Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô thường là lẽ sống.

08/04/201319:04(Xem: 5578)
Vô thường là lẽ sống.

Akong Tulku RinpocheVô thường là lẽ sống

AKONG TULKU RINPOCHE

Thiện Tri Thức dịch

---o0o---

Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, chấp nhận chúng như vậy, dù cho những xúc tình chúng khơi dậy nơi chúng ta. Mỗi khoảnh khắc của đời sống là độc nhất vô nhị và không bao giờ trở lại...

Tỉnh thức về vô thường, về sự mong manh nội tại của mọi vật, là một giai đoạn cần thiết của sự phát triển của chúng ta. Nếu người ta lơ là với sự thật này, người ta sẽ chỉ làm chậm sự tiến hóa cá nhân của mình, dù cho người ta có biết tiềm năng của trí tuệ đang mang trong bản thân. Thế nên trước tiên phải tìm hiểu vô thường này là gì, để học đối mặt với sự tạo hợp không thể tránh được của đời sống và tiếp theo áp dụng một cách có ích sự hiểu biết này vào cuộc sống hàng ngày.

Vô thường là một hiện tượng phổ quát tác động lên mọi mặt của hiện hữu. Người ta có thể chẳng hạn xem xét những hậu quả của nó trong môi trường vật chất của chúng ta tất cả những cái là đối tượng của tri giác chúng ta. Mỗi năm mỗi mùa liên tục nối tiếp nhau, mỗi mùa có những thay đổi đặc trưng: sự chuyển đổi của nhiệt độ, dài ngắn của ngày đêm, phong cảnh thiên nhiên. Những thay đổi ấy không thể tránh, dù có thích mùa Hè, cái lạnh mùa Đông cũng tới. Không ích gì mơ mộng cái không thể. Tốt hơn là thử nếm hương vị và vẻ kiều diễm của mỗi mùa. Và chu kỳ cứ thế lại bắt đầu. Vô thường hoạt động khắp nơi, vì tất cả thay đổi không ngừng nghỉ một khoảnh khắc. Đối với người biết nhận ra nó, thậm chí có một vẻ đẹp vĩ đại trong sự biến chuyển thường hằng này.

Sự chuyển biến cũng cảm thấy trong cuộc đời chúng ta. Giàu hôm nay có thể chuyển sang nghèo ngày mai và ngược lại. Người ta mất việc làm, rồi kiếm lại chỗ khác, chủ rồi thợ, thợ rồi chủ. Không có cái gì là bất động.

Đời sống bên trong và những tình cảm của chúng ta cũng không thoát khỏi những cơ chế của vô thường. Tính khí chúng ta thay đổi không ngừng từ sáng đến tối; có những sự việc người ta thích thú nhiều, những cái khác người ta e ngại, những cái khác người ta thản nhiên. Nhưng cách gì đi nữa, trạng thái tâm thức chúng ta bập bềnh xao động với điều xảy ra quanh chúng ta. Chẳng hạn chỉ cần gặp một người bạn xa cách nhiều năm, thế là có niềm vui. Rồi phút tiếp theo, thấy một người mình ghét đi đến, điều đó đủ làm chúng ta đảo ngược hẳn lại. Để biết tâm thức chúng ta hiện giờ giống cái gì, chúng ta hãy tưởng tượng một con khỉ bị nhốt trong một căn nhà trống, nó không ngừng nhảy nhót mọi phía và chạy đến hết cửa sổ này đến cửa sổ nọ để xem cái gì xảy ra ngoài kia. Như con khỉ, những xúc tình của chúng ta không ngừng cử động, không ngừng ném chúng ta từ những đỉnh cao xuống những vực sâu và ngược lại.

