Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Hứng khởi trong công việc

25/02/201102:45(Xem: 5129)
1. Hứng khởi trong công việc
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG II: THÊM CHÚT NGHỊ LỰC

1. Hứng khởi trong công việc

Chúng ta ngày càng quan tâm đến mối liên hệ giữa công việc và lòng hứng khởi. Trong một cuộc sống mà công việc lúc nào cũng quá căng thẳng, chúng ta dễ cảm thấy nhàm chán, cáu gắt, bực bội với công việc của mình. Lòng hứng khởi trong công việc tiêu tan dần đi. Và do đó, hiệu quả của công việc cũng rất thấp. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn chúng ta đến chỗ bế tắc, công việc thì ngày càng chồng chất mà chẳng có việc nào giải quyết ra việc nào. Từ đó, chúng ta đánh mất luôn cả niềm vui cuộc sống. Lẽ ra, công việc phải là niềm vui sống và là cơ hội để thăng tiến, thì nó lại biến thành một nỗi lo nặng nề, luôn làm mình cảm thấy buồn bực, căng thẳng!

Hứng khởi là một trạng thái tâm lý, là một niềm vui bất tận làm cho mình cảm thấy công việc của mình là thú vị, vô cùng tuyệt diệu. Chúng ta không thể nhìn thấy sự hứng khởi, cũng như chúng ta không thể nhìn thấy lương tâm, nhưng chắc chắn một điều là chúng ta cảm nhận được nó. Và nó luôn ảnh hưởng quan trọng lên công việc và cuộc sống của chúng ta.

Hứng khởi ảnh hưởng đến cả sức khoẻ thể xác của chúng ta. Một người luôn sống trong trạng thái hứng khởi thì sẽ gìn giữ được sức khoẻ của bản thân tốt hơn là một người luôn sống trong trạng thái hoang mang, buồn bã. Ngay cả trong công việc, trạng thái hứng khởi cũng làm cho công việc của mình đạt hiệu quả cao hơn bình thường rất nhiều lần!

Vậy làm thế nào để chúng ta tìm thấy hứng khởi và duy trì được niềm hứng khởi dài lâu trong công việc của mình? Trả lời câu hỏi này liên quan đến rất nhiều vấn đề, từ óc tổ chức đến nhân sinh quan của bản thân mỗi người trong cuộc sống!

Hãy luôn tự nhủ rằng, mình không chỉ sống mà còn khát khao sống một cách trọn vẹn với niềm vui cuộc đời. Mình phải có trách nhiệm tạo ra cho mình sự hứng khởi trong công việc, vì công việc là của mình chứ không phải của ai khác, vì cuộc đời mình là của chính mình chứ không phải của ai khác. Niềm vui trong công việc sẽ đem lại cho mình hạnh phúc và thành công trong cuộc đời.

  • Sống chung với những người hứng khởi.

Trong mỗi tổ chức hay một tập thể đều tồn tại cái gọi là “bầu không khí tâm lý của tập thể”. Nếu may mắn được làm việc trong một tập thể tốt, có bầu không khí tràn đầy hứng khởi, tự nhiên bạn cũng sẽ luôn cảm thấy hứng khởi trong công việc. Bởi vì, bầu không khí tâm lý của tập thể có ảnh hưởng, tác động đến tâm lý của mỗi cá nhân. Nếu chẳng may phải làm việc trong một tập thể có bầu không khí ngột ngạt, khó chịu, bạn sẽ khó có thể cảm thấy vui vẻ trong công việc và sẽ chẳng bao giờ thăng tiến được. Tốt hơn hết là bản thân mình nên tìm một công việc khác xứng đáng với khả năng của mình hơn, hay một công việc khác mang tính độc lập cao hơn mà mình không còn phải bị lệ thuộc quá nhiều vào tập thể nơi mình làm việc.

  • Tạo niềm hứng khởi cho người khác.

Nếu như tâm lý của mỗi cá nhân đều bị ảnh hưởng bởi tâm lý của tập thể, thì trái lại, tâm lý của tập thể cũng chịu sự tác động, ảnh hưởng bởi tâm lý của mỗi cá nhân. Thay vì tìm cách chia rẽ, gây căng thẳng lẫn nhau, bản thân mỗi người nên chủ động tạo niềm hứng khởi cho cả tập thể nơi mình làm việc. Điều này đặc biệt có ý nghĩa nếu bạn là người lãnh đạo, người quản lý trong tập thể. Bạn chủ động tạo niềm hứng khởi cho các nhân viên thì công việc quản lý của bạn càng thành công, tổ chức của bạn ngày càng đi lên.

