làm, bạn vẫn luôn luôn cần học tập không ngừng để tiến xa hơn trên con đường nghề nghiệp. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có thể học tập đạt hiệu quả cao nhất:

  • Xác định “thời gian tốt nhất” dành cho việc học tập:

Mỗi người đều có những khoảng thời gian mà mình có thể tập trung cao nhất hoặc rất khó tập trung. Có những bạn dễ tập trung nhất vào buổi tối, sau khi mọi công việc trong ngày đã đâu vào đấy, họ có thể yên tâm tập trung chú ý cho việc học. Những bạn khác, trái lại, dễ tập trung vào buổi sáng sớm, sau một giấc ngủ đầy đủ, khoan khoái. Lại có những bạn rất dễ tập trung chú ý, dường như học tập vào thời điểm nào trong ngày cũng được! Vậy bạn thuộc về “người buổi sáng sớm” hay là “người buổi tối”? Hãy biết tận dụng khoảng thời gian phù hợp nhất với mình – khoảng thời gian mà bạn dễ tập trung nhất, để tập trung cao độ cho việc học của bạn. Ngoài ra, những khoảng thời gian bạn khó tập trung chú ý, thì dành để làm những công việc lặt vặt khác.

  • Học những môn khó trước:

Khi mới bắt đầu học, đầu óc bạn còn tỉnh táo, nên bạn có thể tiếp thu thông tin nhanh và suy luận, giải quyết các vấn đề một cách mau lẹ hơn những lúc khác. Do đó, hãy ưu tiên học những môn khó trước. Nếu bạn thấy môn khó mà tạm hoãn lại, tự nhủ rằng mình cứ để đó rồi sau này giải quyết, thì chắc chắn là bạn sẽ hoãn lại mãi mãi.

  • Phân chia thời gian học và nghỉ ngơi, giữa học lý thuyết và thực hành:

Thời gian học nên chia thành từng khoảng nhỏ, có xen thời gian thư giãn ngắn. Phải cố gắng để mình có thể luôn học tập với tâm trạng hứng thú và yêu thích môn học của mình, chứ không nên quá căng thẳng. Đó cũng là cách tốt nhất để bạn tiết kiệm thời gian học tập. Vì một khi bạn biết phân chia hợp lý thời gian học tập và nghỉ ngơi, học tập với niềm thích thú cao độ, thì bạn sẽ hiểu nhanh, nhớ lâu, thích suy nghĩ đi suy nghĩ lại, đào sâu những gì mình học ngay cả khi bạn không ngồi đối diện trực tiếp với cuốn sách.

  • Bảo đảm môi trường xung quanh phù hợp với việc học:

Điều này giúp bạn giảm thiểu phân tán sự chú ý, tránh được chuyện bỏ phí thời gian trong khi học. Nếu như nơi ở của bạn quá ồn ào thì tốt nhất là bạn tạm thời làm những công việc mà đầu óc không cần phải tập trung chú ý nhiều, đợi đến khi tạm bớt ồn thì hãy học tiếp.

  • Biết tham gia các hoạt động xã hội:

Học tập là góp phần hoàn thiện bản thân và thăng tiến trong công việc, chứ tự nó không phải là tất cả. Ngoài việc học, bạn còn cần biết đến các hoạt động xã hội, cuộc sống phong phú ở xung quanh mình. Đừng nên nghĩ tham gia các hoạt động xã hội sẽ làm mất thời gian học tập! Tham gia các hoạt động xã hội chẳng những giúp bạn tìm được sự cân bằng cho tâm trí, mà còn giúp bạn gắn liền những gì mình học với cuộc sống quanh mình.

