Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Nghĩa Thời Gian

25/02/201116:59(Xem: 5244)
6. Nghĩa Thời Gian

THỬ HÒA ĐIỆU SỐNG
Võ Đình Cường

NGHĨA THỜI GIAN

Hoạt động tạo ra thời gian và sự nghiệp. Ôi muôn vạn cảnh tượng huy hoàng của những làn sóng dậy, đã dàn bày trên mặt nước, ai ngờ ở sức chuyển lay.

Tết đến, sực nhớ thời gian qua nhanh, em bỗng động lòng nghĩ đến sự nghiệp mà buồn chăng? Nhưng thời gian là gì, tưởng cũng cần tìm nghĩa thật của nó.

Thời gian chỉ là sự chuyển động. Không chuyển động, không thời gian. Mỗi vật tuỳ theo thể chất của nó, có một sự chuyển động, một đời sống, một thời gian riêng, thời gian của trăng, của sao, của mặt trời, thời gian của vi trùng, của tế bào, của phù du. Chỉ có từng thời gian riêng. Không có thời gian chung cho cả vạn vật.

Nhưng muốn tiện lợi, người đời đã cùng nhau đặt ra một thứ thời gian, lấy mặt trời hay mặt trăng làm chuẩn. Thời gian xưa ấy là sự rút ngắn và duỗi dài ra dưới ánh nắng mặt trời của bóng chiếc que cắm giữa sân, hay sự chìm dần của cái hồ đồng ngập nước. Thời gian này là sự quay tròn của hai chiếc kim đồng hồ. Bỏ những vật ấy đi nhiều người sẽ mù mờ trước hai chữ thời gian.

Nhưng còn mặt trời đó và mặt trăng kia làm sao không nhận ra được nghĩa thời gian trong ấy?

Ừ, thì có mặt trời và mặt trăng thật đấy. Nhưng quay đi quay lại, rút cuộc cũng chỉ có hai bề trắng đen, sáng và tối, đêm và ngày. Mọc và lặng, cái cử chỉ lập đi lập lại này của mặt trời từ muôn vạn đời với một ngày, nào có khác gì nhau.

Vâng, em hiểu lắm, thời gian của một ngày này không khác một ngày kia, nhưng sau ba tháng, chúng ta lại nghe đổi một cảm giác. Bốn mùa còn đấy, chúng ta còn cảm nghe ấm rồi nực, mát rồi lạnh …

Rồi sao nữa ? Hay lại trở về bốn cảm giác trước, bốn mùa qua rồi, bốn mùa lại. Trên đường thời gian chúng ta đi tới hay đi lui, trở về sau hay tiến tới trước? Ở đây thật ra, tới hay lui, sau hay trước cũng đồng một nghĩa như nhau không làm sao phân biệt được. Tới là lui, đi là về. Hai đầu, trước và sau cùng nhau giáp nối thành một vòng tròn mà hai chiếc kim đồng hồ là tượng trưng. Phút trước qua rồi, phút sau lộn lại. Để nhận rõ sự vô nghĩa của thời gian, em hãy lắng nghe cuộc cãi vả bất diệt của hai tiếng tít tắc. Tiếng tít bảo: tôi là hiện tại, nhưng cũng là dĩ vãng đây rồi, tiếng tắc sau tôi mới là tương lai. Nhưng tiếng tắc lại bảo: tôi là hiện tại nhưng cũng là dĩ vãng đây rồi, tiếng tít kia mới là tương lai. Dĩ vãng tương lai, tương lai dĩ vãng tráo trở nhau trong hai tiếng tít tắc. Tóm lại, cái kim nhỏ chạy đủ một vòng trên mười hai khoảng của mặt đồng hồ, mặt trời chìm xuống phương Tây và nổi dậy ở phương Đông, ba mươi hay ba mươi mốt tờ lịch rơi vào giỏ rác, chìa bàn tay ra lãnh những tờ bạc đỏ xanh sau một tháng làm việc, bốn lần thay đổi y phục cho hợp thời tiếc, móc vào cái đinh cũ một cuốn lịch mới. Bao cử chỉ ấy đã chưng bày rõ rệt lên một thời gian chung cho loài người giữa sự chuyển biến vô cùng tận của một không gian vô thuỷ vô chung …

Nhưng cái thời gian chung mà nhân loại đặt ra ấy thật không có tánh cách gì chung cho ai cả. Có người siêng năng lấy ngày thâm vào đêm để làm việc, có người lười nhác lấy đêm thâm vào ngày để ngủ. Có người già mà chưa một lần đã trẻ, có kẻ trẻ mãi cho đến lúc đậy quan tài. Như thế đấy, chỉ có thời gian thiết thực riêng của từng người theo từng tâm trạng, trong từng hoàn cảnh. Một phút đợi chờ dài hơn một giờ hạnh ngộ. Một ngày vui qua nhanh như tiếng pháo nổ. Một phút đau khổ dài tợ một thế giới đứng yên. Khi sung sướng, khi bận rộn là thời gian vụt bay theo cánh chim đại bàng. Để cho Lamartine sống 100 năm trên mặt hồ Bourget bên cạnh Elvire, nhà thi hào ấy cũng cứ cầu khẩn: “Ôi thời gian, hãy dừng cánh lại. Giờ ngọc vàng, xin hãy khoan bay.” Cho nên không có thời gian chung cho cả vạn vật. Cũng không có thời gian chung cho cả nhân loại. Chỉ có thời gian riêng cho từng tâm trạng…

