Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Suối nguồn yêu thương

25/02/201110:43(Xem: 5775)
11. Suối nguồn yêu thương

SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG
Tâm Chơn

Suối nguồn yêu thương

1.

Tối nào ngoại cũng thắp nhang ngoài bàn thờ ông thiên và thành tâm vái lạy. Tôi đoán biết là ngoại đã không cầu xin gì cho ngoại hay khấn vái chung chung cho các con cháu của ngoại nữa. Mà lần này, bắt đầu từ đây, ngoại chỉ riêng dành nguyện cầu trời Phật phò hộ cho má tôi mau hết bịnh. Nhất là sau lần nhập viện chót để mổ, bác sĩ biểu đem má tôi về nhà “thích gì cho ăn đó, không cần kiêng cử nữa!”.

Má tôi bị ung thư tụy giai đoạn cuối, cả nhà giấu nhẹm, giấu luôn ngoại. Nhưng hình như linh tính của một bà mẹ đã báo trước những chuyện chẳng lành sắp sửa xảy ra cho gia đình nên dù mần gì mần, ngoại cũng lầm thầm cầu nguyện.

Ngoại cũng không quên nhắc chừng má tôi “ráng ăn đi con cho mau lại sức” và hay gợi lại những kỷ niệm xa gần, nói chuyện này nọ để má tôi phấn khởi trong lòng mà kéo dài thêm cuộc sống.

Ai dè, đâu được hai tháng ổn ổn là má tôi trở bịnh. Má biếng ăn hơn. Cơn đau nội tạng hoành hành làm quằn quại thân tâm má và làm cho ngoại phải sùi sụt kêu trời. Má tôi gầy mòn trông thấy rõ.

Mỗi ngày ngoại vẫn nấu nồi cháo, đun ấm nước sôi... Ngoại giành làm mọi thứ cho má tôi vì sợ không còn dịp để dốc cạn lòng yêu thương nữa. Má tôi cũng cố nuốt chút cháo, húp miếng súp cho ngoại vui mà cũng để tia hy vọng cuối cùng không tàn lụi.

Cho tới một ngày... chưa đầy sáu tháng như lời bác sĩ nói thì má tôi đã ra đi, trút gánh đau thương mà về cõi vĩnh hằng. Ngoại vật vã kêu gào thảm thiết. Ngoại nấc không thành tiếng. Chết lặng! Cảnh “tre già khóc măng non” cào xé lòng người.

Năm đó, tuổi ngoại đã ngoài tám mươi!...

2.

Suốt ba tháng quân trường đều đặn, cứ mỗi sáng chủ nhật là má lên thăm tôi. Lần nào má cũng đem theo các món ăn mà tôi ưa thích. Má nhìn ngó rồi nắm tay tôi âu yếm hỏi han, dặn dò từng ly từng tí. Tôi cũng hỏi thăm sức khỏe của má nhưng chỉ qua loa.

Hai tháng trôi nhanh, nhờ học tập tốt nên tôi được “đề xuất” lên chỉ huy cho về “đột xuất” một ngày thăm gia đình. Sự bất ngờ đó đã nhân niềm vui của má lên gấp bội. Nhưng sau cái “hạnh phúc” ấy tôi đã bắt gặp trong ánh mắt của má dường như có điều gì đang lo lắng. Ừ! Thấy vậy thì biết vậy, hình như tôi cũng chẳng mấy bận tâm. Vô tình thật.

Hôm mãn khóa huấn luyện má đã theo tôi đến đơn vị mới. Tôi sợ má đi xa sẽ mệt nên kêu thôi. Má dịu ngọt: “Hổng sao đâu! Má muốn biết nơi ăn chốn ở của con thế nào để má yên tâm.” Tôi thỏ thẻ: “Con sẽ cố gắng chấp hành tốt công tác để vài ba tháng được về thăm má một lần. Má khỏi lên thăm con chi cho cực.”

Tôi về đơn vị mới được hơn bốn tháng thì ở nhà má lâm bịnh. Sợ tôi lo nên má không cho hay biết gì. Ngay cả lần tôi về “tranh thủ” vừa rồi má cũng im ru. Mãi đến khi thấy cơ thể quá suy hao, không cam chịu nổi nữa rồi thì má mới điện thoại nhắn tôi về. Tôi xin phép đơn vị trở về lo cho má.