  • Thách thức trong công việc sẽ tạo đà cho hứng khởi.

Đừng bao giờ ngại những khó khăn, thách thức trong công việc, vì bất cứ công việc nào cũng chứa đựng khó khăn của riêng nó. Có thách thức, tức là bạn có cơ hội để chinh phục. Trong khi nỗ lực vượt lên những thách thức, bạn cảm nhận được niềm vui. Sự hứng khởi này rất tuyệt vời, giống như cảm nhận của những người tích cực tham gia một cuộc đua vượt chướng ngại vật vậy! Và cả sau khi đã vượt qua mọi thử thách trong công việc, sự hứng khởi vẫn ngân vang mãi trong tâm hồn của bạn...

  • Hứng khởi là một niềm tự hào của bản thân.

Cái khó nhất trong cuộc sống không phải là đạt được sự giàu sang hay quyền chức, mà là duy trì được sự hứng khởi. Biết bao người luôn cảm thấy đau khổ, buồn bực, không cảm thấy hứng khởi gì trong cuộc sống. Chúng ta phải quyết tâm sống làm sao để khi mọi người nhìn vào mình, bất kỳ ai cũng thèm khát có được sự hứng khởi như mình! Một khi mình luôn duy trì được sự hứng khởi của bản thân trong mọi cảnh ngộ, điều đó chứng tỏ mình là người có nghị lực hơn nhiều người khác, mình biết vượt lên chính mình, và đó chẳng phải là bản thân mình có một nhân cách rất đáng tự hào hay sao?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2012(Xem: 7593)
Chân Như vừa huân tập ở hai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
07/04/2012(Xem: 8165)
Đã nhiều năm nay, rất nhiều người than phiền rằng tôi không tuân thủ theo những quy tắc hay chuẩn mực thông thường. Điều này hoàn toàn đúng. Không may thay, những người như tôi hầunhư luôn phải tuân theo những truyền thống, những chuẩn mực văn hóa nhất định. Như các bạn đều biết, thế giới này ngập tràn những danh xưng,khái niệm, và thực tế là văn hóa,
06/04/2012(Xem: 16293)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
06/04/2012(Xem: 8340)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thức và chuyển hóa tâm linh...
06/04/2012(Xem: 9893)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
04/04/2012(Xem: 6989)
Trong truyền thống Khổng giáo, quan hệ giữa thầy và trò được coi trọng hơn giữa cha mẹ và con cái, và người thầy được xếp vị trí chỉ sau nhà vua mà trên tất cả mọi hạng người trong xã hội. Khổng giáo đã nâng vai trò người thầy lên một tầm mức quan trọng, và qua lịch sử truyền thừa của mình, tinh thần đó đã được phản ánh một cách rõ nét. Phật giáo không phân cấp khinh trọng các mối quan hệ như Khổng giáo. Theo Phật giáo, mỗi mối quan hệ đều có tầm quan trọng riêng của nó, và một con người để hình thành nên nhân cách và tài năng hẳn có sự chi phối từ nhiều phía: cha mẹ, thầy giáo, môi trường xã hội và chính cả bản thân người đó.
04/04/2012(Xem: 6326)
Phật hóa gia đình là trách nhiệm chung của nền văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên quý Phật tửnam nữ tại gia phát tâm quy y Tam bảo, giữ gìnnăm điều đạo đức và nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, trao dồi rèn luyện đạo đức cá nhân, xây dựng nếp sốnggia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, đóng góp lợi ích xã hội và hộ trì Tam bảo với tinh thầnđạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam.
04/04/2012(Xem: 7567)
Mối quan hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ căn bản của con người có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tri thức, tư tưởng, phẩm cách, đạo đức, v.v… và đặc biệt là trong Phật giáo, mối quan hệ thầy trò mang đậm tính cách kế thừa về tâm linh, về sự tu chứng, về đức hạnh, về hành Bồ tát đạo… Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiết là quy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.
03/04/2012(Xem: 14557)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
03/04/2012(Xem: 16090)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đời và hạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]