Chỉ có thời gian riêng của từng tâm trạng. Thế mà sao em lại giật mình khi thấy năm qua? Cử chỉ ngạc nhiên và kinh hãi ấy thật quá nông nổi, sợ mau già chăng ? làm già, ít bởi tháng năm, nhưng rất nhiều là bởi tháng năm, nhưng rất nhiều là bởi dục vọng. Bao nhiêu người đã già trước tuổi. Thân hình măng non của họ đã ê chề, lụn bại bởi đã làm tay sai cho bao nhiêu đòi hỏi của dục vọng. Làm như vậy rồi trách thời gian đã sớm đem họ đến mồ, có ai bất công hơn thế nữa ? Chỉ có thời gian riêng của từng tâm trạng thôi em ạ!

Thế mà sao em lại sợ đời em quá ngắn? Sống một trăm năm chưa hẳn là nhiều, sống một ngày chưa hẳn là ít. Chớ đem năm tháng mà tính sổ đời mình. Một trăm năm của người lười nhác không bằng một tháng của kẻ siêng năng. Sống làm chi cho nhiều để quẩn quanh trong chừng ấy dáng điệu, ăn ngủ, ngủ ăn. Và để một hôm trước khi ngủ thẳng, mới giật mình kinh hãi nhìn lại sau mình, thấy một khoảng thời gian trống rỗng, trong ấy mình đã sống, chẳng chút đổi thay. Dấu tích quá nghèo nàn, họ có cảm tưởng như đời mình đã phớt qua như bóng nhựa qua cửa sổ. Sống một trăm năm chưa hẳn là nhiều, sống một vài mươi năm chưa chắc là ít.

Ngây thơ thay những người xưa đã vào rừng tìm thuốc trường sinh mà không bao giờ gặp, sống khác chết ở sự nhận cảm và sự hoạt động. Sống với một tâm hồn khô khan, một tinh thần trống rỗng, sống bao nhiêu thế kỷ vẫn là thừa. Ai mong ước gì đời sống của một cây đại thọ ? Nó sống lâu chớ phải đâu sống nhiều. Lòng mong ước của chúng ta ít ở sự sống được lâu, nhưng rất nhiều là được sống rộng, sống mạnh.

Sa thải những mầm xấu xa có thể ung độc sự sống, làm phát triển những tánh tình, những tư tưởng đẹp đẽ trong mỗi người, nghĩa là luôn luôn tranh đấu giữa mình với mình để vượt lên trên mình, đấy là sống mạnh. Phá dần thành trì ngăn che ta và người, liên lạc nhau qua những dây thân mến, những sóng lạc quan, nghĩa là vượt ra khỏi cái tâm nhỏ hẹp để giao hoà với tâm rộng lớn, đấy là sống rộng. Một đời làm được như thế, thử hỏi còn một sự nghiệp nào có giá trị hơn nữa, còn một thời gian nào quí báu hơn nữa.

Có lẽ để khuyến khích, cổ vũ tài sức và lòng hăng hái của chúng ta, vạn vật đã hiệp nhau tổ chức một mùa xuân mới, sau những ngày đông giá lạnh.

Mùa đông già cỗi thế kia còn trổi dậy được để chuyển mình thành một chàng thanh xuân mười tám, cớ sao những chàng trai mười tám như em lại muốn nằm xuống giường bệnh của người già.

Lòng chúng ta cũng phải bắt chước vạn vật mà tạo hoá lại lòng ta. Đừng nghĩ rằng một mùa xuân qua là một mùa xuân mất mà buồn. Mùa xuân không mất, chỉ có người mau già chết, vì đã lo nghĩ mà buồn rầu không phải cách. Nét nhăn tới in dấu trước tháng năm, vì chúng ta đã để những ngày buồn vô cớ ăn lan qua những ngày vui hùng hậu, vì chúng ta thường nói mùa đông đã qua với những mùa đông sắp tới.