Tôi đưa má đi điều trị nhiều nơi, nhiều chỗ, hết bác sĩ này đến thầy thuốc nọ, cả tây lẫn ta, rồi vào nằm chữa trị ở nhiều bệnh viện lớn trên thành phố mà bệnh tình cũng chẳng giảm thuyên. Tới khi phát hiện ra chính xác căn bệnh thì cũng là lúc má tôi kiệt sức tàn hơi.

Than ôi! Cái việc mơ hồ về bệnh trạng hồi ấy đã khiến má phải đi loanh quanh, lòng vòng đến trễ tràng không còn cứu chữa kịp nữa, sau này tôi mới biết chính là do sự bạc phước vô phần, là nghiệp quả của nhiều kiếp gây tạo ở quá khứ xa xưa!...

3.

Chị yêu anh, ba má không đồng ý. Nhưng vì thương con, ba má đã lấy buồn làm vui mà chấp thuận cho anh chị nên vợ nên chồng.

Hôm chị sanh, má đem chị về nhà chăm sóc. Ba mỗi ngày vẫn chỉ bảo, nhắc nhở anh làm cái này cái nọ lúc chị còn trong tháng. Ba biểu anh đi kiếm chặt mấy nhánh dâu đem về giắt xung quanh chỗ chị nằm để em bé không bị giựt mình (?). Ba dặn dò đủ thứ. Dĩ nhiên là ba nhắc nhở không thường xuyên và kỹ lưỡng như má. Đàn ông mà!

Hôm bé được đầy tháng, ba tự tay ẵm bé lên nhà trên. Để bé nằm yên giữa đi-văng, ba đến trước bàn thờ thành kính đốt nhang khấn vái...

Ba thương chị, thương cháu nhiều hay ít thì tôi không rõ. Tôi chỉ biết là ba cũng thường lo lắng, sốt ruột mỗi khi chị đi đâu về trễ. Rồi ba cũng bực mình, cằn nhằn, rầy la, buồn giận khi nói chị không nghe lời...

Chị là con riêng của má.

4.

Em điện thoại cho tôi mà chẳng nói được câu nào. Khóc tức tưởi. Tôi biết là em đang đau lắm vì ít khi nào em khóc than kể lể. Tôi nghe em nức nở, lòng lặng đi. Những giọt nước mắt tủi thân tủi phận được dịp tuôn tràn, chảy xuống bờ môi mặn đắng.

Có anh bạn bảo là anh cũng đang hồi hộp lo sợ cho một điều hiển nhiên của kiếp sống là ai rồi cũng chết. Không phải nghĩ cho anh mà là lo lắng cho cha mẹ già. Anh cũng không ít lần an ủi “chuyện gì đến sẽ đến, phải chấp nhận đón lấy hai nỗi đau cùng cực ấy để rồi thôi!”

Tôi ngậm ngùi. Chỉ những ai bất hạnh sớm mất mẹ cha mới thấu hiểu nỗi đau đó dài ngắn thế nào, lớn nhỏ ra sao. Chứ như tôi thấy thì cái gì cái, nỗi đau mồ côi nó âm ỉ tê buốt lòng ghê gớm lắm! Nhất là khi gặp phải thói đời đen bạc, thế thái nhân tình mà không có cha mẹ bên cạnh vỗ về, chia sẻ thì niềm đau tan tác cả tâm can.

Để rồi đây đó bên đời xuôi ngược, nỗi tủi buồn muôn năm cũ như chực chờ trỗi dậy mỗi khi thấy bạn bè còn có cha mẹ để ấp ủ yêu thương. Vậy thì hỡi ôi! Cái xót xa tấc dạ ấy đâu chỉ có một, hai lần mà là nó sẽ kéo dài dai dẳng suốt một đời cù bất cù bơ.

5.

Trưa. Khách khứa đến chia buồn đã vãn đi ít nhiều. Chị thắp thêm nhang trước quan tài anh rồi lẳng lặng bồng con ra nhà sau đưa ngủ.