Không có gì thường hằng. Người ta sinh ra, lớn lên, đến trường, làm việc, già đi và sớm hay muộn cũng chấm dứt bằng cái chết. Vài ba vòng nhỏ rồi đi mất. Cuộc đời trốn thoát từng khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác mà người ta chẳng làm gì được. Và khi cái chết đến: phải từ bỏ tất cả: gia đình, bè bạn, tài sản, những sự vật người ta giữ. Một số người kinh hoàng, hay tuyệt vọng khi chỉ nghĩ đến nó, và thế nên văn hóa phương Tây cố công giãy giụa để thoát hiểm khỏi câu hỏi căn bản này, lấy cớ rằng nói đến nó là một việc bệnh hoạn. Đó hầu như là một điều húy kỵ, đến nỗi cả danh từ cái chết thường được ngụy trang: người ta thích nói người ấy đã từ bỏ chúng ta" hơn là nó đã chết . Một phản ứng tự vệ vừa tức cười vừa vô ích, bởi vì nó tuyệt đối chẳng thay đổi được gì trước vô thường. Tốt hơn là nhìn những sự việc ngay thẳng mặt: tiến trình biến dịch là không tránh khỏi, chúng ta hãy lợi dụng nó để rút ra cái tốt nhất có thể từ những năm còn lại, không làm con đà điểu vùi đầu vào cát và sống như người ta có cả vĩnh cửu trước mặt mình. Ai lại không cảm thấy sự mãnh liệt mà người ta đang sống từng khoảnh khắc vào giờ phút chia tay hay một cuộc ra đi gấp rút: lúc đó người ta ý thức mạnh mẽ thời gian được tính như thế nào, và thường vào lúc đó người ta nói với nhau hay làm những điều mà một cách vô thức hay không, người ta luôn luôn muốn kéo dài. Đó là giờ của sự thật sự biểu lộ là đúng lúc; chỉ còn ít thời gian để cuối cùng người ta đến cái chính yếu, đến cái tuyệt đối không thể cho qua trước khi rời xa. Không làm cho tình thế nặng nề hay khó nhọc, tình cảm khẩn cấp này, nó thật ra chỉ là một ý thức tức thời và sắc bén về vô thường, đã cho một cường độ, một sự thật và một sự giàu có bất ngờ vào tình huống. Sự cảm nhận tính vô thường, tính cách độc nhất của khoảnh khắc người ta đang sống, làm mạnh thêm tri giác về cái gì đang trôi qua và chuyển biến những sự vật tầm thường nhất. Đó cũng như luôn luôn là lần đầu tiên, đồng thời là lần cuối cùng. Hãy tưởng tượng rằng bạn biết rằng tất cả những cây cối trên trái đất sẽ chết hết trong một tháng hay vài tuần. Ngay khi nghe tin này, bạn sẽ nhìn những cái cây với một con mắt mới; thình lình cái bóng màu lục mơ hồ này mà thói quen khiến bạn thu vào một cách tự động hầu như vô thức sẽ tự nó rõ nét một cách phi thường. Bạn sẽ thấy cây dầu ở góc đường, hay cây ổi trong vườn bạn như bạn chưa từng bao giờ thấy nó: bạn sẽ tri giác sự hòa điệu tổng thể của nó, hình dáng những chiếc lá, cách dệt của vỏ, kiến trúc của thân và những cành, tiếng xào xạc của lá, sự hiện diện nhẹ nhàng, bóng mát, những con chim nhỏ trú ngụ ở đó. Không gây sợ hãi, ý thức về sự phù du, sự mong manh của sự vật và con người làm cho bạn cảm kích hơn và gợi ra sự kính trọng, tình thương, lòng bi mẫn. Biết bao đôi cặp thường tranh cãi nhau không thể khuây nguôi khi cái chết hay sự rời xa của một người khiến họ cảm thấu được chiều sâu của một tình cảm mà họ đã thường lơ là không trau giồi, bởi vì họ đã sống như thể họ có cả vĩnh cửu trước mặt. Khi người ta chết, tất cả mọi người đồng thuận chỉ thấy những phẩm chất của người ấy, dù họ không ngừng bị chỉ trích khi còn sống. Tán dương họ và thương yêu họ khi họ còn đó không tốt hơn là cái tên sau khi chết sao? Hiểu vô thường có thể giúp chúng ta việc đó. Không chán nản và làm mình bệnh hoạn, trái lại nó gây cảm hứng cho chúng ta sống trọn vẹn hơn và giúp đỡ tất cả những bạn đồng hành mong manh này trên trái đất làm được như vậy.

