Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Biết lắng nghe người khác

25/02/201102:45(Xem: 5214)
9. Biết lắng nghe người khác
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG II: THÊM CHÚT NGHỊ LỰC

9. Biết lắng nghe người khác

Hình như đây là vấn đề đã làm hao tốn nhiều giấy mực nhất. Đó là một vấn đề quá cũ rích rồi, đến nỗi người ta chỉ mới nghe đến nó là phát chán, muốn bịt ngay hai tai lại để khỏi phải nghe làm gì nữa cho mệt. Đó là một đề tài chẳng có gì thú vị, vì biết bao nhiêu sách vở từ trước đến nay bàn về vấn đề giao tiếp xã hội mà lại chẳng bàn tới kia chứ?

Bạn phản ứng như vậy thì chúng tôi xin chịu như vậy. Nhưng mong muốn của chúng tôi là được bàn luận cùng bạn về vấn đề này, nên chúng tôi vẫn cứ nói. Liệu chúng tôi có thể tiếp tục “gân cổ” lên để nói với bạn như vậy được không? Và liệu bạn có còn kiên nhẫn chịu đựng nổi chúng tôi không? Chắc là không! Rồi nếu cả bạn và chúng tôi cứ tiếp tục tranh cãi với nhau, chẳng ai chịu ai, chắc chúng ta sẽ đi đến chỗ bực mình, và rồi bạn gấp sách lại. Thế là xong!

Quả thực, trong cuộc sống, “cố gắng lắng nghe người khác nói” là một điều khó thực hiện nhất. Đó là một lời khuyên mà hầu như trong bất cứ cuốn sách cẩm nang giao tiếp nào cũng đều “dạy dỗ” chúng ta cả, và lặp đi lặp lại nhiều quá khiến chúng ta chẳng còn thấy nó mang một ý nghĩa quan trọng hay sâu sắc gì nữa!

Ngay từ đầu, lúc chúng tôi chưa kịp nói gì, chỉ mới hé sơ cái nhan đề ra thôi, bạn đã la ầm ỹ lên rằng đó là một đề tài cũ rích. Như vậy là bạn hoàn toàn rơi vào chỗ không biết lắng nghe rồi! Và chúng tôi cũng vậy, nếu chúng tôi thấy bạn phản ứng như vậy mà vội tự ái, “bye bye” bạn luôn, chẳng thèm nói thêm gì nữa, thì tức là chúng tôi cũng rơi ngay vào chỗ không biết cố gắng lắng nghe người khác nói. Nếu bạn chê là đề tài cũ rích, thì ít nhất chúng tôi cũng phải biết kiên nhẫn lắng nghe vì sao bạn lại chê nó là cũ rích chứ, đúng không?

Những lời khuyên giản dị nhất lại là những lời khuyên khó thực hành nhất. Chúng ta ai cũng có những tư tưởng, những suy nghĩ, cách nhìn khác nhau về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chúng ta sống trong những môi trường khác nhau, có đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh, não bộ khác nhau, ăn những chất dinh dưỡng khác nhau, có những tình cảm yêu ghét, những thái độ nhìn nhận mọi sự việc khác nhau... Nhiều khi chúng ta khác nhau cả về nền văn hoá, khác nhau về quan điểm, lập trường chính trị... Do đó, nếu mỗi người chúng ta chẳng ai biết cố gắng lắng nghe người khác, thì đến bao giờ những con người sống gần nhau mới có thể hiểu được nhau? Đến bao giờ những người cùng sống chung trên quả đất này mới tìm được tiếng nói chung?

Không thèm cố gắng lắng nghe người khác, chẳng khác nào nói thẳng vào mặt người khác rằng, anh/chị, ông/bà hãy chấm dứt ngay những suy nghĩ trong đầu óc mình đi và đừng tiếp tục suy nghĩ theo kiểu như vậy nữa! Khi phản ứng như vậy, chúng ta thử tự đặt mình vào vị trí của người đối diện, thử hỏi rằng, chúng ta có cảm thấy bị tổn thương không? Tự ái không?

Sau mỗi lần bị rơi vào tình huống như vậy, người ta dễ cảm thấy e ngại khi bộc lộ mình với người khác, bởi người ta chẳng ai muốn phải bị tổn thương lần nữa. Ai cũng muốn mình được yên thân, và thế là, người ta sống với một thái độ khép kín, không dám cởi mở tấm lòng, không dám nói lên những suy nghĩ thực của mình, lúc nào cũng chỉ cố gắng nói những gì mà mình nghĩ sẽ làm cho người khác vui và chịu lắng nghe, cho dù những điều đó có là giả dối đi chăng nữa!