Ầu... ơ...
Con ơi con ngủ đi con,
Con khóc làm mẹ héo hon tấc lòng.
Chiều chiều chim vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
Ầu… ơ…

Tôi quay lưng bước đi chỗ khác, không dám nghe trọn bài ru vì sợ không cầm được nước mắt. Đứa bé mười tháng tuổi, khóc đã rồi nín, rồi chìm vào giấc ngủ say trong lời ru buồn xé ruột của mẹ nó.

Anh vẫn nằm im trong cỗ quan tài. Bất động. Lạnh lẽo. Bình yên?

Thật không ai ngờ tới được, mới mấy bữa nay thôi, anh còn khoe với đám bạn đủ điều về đứa con gái đầu lòng dễ cưng mà anh vừa có được sau hơn mười năm lấy vợ. Anh nói với tụi bạn là “sắp tới ngày thôi nôi của con tao, tụi mầy nhớ tới nhà làm một chầu quắc cần câu luôn nghen!”

Trước đó, hàng xóm còn thấy anh bồng con hát nghêu ngao ngoài vườn. Mỗi khi con khóc, anh cằn nhằn chị không biết dỗ con. Anh giành phần hát ru con ngủ.

Con ngủ đã giấc rồi con thức dậy. Con đòi bú, con chơi…

Còn anh, xế trưa hôm qua anh đã đi vào giấc ngủ thiên thu. Thảm thương. Đau đớn.

6.

Hoàn cảnh không cho nó tự do bộc lộ cảm xúc trước mặt bá quan văn võ. Nó cũng không cho mình cái quyền được tuôn trào nước mắt thản nhiên giữa thanh thiên bạch nhật. Không ai ngăn cấm nhưng mà nó ngần ngại, sợ làm ảnh hưởng đến tập thể. Ấy vậy mà có lúc nó cũng vô tư làm rơi giọt lệ sầu. Ồ! Thói quen thôi.

Thường thì nó vẫn âm thầm nén chặt niềm đau, chôn vùi thương nhớ. Nó chỉ dám nghẹn ngào những khi lặng lẽ một mình, hoặc trong phòng riêng, hoặc khuất sau chái nhà.

Ngày giỗ ba, rồi sau này là ngày giỗ má, nó thường dành chút thời giờ để tưởng nhớ. Lần nọ, hồi má còn sống, khi nuôi má bịnh ở nhà thương, nó đã cúng giỗ ba trong đó. Mấy món cơm canh chay đạm bạc, đơn lẻ, vội vàng được bày ra bên góc hành lang, đầy một góc lòng, nó cúi đầu lâm râm khấn vái.

Tối hôm đó, nó nhờ người nuôi bệnh kế bên dòm chừng má nó giùm một chút. Nó tranh thủ kêu xe ôm chở tới ngôi chùa gần nhất để lạy Phật cầu siêu cho ba và cầu an cho má. Cũng là thói quen.

Nó dư biết là tâm hương quyện với lòng thành sẽ có “giá trị” gấp trăm ngàn lần kiểu cách hình thức bên ngoài. Thế nhưng, nếu không thể hiện chút gì đó của tấc lòng thì nó chẳng yên bụng. Nó sẽ cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó nếu như bỏ qua phần lễ nghi tưởng niệm.

7.

Lúc sinh thời, mỗi khi thấy tôi làm biếng học là má lại tỉ tê gạn hỏi lý do, rồi dỗ dành khuyên lơn nhắc nhở. Má ít khi la mắng hay đánh đòn mà chỉ nhỏ nhẹ phân tích thiệt hơn, chỉ dạy điều hay lẽ phải. Má cũng thường hay nhắc lại câu nói của ông ngoại từ cái thời xa xưa năm nẳm năm nào thuở má còn cắp sách.

Má nói ngoại luôn tha thiết như vầy: “Ba má thất học nên nghèo. Khi ba má chết không có của để lại cho các con. Ba má chỉ cho các con cái chữ để sau này tự nuôi sống bản thân.”