Thời đại chúng ta khao khát sự rỗi rảnh, thường xem đó là cơ hội tốt nhất để thỏa mãn sự tham muốn. Trong khi người ta tràn ứ sự rỗi rảnh ít nhiều thỏa mãn người ta để con người bên trong mình chết đói. Người ta thích thú với tất cả, ngoại trừ có một sự làm chủ nào đối với tâm thức của họ, cái sức mạnh man dã này bao giờ mà sức mạnh đó chưa tự biết chính nó tuy nhiên chính nó là động cơ của mọi kinh nghiệm của chúng ta. Và nếu người ta có nghĩ đến, người ta hoãn nó đến vô hạn định. Rõ ràng tất cả chúng ta đều cần thư giãn và vui chơi một ít, nhưng điều đó không phải là người ta phải lưu tâm đến mọi cái phóng dật. Ý thức vô thường có thể cho đời sống vị muối; người ta sẽ muốn lợi dụng tối đa thời gian của mình và dùng nó theo cách tốt nhất, thay vì để nó trôi qua một cách ngu xuẩn, không biết đến giá trị của nó.

Ý nghĩa thật sự của vô thường luôn luôn bị hiểu sai. Một số người thử giải thích nó có hơi hư vô chủ nghĩa: vì mọi sự thế nào cũng qua đi, thì không có gì quan trọng cả. Ích gì mà làm việc và theo một nghề nghiệp; không tốt hơn là buông bỏ hết cả sao? Đó là một thí dụ hoàn hảo của việc bẻ quặt một chân lý căn bản để biến nó thành một cớ cho sự biếng nhác, để tránh phải đương đầu với những thực tế của đời sống. Nếu người ta phải đi giặt và người ta tự nhủ: Hơi đâu, biết đâu ngày mai tôi chết , người ta chắc chắn sẽ tiến bộ nhiều trên con đường lười biếng, mà chẳng bao nhiêu trên con đường trí tuệ. Ý thức về vô thường không có nghĩa là bỏ công việc làm hay việc học hành của mình; chỉ đơn giản là nhận thấy những sự kiện, biết rằng tất cả là sự biến dịch mãi mãi.

Nghe nói đến vô thường không phải là một lý do để sợ hãi hay có những phản ứng thái quá; sự hiểu biết này trái lại phải được dùng để làm cho cuộc đời chúng ta có giá trị. Người ta có thể quan sát rõ ràng tình trạng biến dịch thường hằng của đời sống, mà vẫn tiếp tục thương yêu đời sống và hân thưởng nó.

Vô thường không phải luôn luôn là một tin tức xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu. Khi hết hạnh phúc, người ta bất hạnh; và người ta cũng trở nên hạnh phúc khi hết bất hạnh. Đi từ trạng thái này qua trạng thái kia xảy ra tự nhiên. Không phải hãm lại sự chuyển động và biết nắm lấy những sự vật như chúng đến, chấp nhận chúng như vậy, dù cho những xúc tình chúng khơi dậy nơi chúng ta. Mỗi khoảnh khắc của đời sống là độc nhất vô nhị và không bao giờ trở lại nữa, và người ta có thể làm giàu lớn lao kinh nghiệm sống của mình bằng cách không lẩn trốn bất cứ phần nhỏ nào của kinh nghiệm. Một số thì khó nhọc, số khác dễ chịu, nhưng mỗi cái có kết cấu và màu sắc riêng của nó, và người ta sẽ được nihều khi không lẩn tránh chúng.

