Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Sống hy sinh và phục vụ tha nhân

25/02/201111:36(Xem: 5591)
10. Sống hy sinh và phục vụ tha nhân

CHÌA KHÓA SỐNG HƯỚNG THIỆN
Lại Thế Luyện

Sống hy sinh và phục vụ tha nhân

Mỗi chúng ta là một thành viên của xã hội nên mọi việc mà chúng ta làm đều ít nhiều có ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác, của xã hội. Như đã nói, hạnh phúc đích thực của mỗi người luôn gắn liền với hoạt động tích cực vì hạnh phúc của người khác, của xã hội. Mỗi chúng ta không chỉ biết sống vì bản thân mà còn biết sống vì cộng đồng. Cho nên, không thể gọi là sống hướng thiện nếu chúng ta không có thiện chí phục vụ, hy sinh vì hạnh phúc của tha nhân!

Thế mà, trong cuộc sống có rất nhiều người luôn quan niệm hạnh phúc của cuộc đời họ là phải tìm cách hưởng thụ càng nhiều càng tốt. Ở đây, chúng ta chưa cần bàn đến những điểm chưa đúng đắn trong quan niệm sống này. Điều chúng ta quan tâm ở đây là, một cuộc sống chỉ có sự an nhàn và hưởng thụ sẽ đem lại cho con người điều gì?

Giữa cuộc sống còn nhiều cực nhọc, vất vả và có quá nhiều sự đua tranh về vật chất, dường như quan niệm hưởng thụ nói trên càng dễ trở nên phổ biến ở nhiều người hơn. Đồng ý rằng khi cuộc sống còn nghèo khổ, ai trong chúng ta cũng có quyền cố gắng để được ăn no mặc ấm. Khi cuộc sống khá giả hơn lên một chút, chúng ta sẽ muốn được ăn ngon mặc đẹp. Đây cũng là nhu cầu tất yếu không thể phủ nhận. Và nhất là khi đã trở nên giàu có hơn, dư của ăn của để, chúng ta có thể nảy ra nhu cầu du lịch, đi đây đi đó, tham quan, vui chơi, mua sắm... Nếu giàu có hơn nữa, chúng ta tìm cách mua thêm nhà thêm cửa, xây biệt thự nghỉ mát, sắm sửa mọi tiện nghi hiện đại trong nhà, mua thêm xe hơi, máy bay... Ngoài ra, còn gì nữa không? Sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất của bản thân ta cũng chỉ đến thế là cùng, ngoài ra không có gì phong phú hơn nữa cả!

Thực tế mà nói, sự thỏa mãn hay hưởng thụ về vật chất chưa hẳn đã mang lại cho con người hạnh phúc thật sự. Có khi, tâm trạng bi quan, hời hợt, cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán, vô vị, chán đời... lại nảy sinh trong chính hoàn cảnh rảnh rỗi, thừa thãi về tiền bạc, vật chất nữa. Bởi vì, sự thỏa mãn về vật chất thường chỉ mang tính chất lặp đi lặp lại, ít khi đem lại cho con người những cảm nhận sâu sắc trong cuộc sống cùng cảm giác mãn nguyện lâu dài. Thậm chí có khi tìm cách thỏa mãn xong rồi ta lại cảm thấy lương tâm bị cắn rứt – nhất là khi phương cách thỏa mãn của ta lại trái với các chuẩn mực đạo đức.

Xét cho cùng, sự giàu có về vật chất và an nhàn hưởng thụ không hẳn đem lại cho con người hạnh phúc thực sự. Cuộc sống của chúng ta khi còn ấu thơ có thể thiếu thốn về vật chất, nhưng chúng ta lại cảm thấy hạnh phúc rất nhiều so với cuộc sống hiện tại đang no đủ. Đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy sự giàu có về vật chất và hưởng thụ không đem lại cho con người hạnh phúc thực sự.

Điều đáng tiếc là, nhiều người ngày nay đang có những quan niệm không đúng đắn về hạnh phúc, khi họ xem hạnh phúc chỉ là tìm cách hưởng thụ càng nhiều càng tốt. Chính vì quan niệm sống sai lạc này mà họ tìm cách lao vào thỏa mãn hạnh phúc cho cá nhân hạn hẹp của mình. Lòng họ lúc nào cũng cảm thấy xao xuyến, bất an vì đang phải tìm mọi cách đua tranh, giành giật với câu hỏi: “Làm sao để được giàu có hơn người?”. Từ đó, con người càng có khuynh hướng tìm cách “đè đầu, cưỡi cổ” người khác mà sống. Quan hệ giữa người với người không còn là quan hệ yêu thương, hợp tác nữa, mà “người với người là chó sói”, lúc nào cũng chỉ tìm cách giành giật để chiếm lấy phần thắng! Chính vì vậy, phần đông con người luôn cảm thấy đau khổ chỉ vì cố chạy theo những ước muốn không hợp lý: muốn giàu có hơn người khác, muốn hưởng thụ hơn người khác, muốn được an nhàn hơn người khác...