Không những má nhắc lại y chang lời của ngoại mà còn “mở ngoặc” cặn kẽ thêm rằng: “Dẫu ba má có của để lại mà con cái không có ăn học, không biết cách làm ăn, giữ gìn thì sớm muộn gì cũng tiêu tan hết. Chi bằng tụi con ráng học cho có trình độ để sau này còn có chữ nghĩa để bán mà nuôi thân.”

Tất nhiên, hồi ấy anh em tôi ngoan ngoãn vâng lời. Nhưng con đường mà tôi chọn lại rẽ sang một hướng khác, nó hoàn toàn mới mẻ đối với gia đình tôi, cả hai bên họ hàng nội ngoại. Má tôi như đoán biết hoài bão của tôi nên đã bao phen ngăn cản, cũng như luôn âm thầm dòm ngó, canh chừng tôi. Má tôi lo ngại.

Rồi cái ngày muôn người như một đều không dám đối diện, không dám luận bàn, không dám nghĩ tới (trừ các bậc thức giả, nhà tu hành) lù lù xuất hiện: Cái chết. Ai rồi cũng sẽ đến, ai rồi cũng phải qua, má tôi ra đi vĩnh viễn. Má ngỡ ngàng giã biệt dương gian khi chưa kịp tới cái tuổi mà người đời gọi là hưởng thọ. Anh em tôi hốt hoảng, bàng hoàng với nỗi đau không một lời rên siết.

Ai đó đã nói “khi nỗi đau khổ đã đến tột cùng thì nước mắt chỉ chảy vào mà không thể tiết ra.” Hẳn là như vậy!

Để rồi bây giờ và mãi về sau, cho tới ngày vô thường réo gọi thì có lẽ nỗi nhớ niềm thương hai đấng sinh thành mới thôi ray rứt âm ỉ trong lòng anh em tôi.

8.

Anh lập gia đình và đã có được hai con. Nhà anh ở cách nhà ba ruột chỉ một cái sân của nhà bên cạnh. Ba anh sống với người vợ kế cũng có hai đứa con. Anh thì ít tới lui qua lại.

Nghe anh bịnh, ba anh lo lắng, má kế cũng nóng lòng. Gia đình anh lục đục, cơm không lành canh không ngọt, vợ anh lớn tiếng chửi mắng anh, ba anh buồn thấu ruột. Mỗi khi nghe tiếng đứa con dâu ong óng vọng sang, ba anh liền vô buồng đóng chặt cửa lại giấu hàng nước mắt.

Anh đi làm xa, ba anh sốt ruột ngóng trông. Bình thường, thỉnh thoảng vợ anh cũng sang chơi, nói dăm ba câu “xã giao” thăm hỏi. Ba anh thì vẫn như ngày nào, luôn niềm nở với con cháu. Có hai đứa cháu nội tới lui, ba anh thấy an ủi tuổi già.

Ba anh thương tụi cháu thấy rõ. Ba anh cũng thương anh quá chừng quá đỗi vậy. Nhiều người hàng xóm chê trách anh “bất hiếu”, ba anh cười phớt lờ thông cảm: “Nó đi làm tối ngày chớ có rảnh rang gì! Tánh nó vậy!” Ba anh chưa một lần buông lời than thở về anh.

Anh vẫn thản nhiên đi đi lại lại ngang nhà. Có khi thấy ba anh ngồi trước hàng ba thì cũng ghé vào thăm hỏi ba điều bốn chuyện rồi đi. Những lần ấy, ba anh sung sướng cả ngày.

Anh có nỗi khổ tâm của mình? Anh không thích má kế? Chẳng hề gì! Mà má kế có ghét bỏ gì anh đâu. Anh ốm đau một tay bà lo liệu. Bà lại đứng ra cưới vợ cho anh, rồi chỉ dẫn vợ anh cách làm ăn buôn bán. Thế thì... tại vì sao nữa? Anh vẫn còn ông già ruột kia mà! Dù gì thì anh cũng không nên dửng dưng với ba anh. Tội lắm.

Lúc ba anh mất, anh đang đi làm xa. Má kế cho người tìm vợ chồng anh về để tang.

Anh bước vô nhà. Lặng im.