Đã rõ bản chất vô thường của tất cả mọi hiện tượng, trong và ngoài chúng ta, người ta thôi gán cho chúng một hiện hữu vững chắc. Người ta càng làm cho ý tưởng mà người ta tự tạo trên những sự vật vững chắc bao nhiêu, người ta càng khổ đau bấy nhiêu khi chúng thay đổi, vì chúng tất yếu phải thay đổi. Nếu người ta có những ý tưởng chấp cứng, người ta sẽ có khuynh hướng có những tham muốn và ghét bỏ rõ ràng và mạnh mẽ và chọn lựa những kinh nghiệm của mình theo những ý tưởng thành kiến, nắm lấy cái làm mình ưa thích và chối bỏ cái còn lại. Nhất là người ta sẽ từ chối rằng những sự vật biến đổi và người ta cố chống lại điều đó. Hoàn toàn thất bại, rõ ràng thôi. Nhưng khi người ta bị nhốt kín trong một thái độ ngưng đọng như vậy, chính những phiền não sẽ dẫn dắt người ta: cứ không ngừng đi từ cực này sang một cực khác, và người ta tự làm cho mình bất ổn và mất sự quân bình bên trong. Từ đó là sự quan trọng của việc học bớt bám víu vào những sự vật, những con người và điều người ta làm bằng cách chấp nhận sự thật của vô thường. Bao giờ nó cũng hiện hữu, dù người ta muốn hay không, thì tốt hơn là bơi theo dòng chảy: người ta sẽ có lợi từ sức mạnh đẩy tới của nước, thay vì vật lộn với nó.

Tất cả chúng ta đều có khuynh hướng nghĩ rằng người ta nên kiếm lợi từ cuộc đời và từ những tham muốn của mình, và rồi người ta sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ sau này. Thời gian trôi đi, tâm thức chúng ta không chế ngự được tiếp tục xỏ mũi dắt chúng ta đi và người ta lại hỏi tại sao người ta khổ. Trong thời đó, mặt trái nợ nần đi theo và không có gì bảo đảm cho chúng ta rằng ngày mai sẽ tốt đẹp khi người ta trì hoãn tất cả cái gì làm cho người ta phiền muộn. Dù sao đó là một tính toán tệ hại: người ta không lập tức lo toan cho tâm thức mình, lấy cớ rằng người ta muốn không bỏ qua thời vận tốt và lợi dụng cuộc đời. Vậy mà chính tình trạng hoang dã của tâm thức chúng ta ngăn cản chúng ta thực sự lợi dụng được đời sống và nó làm chúng ta phí phạm đời sống vì những trò điên cuồng không kiểm soát được của nó và những thiệt hại mà các trò đó gây ra. Chẳng phải là do sự tính toán kiểu khoái lạc chủ nghĩa này, người ta thích học thuần dưỡng con cọp của mình càng nhanh càng tốt sao? Chúng ta hãy biết nắm lấy ân sủng khi nó đến: điều này không có nghĩa là người ta luôn luôn có cơ hội hay khả năng từ đó.

Một tri giác lành mạnh về vô thường có lẽ là món quà tốt nhất mà người ta có thể làm cho chính mình: trong ngắn hạn để đánh giá tốt hơn những mặt tốt đẹp của hoàn cảnh hiện thời của mình, không quá bám níu, và để xem những mặt xấu với nhiều triết lý hơn, thậm chí những sự việc xấu nhất cũng có một cứu cánh. Về dài hạn, để không chậm trễ với cái không thiết yếu và đi trực tiếp đến cội nguồn của những sự vật bằng cách thuần hóa con cọp bên trong của mình. Như thế người ta thường có được nhiều khi đối mặt với một số sự thật thanh tẩy cho mình...

(Theo chương III của L art de dresser le tigre intérieur)