Càng chạy theo những ước muốn không hợp lý này, chúng ta chỉ càng cảm thấy mình nhất định phải “đè” người khác xuống, để mình thừa cơ “ngoi” lên. Tật lười biếng, thói ỷ lại, tính ích kỷ, thích hưởng thụ... đó là những kẻ thù của lòng hướng thiện. Sống giữa một cuộc sống mà ai cũng bị người khác “đè” xuống, bản thân mỗi người sẽ luôn phải đối mặt với một thực tế đầy đau khổ, không còn chỗ đứng cho hạnh phúc.

Điều nguy hại hơn nữa là, quan niệm và lối sống sai lạc trên một khi đã xâm nhập vào tâm hồn tuổi trẻ thì hậu quả cho xã hội tương lai sẽ càng tồi tệ hơn. Tôi biết có một bộ phận thanh niên có thừa sức trẻ và đang sống tranh giành, chấp nhặt hơn thua người khác bằng thái độ độc ác, ích kỷ một cách tệ hại. Tôi lấy làm tiếc cho những thanh niên như vậy! Nếu họ cứ trượt dài theo lối sống đó, họ sẽ chẳng bao giờ có thể cảm nhận thế nào là một cuộc sống với niềm hạnh phúc thực sự!

Làm sao hạnh phúc được khi lúc nào cũng an nhàn và cảm thấy “chẳng có gì để làm”. Nếu họ chỉ quyết chí đi tìm mọi cách để thỏa mãn ước muốn hưởng thụ cho riêng mình thì xem ra quan niệm của họ về hạnh phúc cá nhân là quá hạn hẹp, không thể nào khiến họ cảm thấy mãn nguyện lâu được. Nhàn cư vi bất thiện!Sống hưởng thụ, nhàn nhã lâu ngày sẽ chỉ đem lại cho bản thân ta cảm giác chán chường của kẻ mang mặc cảm sống thừa, không sáng tạo nên điều gì có ích và dễ có khuynh hướng bị cám dỗ chạy theo điều xấu, đánh mất đi phẩm giá làm người của mình.

Thật vậy, cuộc đời chúng ta ngắn ngủi lắm! Nhưng chắc hẳn nó phải có những ý nghĩa lớn lao hơn là chỉ lo cho bản thân ta. Hãy suy nghĩ, liệu ta nên sống với lòng hướng thiện, hướng đời mình đến những mục đích trong sáng, cao cả hơn, để tích cực phục vụ người khác, hay là chỉ bó hẹp đời mình trong những mục đích, toan tính cá nhân, ích kỷ, hạn hẹp? Chắc hẳn đến đây, mỗi chúng ta đều đã tìm thấy câu trả lời xác đáng cho bản thân mình!

Một trong những hạnh phúc lớn nhất của con người là được sống đơn giản không chạy theo vật chất và nỗ lực phục vụ người khác. Nếu quả thực chúng ta không có một thiện chí và nỗ lực phục vụ người khác thì cuộc đời ta chẳng có ý nghĩa gì cả! Nói cách khác, mọi sự cố gắng trong cuộc đời của ta chỉ có ý nghĩa khi đó là những cố gắng phục vụ người khác. Không thể gọi là sống hướng thiện một khi con người chỉ biết chạy theo những đòi hỏi nhằm thỏa mãn tính ích kỷ cá nhân của mình mà không biết đến nỗi đau của những người xung quanh, không có một chút thiện chí nào để phục vụ tha nhân!

Nếu sự thỏa mãn về vật chất thường chỉ mang tính chất thường xuyên lặp lại và ít khi đem đến cho chúng ta cảm giác mãn nguyện lâu dài, thì nỗ lực phục vụ người khác lại khiến tâm hồn bạn luôn giàu cảm xúc, phong phú, thăng hoa, không còn chỗ cho sự nhàm chán, đơn điệu. Thật vậy, tự trói buộc cuộc đời ngắn ngủi của mình vào những nhu cầu vật chất của riêng cá nhân mình, đó là một sự trói buộc rất vô lý và vô bổ!

Những người chỉ biết hưởng thụ, không biết phục vụ người khác, luôn rảnh rỗi và lúc nào cũng muốn làm cái gì đó để giết thời gian nhàm chán. Thế nhưng, họ càng tìm cách giết thời gian thì họ lại càng cảm thấy rảnh rỗi, vô nghĩa và nhàm chán hơn. Còn đối với những người có thiện chí và nỗ lực phục vụ người khác, họ luôn cảm thấy hạnh phúc vì có biết bao nhiêu việc cần làm và phải làm. Và dù đã làm được bao nhiêu, họ vẫn không bao giờ cảm thấy là đủ. Bởi vì, những bề trái của cuộc sống vẫn còn nhiều, những đau khổ và bất hạnh của người khác quanh ta vẫn còn nhiều lắm! Thực tế đó chẳng gợi lên trong sâu xa tâm hồn bạn một khát vọng mạnh mẽ, mong được nỗ lực phục vụ người khác hay sao?