Hôm đưa ba anh đi chôn, anh đã bật khóc. Giọt nước mắt đau thương gì rồi cũng sẽ khô đi và dòng lệ kia cũng sẽ được lau sạch, nhưng nỗi mất mát và sự nuối tiếc ăn năn này sẽ dày vò xâu xé suốt đời anh.

9.

Cô Như Đức kể lại rằng trên chuyến xe khách hôm ấy có một bà cụ đi chung với con gái, con rể và cháu ngoại. Xe chật chội, người ngồi phải ép sát vào nhau. Bà giành đứa cháu ngoại ngồi với mình để cho má nó được thong thả, thoải mái.

Chiếc xe đò chạy hụt hơi tìm rước khách. Ai nấy đều làm thinh, gật gù, mệt mỏi trông cho mau tới nhà. Chỉ có bà là không hề mệt mỏi gì ráo, tỉnh queo, hết lo nhắc đứa này tới nhắc đứa kia. Xức dầu, coi chừng giỏ xách, đừng thò tay ra ngoài... Lúc nào bà cũng không yên.

Đến một cái chợ nhỏ, người mẹ mua bánh cho con trai con gái, chỉ lo cho các con ăn uống mà quên bẵng bà mẹ mình. Tới chừng chợt nhớ thì chị mới mời một tiếng: “Má ăn bánh, má!”

Rồi tới chỗ bà mẹ xuống trước, con cháu hình như còn đi đâu đó mới về nhà sau. Bước xuống xe rồi bà còn lăng xăng chạy mua chai nước suối gởi lên cho cháu.