  • Cố gắng kết hợp các hoạt động:

Đây là cách tốt nhất để tranh thủ thời gian dành cho việc học. Bạn nói bạn bận rộn quá không còn thời gian để học? Sao bạn không học bằng cách kết hợp với các hoạt động khác? Chẳng hạn, khi đứng chờ ở trạm xe buýt hoặc khi đi xe buýt, bạn vẫn có thể cầm theo một mảnh giấy nhỏ ghi sẵn một số từ vựng để học ngoại ngữ. Khi đi siêu thị, sao bạn không liếc qua tên các thành phần nguyên liệu chế biến sản phẩm có in sẵn trên bao bì? Bạn nói không có thời gian để theo dõi tin tức thời sự, sao không vừa làm bếp vừa nghe tin tức trên đài phát thanh? Ngoài ra, còn rất nhiều cách kết hợp khác để bạn vừa có thể làm việc, vừa học để nâng cao kiến thức của mình.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2014(Xem: 11543)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
28/01/2014(Xem: 7413)
Trong Phật giáo cũng như bất cứ tôn giáo nào, một người bước vào ngưỡng cửa tín ngưỡng, cũng phải tìm hiểu về tôn giáo mình đang theo, ít ra nắm vững giáo lý của một tôn giáo do minh muốn chọn. Đó là nguyên tắc, nhưng phần lớn người đến với đạo Phật, họ đến bằng lòng sùng tín hơn là học hỏi tìm hiểu, vì thế, không tránh khỏi mê tín qua việc cầu khấn, đốt vàng mã, xin xăm bói quẻ và vô số hình thái mà giáo lý nhà Phật không hề khuyến khích.
14/01/2014(Xem: 8346)
Đức Phật đã tịch diệt hơn hai mươi lăm thế kỷ, và chỉ còn lại Đạo Pháp được lưu truyền cho đến ngày nay. Thế nhưng Đạo Pháp thì lại vô cùng sâu sắc, đa dạng và khúc triết, đấy là chưa kể đến các sự biến dạng và thêm thắt trên mặt giáo lý cũng như các phép tu tập đã được "sáng chế" thêm để thích nghi với thời đại, bản tính và sự bám víu của con người. Muốn đến gần với Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn ngày nay thật hết sức khó.
12/01/2014(Xem: 9977)
Trong một cuộc thử nghiệm, giáo sư Masaru Emoto đã nhờ 500 người dân sống ở các vùng khác nhau trên nước Nhật tham gia. Vào một thời điểm nhất định được thông báo trước, giáo sư Emoto đặt một ly nước lên bàn rồi yêu cầu mọi người nghĩ đến tình thương và cầu nguyện cho ly nước đó trở nên trong sạch.
12/01/2014(Xem: 18537)
Ngày nay từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, từ châu Mỹ La tinh đến Phi châu…, có vô số trường đã và đang dạy thiền cho học sinh từ các lớp Mầm non. Nhiều thí nghiệm của các chuyên gia, của các trường và kết quả như thế nào về việc đem thiền vào trường học, mời quý độc giả tìm hiểu qua bài viết nầy.
12/01/2014(Xem: 6472)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu? Chúng ta chẳng dám nói rằng mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh cuộc đời, nhưng có chút hiểu biết chân chính ta vẫn làm việc đóng góp, phục vụ mà vẫn sống thanh thản, thoải mái, an nhiên tự tại.
03/01/2014(Xem: 17199)
Nữ ca sĩ Hà Thanh, cô nữ sinh Đồng Khánh ngày nào, người nổi danh với ca khúc Cô nữ sinh Đồng Khánh, vừa qua đời vào đúng ngày đầu năm mới - 1/1 (giờ địa phương, tức sáng 2/1 giờ Việt Nam) tại TP. Boston, Massachusetts (Hoa Kỳ) sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư máu.
26/12/2013(Xem: 8600)
Namo Sakya Muni Buddha Lord Buddha, our Father of all times, He is the one who sees all, hear all makes , creates and performs all this, without reveling display. Like the Holy Ones ,see the simplicity of life , for the Lord is the Light , the Invisible ,and only the light can see his one true face on the positive things of nature.
25/12/2013(Xem: 7602)
Giáng sinh là thời gian dành cho gia đình, khi các thành viên trong gia đình trở về nhà của họ. Dù ở đâu, chúng ta đều cố gắng tìm đường về nhà với gia đình. Cũng giống như kỳ nghỉ Tết trong văn hóa Việt Nam. Chúng ta trang trí ngôi nhà của mình và tìm cách làm cho nhà mình ấm áp và ấm cúng. Tất cả chúng ta đều khao khát có một ngôi nhà ấm áp và yêu thương,
25/12/2013(Xem: 11473)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]