Hoa nở rồi, hương chập chờn bay trong gió, bướm nhịp nhàng vỗ cánh theo điệu chim ca. Xuân đã về, mang theo một bầu hăng hái phủ dưới chiếc áo màu xanh của vạn vật. Trước sự sống tươi vui ấy, không nên đau buồn không phải lẽ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2016(Xem: 8073)
Bình bát cơm ngàn nhà Thân chơi muôn dặm xa Mắt xanh xem người thế Mây trắng hỏi đường qua
22/04/2016(Xem: 11244)
Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.
18/04/2016(Xem: 6003)
Đức Phật dạy chúng ta trí tuệ và yêu thương. Học là một chuyện còn ứng dụng lại là một chuyện khác. Có khi chúng ta đọc làu làu kinh Phật nhưng thực hành chưa được là bao. Chuyện là chúng tôi có Vườn Yêu Thương. Triết lý cũng rất giản đơn và do thầy Hùng - người lập ra công ty sách Thái Hà của chúng tôi đưa ra: “Chút điều xấu cùng ngăn cùng giữ. Chút điều lành cùng thử cùng làm”.
16/04/2016(Xem: 8188)
Rohith Vemula không bao giờ có thể thoát ra khỏi những sự trói buộc của nhóm “sinh đẻ hạ cấp" của mình. Anh đã là một "Dalit" - một thuật ngữ dịch nôm na là giới "bị đổ vỡ, hư hỏng vứt đi" - một nhóm của những tầng lớp thấp nhất được gọi là "Hạ tiện". Những điều ghi chép trong nhật ký cá nhân và các cuộc phỏng vấn với bạn bè của anh ta đã mở ra cho thấy một cuộc sống đầy ngập những khó khăn của việc lớn lên trong sự nghèo khó, và những phấn đấu với một xã hội mà, đối với anh, dường như chống lại sự tiến bộ của một sinh viên như anh. Cái đòn sau cùng làm anh gục ngã là khi trường đại học Hyderabad Central University thu hồi lại học bổng rất khó khăn mới đạt được của anh sau khi có một nhóm những sinh viên khác, phần lớn thuộc đẳng cấp cao, báo cáo là anh đang tham dự trong những hoạt động "phản quốc" - - như trường hợp, biểu tình phản đối việc xử tử hình một tên khủng bố mà anh đã tin là bị xử oan .
07/04/2016(Xem: 7656)
Từ nhỏ tôi đã được gieo vào não câu nói “Một người làm quan - Cả họ được nhờ”. Nghe cũng có lý. Bởi bác A gần nhà tôi là một quan chức và bác ấy lôi vào nhà nước rất nhiều người họ hàng. Họ làm rất nhàn, toàn chơi, mà bổng lộc rất nhiều, tiền nong rủng rỉnh, đi đâu cũng khoe, tự hào ra mặt. Mẹ tôi bảo “Đấy con phải học đi, học thật giỏi vào để sau này cả họ được nhờ như nhà bác ấy”.
04/04/2016(Xem: 7892)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng các pháp đều có nhân quả, phải tự mình mình tu, chớ nên cầu xin bất kỳ ai, vì có ai cho phước mình đâu. Về lý luận, nói như thế có phần tích cực là khuyến tu, nhưng Kinh Phật sơ thời cũng vẫn có các lời dạy cầu an, cầu siêu – tuy là nhiều dị biệt với thời chúng ta.
04/04/2016(Xem: 9013)
Dòng đời cứ cuồn cuộn hay lặng lẽ mãi miết TRÔI, và mọi cảm nhận tiếp thụ của con người vẫn cứ lan CHẢY bất tận theo thời gian, tưởng chừng chẳng phút giây dừng nghỉ, và nếu có chăng thì chỉ trong một thoáng xa xôi mơ hồ đâu đó, rồi cũng lao vào vòng xoay của bao ý niệm trong cuộc sống đầy vật vã, tranh đấu, bon chen, toan tính.v.v... như bánh xe càng đi tới là càng quay tròn trở lại.
31/03/2016(Xem: 9937)
Bài này tôi muốn tặng Phật-tử Xuân Trường và các bạn đồng tu là những người đã trải nghiệm cuộc đời khi tu hành ở Tây Tạng và phật-tử Phạm Oanh đang muốn kiểm nghiệm cuộc tu hành qua Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa cùng các bạn đồng tu ở Làng Phổ-Đà Liên-Hoa Tịnh-Độ thành phố Hải phòng và các bạn đồng tu xa gần.
31/03/2016(Xem: 8390)
Ngày đức Phật Thích Ca đản sinh là một ngày lễ trọng đại đối với một số quốc gia ở Châu Á có đông dân theo đạo Phật. Đón mừng Phật Đản, khắp nơi có những lễ hội được tổ chức rất trọng thể trang nghiêm, những hoạt động Phật sự tăng cường ráo riết, và các chương trình văn hoá -văn nghệ cũng diễn ra hết sức sôi nổi với sự đầu tư công phu và hoành tráng. Ngành Bưu chính của các nước này cũng không chịu thõng tay đứng bên lề để ngắm nhìn ngày hội lớn của tăng ni Phật giáo đồ, mà từ nhiều năm qua cứ đến những dịp đón ngày Rằm tháng Tư âm lịch là các bộ tem về đề tài “Kính Mừng Phật Đản” được phát hành rộng rãi làm náo nức bao người tôn Phật -kính Pháp- trọng Tăng.
31/03/2016(Xem: 7944)
Ông có xem biến cố mà chúng ta hiện nay thường gọi là "11 tháng 9" là chưa từng có không, một sự kiện đã làm thay đổi triệt để sự hiểu biết của chúng ta không? Trước tiên, xin bà cho phép tôi nói là tôi sẽ trả lời câu hỏi này của bà trong ba tháng sau biến cố[1]. Tuy thế, khi đề cập đến những kinh nghiệm của tôi liên hệ đến biến cố này, có lẽ cũng là điều hữu ich.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]