Dù làm bất cứ công việc gì, chúng ta cũng phải luôn tự hỏi: “Mình làm việc này có phải xuất phát từ tấm lòng yêu thương người khác hay không? Mình có sẵn sàng chịu đựng vất vả, khó khăn để giúp đỡ cho những con người đáng giúp đỡ hay không? Mình có chấp nhận một công việc hy sinh phục vụ người khác mà tiền bạc không có là bao không?”. Mỗi ngày, ngoài thời gian dành để làm việc mưu sinh, bạn có tranh thủ thời gian và dành tâm huyết để theo đuổi một lý tưởng phục vụ nào không?

Một khi bạn nỗ lực phục vụ người khác, bạn sẽ không phải gánh chịu thiệt thòi chút nào đâu. Bởi vì, cuộc sống sẽ mang lại cho bạn tất cả những gì tốt đẹp nhất mà bạn đã mang lại cho cuộc sống, bằng nhiều hình thức khác nhau.

Nỗ lực phục vụ người khác chẳng những không làm bạn bị héo mòn đi, nhưng trái lại, bạn sẽ luôn cảm thấy mạnh mẽ, tràn đầy sức sống. Một cuộc sống với thiện chí và nỗ lực phục vụ người khác sẽ đem lại cho tâm hồn ta niềm hạnh phúc giản dị, nhẹ nhàng mà sâu lắng, bất tận! Đó chẳng phải là những phần thưởng vô giá cho cuộc đời của mỗi chúng ta hay sao?

Chỉ khi nỗ lực phục vụ người khác, bản thân ta mới xứng đáng đón nhận được hạnh phúc của cuộc sống. Nỗ lực phục vụ tha nhân, đó là chân lý tất yếu mà mỗi chúng ta cần phải biết và phải làm nếu muốn đem lại cho cuộc đời mình hạnh phúc và ý nghĩa thực sự.

* * *

Nói đến lý tưởng phục vụ tha nhân, chúng tôi không có ý khuyên bạn lúc nào cũng phải tối tăm mặt mũi vì công việc, lúc nào cũng chỉ lo phục vụ người khác mà quên mất bản thân mình. Cuộc sống của mỗi chúng ta rất cần có những khoảnh khắc được thảnh thơi, nhàn nhã chứ! Điều chúng tôi muốn nói ở đây là, sự nhàn nhã mà chúng ta được tận hưởng, phải là sự nhàn nhã sau khi chúng ta đã tận tụy làm được thật nhiều việc hữu ích. Nói cách khác, phải nỗ lực làm được nhiều điều có ích cho bản thân và cho người khác, chúng ta mới có quyền được nhàn nhã.

Một điều cần lưu ý ở đây là, nhàn nhã không phải là một sự nghỉ ngơi vô bổ và thụ động. Trái lại, những khoảnh khắc nhàn nhã là lúc ta có cơ hội suy ngẫm về bản thân, về ý nghĩa cuộc đời mình, về những gì mình đã làm, để từ đó có thể phục vụ tha nhân một cách đắc lực hơn nữa! Bạn đã bao giờ trải nghiệm một sự nhàn nhã như vậy chưa? Một sự nhàn nhã như vậy đáng khao khát lắm!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2021(Xem: 7414)
Phần này bàn về các danh từ gọi dụng cụ gắp cơm và đưa vào miệng (ăn cơm) như đũa hay trợ, khoái, giáp cùng các dạng âm cổ của chúng. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), TQ (Trung Quốc), ĐNA (Đông Nam Á), HT (hài thanh), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), VBL (tự điển Việt Bồ La/1651) ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895).
29/01/2021(Xem: 5977)
Ở đời không phải ai cũng chấp nhận sự chân thành của bạn. Những người quanh ta luôn công nhận việc tốt mà ta đã và đang làm, trở thành đương nhiên như thế… và đến một ngày kia bạn quá mệt mỏi liệu có ai bên cạnh bạn và cảm thông với bạn không? Vì trong suy nghĩ của họ bạn là người tự nguyện cho đi..., trong hoàn cảnh như thế liệu bạn có tiếp tục cho đi nữa hay không? Tất nhiên là có, chúng ta hãy tiếp tục sống tốt nhưng phải là người tốt thông minh. Hãy tin rằng không có nỗ lực nào là uổng phí, hãy có quan điểm và lý tưởng của chính mình, luật nhân quả luôn đền bù cho bạn xứng đáng. Nhà Phật dạy có Luân Hồi-Ngiệp Báo. Không ai phủ nhận rằng quan tâm chăm sóc người khác là tốt, nhường nhịn người khác đều là tốt, tuy nhiên quan tâm quá, họ sẽ làm khó ta vạn lần, nhiệt tình quá họ sẽ đâm ra nghi ngờ, thậm chí khiến bạn bị tổn thương …
28/01/2021(Xem: 6889)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
28/01/2021(Xem: 6844)
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
28/01/2021(Xem: 6025)
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
27/01/2021(Xem: 4126)
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
27/01/2021(Xem: 4202)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
27/01/2021(Xem: 4955)
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa, Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em.
25/01/2021(Xem: 4987)
Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.
25/01/2021(Xem: 5292)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]