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2021(Xem: 5893)
Những “Tôn Giáo với lòng nhân từ” không thuộc về Thiên Chúa Giáo đã sớm được những nhà khoa học về Tôn Giáo của phương Tây chú ý theo dõi, đặc biệt vì song song với việc cải cách tư duy của Sola Gratia (chỉ cần nhân ái) và Sola Fide (chỉ qua niềm tin), được đặc biệt đáng chú ý. Cũng như vậy, Rudolf Otto trong quyển sách của ông ta nhan đề là “Tôn Giáo với lòng nhân từ của Ấn Độ và Thiên Chúa Giáo” (Gotha xuất bản năm 1930) theo chiều hướng của Ấn Độ Giáo, lòng nhân từ là điểm chính đã được đề cập đến, mà còn được xem là “sự cạnh tranh trọng yếu” của Thiên Chúa Giáo. Ngay cả học trò của Otto là Gustav Mensching cũng đã sẵn sàng dựa vào đó để tạo thành tác phẩm Tôn Giáo về hiện tượng Tôn Giáo.
11/07/2021(Xem: 6681)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
10/07/2021(Xem: 4763)
Nhà nước Trung Quốc đang bơm tiền cho chiến lược Nhất Đới Nhất Lộ, còn gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới, ra sức đầu tư để ảnh hưởng vào gần 70 quốc gia và tổ chức quốc tế. Tiếng Anh gọi chiến lược gây ảnh hưởng này là "Belt and Road Initiative" và tiếng Việt gọi là "Một vành đai, Một con đường" -- trong đó, Phật Giáo là một phần tiếp cận để chinh phục nhân tâm. Đó là nhận định của tác giả P. Stobdan trên các báo Ấn Độ.
09/07/2021(Xem: 5283)
Soi sáng lời dạy của đức Phật là tựa đề tác phẩm tập hợp nội dung các bài giảng, các bài pháp thoại của Hòa thượng Pháp Tông trong những buổi giảng kinh ở một số khóa tu học Xuất gia gieo duyên những năm trở lại đây, hoặc trong các buổi giảng dạy định kì ở chương trình cùng tên vào mỗi sáng thứ bảy tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
09/07/2021(Xem: 5151)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
07/07/2021(Xem: 4445)
Tâm Kinh nói rằng: “Sắc tức là không, không tức là sắc.” Sắc sao lại là không? Không sao lại là sắc? Vấn đề nầy khiến cho mọi người luôn luôn cảm thấy có phần nào khó hiểu; hình như đây là hai đối tượng, đều biến thành cực đoan, làm sao có thể hợp nhau lại thành một được? Nguyên vì chúng ta thường đem vấn đề Sắc trực tiếp tiến hành khảo sát thì có quan điểm để giải thích, còn đem vấn đề Không trực tiếp tiến hành khảo sát thì không có quan điểm để lý giải.
06/07/2021(Xem: 5756)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 7 (July 03) vừa qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi Làng Kusa & Niranjan Village. Làng Kusa chính là ngôi làng có ngôi đền Kusa Temple cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 6 cây số, đánh dấu nơi ngàn xưa Thế Tôn đã thọ nhận 8 bó cỏ của người nông phu, rồi từ địa điểm đó Ngài đã mang cỏ về trải làm toạ cụ dưới Cội Bồ Đề và tu hành chứng Đạo. Hiện nay dân chúng nơi đây nói riêng và nhiều nơi trên xứ Ấn nói chung vẫn khổ sở vì Dịch Covid còn kéo dài lê thê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế của xứ này
06/07/2021(Xem: 5843)
Bài viết này có chủ đề về các pháp thực dụng cho người bệnh nặng, hay đang nằm trên giường cận tử. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều nơi tại Việt Nam đang phong tỏa và cách ly. Riêng tại Sài Gòn vào đầu tháng 7/2021 đã có 636 điểm phong tỏa, nghĩa là cả nước có cả ngàn điểm phong tỏa để khoanh vùng chống dịch. Do vậy, câu hỏi dễ gặp là: người cư sĩ nên nói gì với một cư sĩ khác đang nằm bệnh hay đang hấp hối? Và nhiều trường hợp khác, tương tự. Một số pháp ghi lại nơi đây thích nghi với cả hàng cư sĩ, trong đó có kinh dạy cho người cư sĩ cách hướng dẫn các pháp quán để người cận tử có thể giải thoát ngay khi lìa đời.
03/07/2021(Xem: 4510)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ Bảy (June 12) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Durgagar và Armoba Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 358 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 9 cây số.
03/07/2021(Xem: 5556)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê, Ngài giữ trong tim một bộ kinh biểu tượng của việc thấy tất cả mọi thứ như chúng là, Người dạy trong sáu mươi cách, với lòng từ bi yêu thương của một từ thân với đứa con duy nhất, Đến tất cả các tạo vật bị giam trong tù ngục của luân hồi, Bối rối trong bóng tối của si mê, tràn ngập bởi khổ đau của họ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]