Một xã hội mà ngày càng ít người biết cố gắng lắng nghe nhau thì thật là nguy hiểm. Lúc đó, dù chúng ta có sống trong một thành phố đông dân, mật độ dân số cao, diện tích đất đai chật hẹp, chúng ta vẫn cảm thấy lòng mình trống trải, cô đơn. Mà nếu cứ phải sống như vậy thì khổ quá, làm sao thanh thản, yêu đời cho được?

Cố gắng lắng nghe người khác, đó là cả một nghệ thuật sống đòi hỏi ở ta ý chí mãnh liệt và một tấm lòng thực sự biết quan tâm đến người khác.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2016(Xem: 6555)
Trong bài này tôi không bàn chuyện cao viễn mà nói chuyện thực tế của đời sống. Chư tổ nói rằng, “Phật pháp bất ly thế gian pháp”. Điều đó có nghĩa là giáo lý nhà Phật gắn chặt với cuộc sống của con người. Gắn chặt với cuộc sống nhưng phải hữu ích cho con người.
22/03/2016(Xem: 7579)
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), hay Pháp Hoa, Phật ám chỉ ba cỗ xe (Tam Thừa) cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe, là Nhất Thừa (sa. ekayāna) và kinh chỉ dạy tuỳ theo khả năng tâm trí, tiếp thu bất đồng của mỗi Phật Tử.
19/03/2016(Xem: 9266)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo, phá hoại các đền chùa Phật, họ cũng cướp bóc tài sản và tàn phá những gì không thuộc Hồi giáo. Phật giáo đã bị tiêu diệt nơi xứ Phật. Nhưng may mắn thay cho đạo Phật, dưới triều đại vua Asoka vào thế kỷ thứ 3 trưóc. CN, Phật giáo đã được truyền qua xứ Sri Lanka/Tích Lan, Miến điện ...
19/03/2016(Xem: 10047)
Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi.
19/03/2016(Xem: 9556)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác. Bản chất của xã hội là các mối quan hệ. Một người sống trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ, như quan hệ cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp, dòng họ, thôn xóm…
16/03/2016(Xem: 10211)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quả và trở thành arhat/A-la-hán (kinh Therigatha/Tăng lão ni kệ). Tuy nhiên, qua dòng lịch sử lâu dài của Phật giáo người nữ tu sĩ luôn bị thiệt thòi, không mấy khi có dịp, hoặc tạo được các điều kiện thuận lợi hầu giúp mình lưu lại kinh nghiệm và các sự thành đạt của mình. Họ chỉ là những người tu tập trong âm thầm để rồi chìm vào quên lãng, không mấy ai biết đến
12/03/2016(Xem: 8064)
Để tưởng niệm công đức khai sơn Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam của Tổ sư Minh Đăng Quang, Nhân ngày kỷ niệm 62 năm Tổ Sư vắng bóng ngày 1 tháng 2 năm 1954 - 1 tháng 2/2016, Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới thành kính tưởng niệm 62 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng tại Tổ Đình Minh Đăng Quang, thành phố Santa Ana, California, USA.
11/03/2016(Xem: 7376)
Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của giáo đồ Phật giáo, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương giáo lý Phật giáo; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất.
10/03/2016(Xem: 7874)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm. Xứ Ấn đã qua mùa Đông lạnh lẽo, thời điểm này khí hậu đang nóng lên từng ngày. Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India.
09/03/2016(Xem: 10053)
Trước tiên xin được có đôi lời cảm ơn đến những vị quan tâm,có điện thư thăm hỏi sau khi đọc bài viết “Nén nhang muộn màng kính viếng nghệ sĩ Đoàn Yên Linh” . Thật tình mục đích bài viết ấy được đưa lên trước hết để những bạn bè thâm hữu xa gần nếu có kỷ niệm gì với nghệ sĩ Đoàn Yên Linh (Anh) đóng góp, bổ sung cho nhau hầu có thể sau này sẽ hoản thiện một bản lý lịch cũng như quá trình hoạt động nghệ thuật, trong đó có công đức cúng dường cho văn hóa Phật giáo của một người nghệ sĩ tận tâm như Anh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]