Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Nghỉ ngơi đầy đủ

25/02/201102:45(Xem: 4869)
6. Nghỉ ngơi đầy đủ
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG II: THÊM CHÚT NGHỊ LỰC

6. Nghỉ ngơi đầy đủ

Những mệt mỏi của thể xác sẽ kéo theo những mệt mỏi, chán nản về mặt tâm lý. Nhiều khi công việc hằng ngày bị quá tải, những gian nan vất vả của cuộc sống làm cho chúng ta thấy cuộc sống của mình chẳng hề đáng yêu một chút nào. Những lúc như vậy, bạn cần thiết phải tạm nghỉ ngơi. Không thể phủ nhận việc nghỉ ngơi sẽ đem lại cho chúng ta những ích lợi ở các mức độ khác nhau:

Về thể chất:

Sự nghỉ ngơi giúp chúng ta chống lại ảnh hưởng của những cơn căng thẳng bằng cách giảm mức độ căng thẳng các cơ bắp của toàn bộ cơ thể, giảm nhịp đập của tim cũng như nhịp thở gấp; mạch máu có thể giãn nở, và bộ máy tiêu hoá có thể hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Nhìn chung, sự nghỉ ngơi và thư giãn đem đến cho cơ thể cơ hội cân bằng, cho phép ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu của những căng thẳng quá mức mà chúng ta phải đương đầu trong cuộc sống hằng ngày.

Về cảm xúc:

Sự nghỉ ngơi, thư giãn cho phép chúng ta giải tỏa những giận dữ, căng thẳng, lo lắng, thay thế chúng bằng cảm giác an tâm và khỏe mạnh. Mỗi người chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm tiêu cực. Thế nhưng, chính nhờ có sự nghỉ ngơi, thư giãn mà chúng ta giảm được những ảnh hưởng căng thẳng của những xúc cảm tiêu cực này. Khi đó, những cảm xúc của chúng ta sẽ trở nên lành mạnh và tươi sáng hơn.

Về trí tuệ:

Một đặc điểm của sự căng thẳng là mọi thứ đều trở nên trầm trọng, khó khăn đến mức chúng ta không biết xử trí, không biết giải quyết vấn đề nào trước. Thậm chí khó mà tập trung giải quyết bất cứ công việc gì. Chính sự nghỉ ngơi, thư giãn tạo cho chúng ta tâm trạng thông suốt, tạo điều kiện cho những ý tưởng sáng tạo có thể nảy sinh... Bên cạnh đó, trí óc của chúng ta còn có thể tìm kiếm được những giải pháp hợp lý, nhằm tháo gỡ những vấn đề mà lâu nay chúng ta chưa thể giải quyết được.

Về tâm đức:

Sự nghỉ ngơi, thư giãn cho phép chúng ta có thời gian bình tâm suy nghĩ lại về những biến cố đã xảy ra trong cuộc đời mình. Qua đó chúng ta nhận ra được tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc đời mình đang sống. Chúng ta có dịp chăm lo những tư tưởng, cảm xúc và cả thể chất của mình. Trong cuộc sống, thỉnh thoảng mỗi người chúng ta cũng cần có một không gian riêng, không phải bận rộn chuyện gì cả, tạm thời xa lánh những đám đông ồn ào, những công việc bận rộn, những thói quen sinh hoạt cứng nhắc hằng ngày để đầu óc được thảnh thơi suy nghĩ về bản thân mình: “Mình là ai?”, “Mình phải sống như thế nào?”, “Cuộc đời mình đi về đâu?”,... Để rồi sau đó, khi quay trở lại với công việc và cuộc sống thường ngày, chúng ta biết sống có ích, biết hợp tác với người khác một cách hiệu quả và nhân ái hơn!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7275)
Đây là bộ Kinh mà ACE chúng tôi đã “nghe danh” từ những năm 60, khi mới “ra nghề” huynh trưởng mà mãi đến nay (1) hơn 20 năm sau mới được học ! như vậy đủ biết chúng tôi nao nức như thế nào!
10/04/2013(Xem: 8807)
Ðây là phẩm mong đợi của ACE chúng tôi, cũng là của mọi người học Kinh DMC , vì sao?- Vì trong phẩm này ngài Văn Thù Sư Lợi chịu đi thăm bệnh ông Duy Ma Cật.
10/04/2013(Xem: 7918)
Từ thời xa xưa lắm rồi, khi nói “dâu trăm họ”, lập tức người ta nghĩ ngay đến những vị thầy trụ trì ở các chùa. (Xin hiểu chữ trụ trì như là danh từ chuyên môn rất phổ thông để chỉ các vị sư, tăng hay ni.
10/04/2013(Xem: 6765)
Chúng ta thường nghe nói về ‘Cái Dũng của nguời quân tử’ ‘Cái Dũng của phàm phu’, ‘Cái Dũng của Thánh nhân’ v..v... nhưng chúng ta chưa thực sự thực tập hạnh này với tư cách là một Phật tử.
10/04/2013(Xem: 12512)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
10/04/2013(Xem: 9276)
Sau 30 năm sinh hoạt Phật sự tại Đức, tôi ngồi tính sổ lại thời gian, nhân duyên, cơ hội cũng như những phạm trù khác để gởi đến quý Phật Tử xa gần, với những người lâu nay hằng hộ trì cho Phật pháp tại Đức nói riêng và các nơi khác tại Âu Châu cũng như trên thế giới nói chung với tinh thần của người con Phật và với tư cách là một Trưởng Tử của Như Lai.
10/04/2013(Xem: 6455)
Khác hơn mọi hôm, trưa nay khung cảnh núi đồi Đa Bảo-Campbelltown toát ra một mùi hương thoang thoảng mát dịu nhẹ nhàng, so với mấy ngày trước đây khí trời còn oai bức như thiêu đốt con người, vạn vật giữa mùa hạ Sydney-Úc Đại Lợi.
10/04/2013(Xem: 7755)
Những thảm họa vừa mới xảy ra do những cơn sóng thủy triều như hàng đàn quái vật khổng lồ cuốn phăng tất cả mọi người mọi vật ở vùng duyên hải Đông Nam Châu Á làm loài người trên toàn cầu hoang mang lo sợ, thúc đẩy chúng tôi diễn giải vấn đề nầy theo quan điểm Phật giáo . Khi thiên nhiên bất bình, như chúng tôi đã trình bày ở trên, ảnh hưởng đến mạng sống của con người trên trái đất này ở bất cứ địa hạt nào, bất phân giai cấp, chủng tộc, tôn giáo cũng như đạo đức luân lý nào.
10/04/2013(Xem: 6998)
Mùa thu lãng đãng trở về đưa theo từng cơn gió nhẹ, dịu mát. Cả bầu trời như trở mình sống lại, để chuyển rơi rụng những chiếc lá vàng. Tôi không ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]