Cô Như Đức trông thấy sự việc ấy, lòng ngậm ngùi!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2022(Xem: 7039)
Thuở xưa có một người nghèo Làm ăn vất vả, bao nhiêu muộn phiền Để dành được một ít tiền Thấy người giàu khác chàng liền nghĩ suy: “Tiền ta chẳng có nhiều gì Đem ra so sánh ta thì thua xa Người kia giàu có quá mà.”
05/01/2022(Xem: 4518)
Phần này bàn về bản Kinh Lạy Cha (KLC) từ các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh, còn giữ trong thư viện Tòa Thánh La Mã với mã số Borg.tonch 13 và Borg.tonch 18. Các chữ viết tắt là NCT (Nguyễn Cung Thông), HV (Hán Việt), HT (Hài Thanh). Các cuốn sách chép tay này không có chủ đề (cho cả cuốn) nhưng có tiểu đề cho từng mục cũng như thiếu năm xuất bản, tuy trang đầu có ghi là "Sách này là của Thầy cả Bỉnh" - xem hình chụp bên dưới.
05/01/2022(Xem: 9355)
CHÁNH PHÁP Số 122, tháng 01.2022 Hình bìa của Hồ Bích Hợp NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XA XỨ NHỚ LẠI NGÀY CŨ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 Ý NGHĨA PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢO (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7
05/01/2022(Xem: 7465)
Khi khoa học ngày càng phát triển, con người càng rời xa tâm linh và phủ nhận tất cả những gì không dựa trên nền tảng khoa học. Tuy nhiên, thế giới tâm linh dù được khẳng định bởi người hữu duyên hoặc phủ nhận bởi người chưa đủ duyên tồn tại song song với thế giới vật chất. Sự nối kết tâm linh là một đề tài sôi nổi trong dòng chính cũng như trong cộng đồng tôn giáo. Trên thực tế, hiện tượng siêu nhiên vẫn là những điều huyền bí mà không phải bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm hay giải mã. Vì vậy, người có khả năng nối kết với thế giới tâm linh và cảm nhận được hiện tượng tâm linh càng trở nên đặc biệt dưới các trường hợp sau đây:
03/01/2022(Xem: 4299)
Trời nắng gió tuyệt đẹp, mây lành che phủ, Đại hùng bảo điện hào quang chư Phật tỏa khắp, các cậu, cô ấu nhi tiểu hoa đồng ở quận Tân Dinh, thành phố Đài Nam với trang phục lộng lẫy làm các thiên thần nhí sẽ đi trước, dẫn đường cho cô dâu chú rể tới nơi làm lễ hoặc tung cánh hoa, ruy băng màu để chào mừng các đôi uyên ương, thật hạnh phúc khi dẫn các đôi tân lang - tân nương từng bước đại hỷ chân trên thảm hồng nhung, nhận những lời chúc phúc cát tường của người thân và bạn bè. Ngay sau các nghi lễ như các đôi tân lang - tân nương tuyên thệ, đọc giấy đăng ký kết hôn theo Phật hóa hôn lễ và trao nhẫn cưới làm tín vật, Hòa thượng Tâm Bảo đã cung tuyên đọc "văn cầu nguyện chúc phúc cát tường Phật hóa hôn lễ kết đuyên Bồ đề quyến thuộc" (佛化婚禮暨菩提眷屬祝福禮祈願文), chúc các đôi tân lang - tân nương luôn niệm niệm đồng tâm, trọn đời yêu thương nhau, cùng nhau tạo dựng Phật hóa gia đình, truyền thừa tín tâm, chánh tín, chánh kiến.
03/01/2022(Xem: 5366)
Lần đầu tiên tôi được cảm giác "Hòa bình"*, như một câu khẩu hiệu nhóm nhạc, trở lại vào sau giữa thế kỷ 20 thập niên 1950 từ các nhạc sĩ be-bop trong làng nhạc jazz khu vực Toronto, Canada, những người đã quen với việc giao tiếp bằng biệt ngữ Tiểu văn hóa (Hipster) và được mã hóa. "Hòa bình" biểu thị việc cố gắng không trở nên nổi khùng trong thế giới điên cuồng thát loạn, tàn nhẫn, bất cần. Chúng tôi đang tổn thương tâm lý và chúng tôi cần được an ủi.
03/01/2022(Xem: 6558)
Kính gửi chư Tôn Đức, Đạo hữu Tịnh Thanh và quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị thiện hữu, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 10 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm - Bồ Đề Đạo Tràng & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa Hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình. (31 Dec 2021)
03/01/2022(Xem: 11829)
CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC THE STORY OF PHILOSOPHY – WILL DURANT Cau Truyen Triet Hoc-1971 Nguyễn Hiền-Đức thực hiện theo bản của Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương ngày 25/07/2012 Santa Ana, CA tháng 12 năm 2021
30/12/2021(Xem: 6453)
Cư sĩ Salim Wijaya và Cư sĩ Julie Suwanto, những Phật tử Indonesia tài năng đang làm việc tại Công ty Signa Philippines, đã chính thức làm lễ Hằng thuận (kết hôn) tại Phật Quang Sơn Vạn Niên Tự, 656 Ocampo St, Malate, Manila, 1004 Metro Manila, Philippines vào ngày 23 tháng 12 vừa qua. Hai họ đã thành tâm cung thỉnh trụ trì Vạn Niên Tự Pháp sư Diệu Tịnh chứng minh hôn lễ, chúc phúc cát tường.
30/12/2021(Xem: 4202)
Kính dâng lòng thành kính tri ân đến những vị Giảng Sư đã từng biên chép, phiên dịch, thuyết giảng về bài Kinh Niêm Xứ (bài thứ 10 trong Trung Bộ Kinh) đã được Đức Thế Tôn một lần duy nhất thuyết giảng tại đô thị Kamassadhamma của xứ Kuru (1) và sau đó một nửa người dân xứ này đã đạt quả Bất Lai và một nửa còn lại khi vãng sanh đều được về Bắc Câu Lô Châu để thọ hưởng sự an vui tịnh lạc với tuổi tho 1000. Đặc biệt kính đảnh lễ Giảng Sư Pasado Sán Nhiên với kinh nghiệm từ bộ thứ bảy về Phát Thú trong Kinh Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) đã truyền trao tất cả tâm huyết khi thuyết giảng Kinh Niệm Xứ thật thâm diệu trong 7 video dài 18 giờ đồng hồ....Và TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng đã trao chìa khóa vàng “Trong cái thấy nghe chỉ là cái thấy nghe với sát na đầu tiên “ làm duyên giúp con tìm lại những đam mê và hứng thú khi nghiên cứu lại những bài kinh nguyên thủy căn bản mà nhiều năm qua con cho là khó quá và đầu hàng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]