Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Má Tôi

25/02/201110:43(Xem: 5476)
8. Má Tôi

SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG
Tâm Chơn

MÁ TÔI

1.

Trước khi “chắp nối” với ba, má đã hiểu ra được hết những đoạn trường còn lại. Những đứa con riêng của ba, những đứa con riêng của má và những đứa con chung, không khéo sẽ sinh lắm chuyện rắc rối.

Người xưa nói “chén trong cũi còn động”, gia đình nào lại không có ít nhiều sự rầy rà, lục đục. Nhưng ở gia đình tôi, có lẽ nhờ tình yêu thương của má, sự khéo dạy của ba, nhờ kinh tế gia đình ổn định mà chúng tôi ít nhiều có được cuộc sống ấm êm, thuận thảo.

Chỉ thương cho má quanh năm vẫn phải tảo tần, vất vả.

Về sống với ba là má chấp nhận gánh gồng bao khó khổ. Ba lớn tuổi hơn má, lại bị chứng bịnh suyễn kinh niên nên sức khoẻ ngày một suy yếu. Mấy anh chị rồi cũng lần lượt lập gia đình và ra ở riêng. Mọi việc trong ngoài giờ chỉ một mình má lo liệu, quán xuyến.

2.

Ba má có mở một tiệm thuốc tây ở chợ. Mười tuổi, tôi đã theo má tập tành buôn bán. Năm tháng trôi qua, cận kề bên má, tôi dần quen nếp sống thuần lương của người.

Vâng! Má có một đời sống nghĩa tình.

Má luôn đối xử tử tế với mọi người dù lớn hay nhỏ. Với con cái trong nhà, má rất đỗi quan tâm, dạy dỗ chu đáo, kỹ càng; dùng lời nói dịu dàng để răn dạy, phân lẽ thiệt hơn. Hình như khi má đánh các con thì quả là chuyện chẳng đặng đừng.

Tuy nhiên, tự thâm tâm má rất hài lòng về chúng tôi. Điều này cũng không khó hiểu: Má đã tập cho chúng tôi làm quen với “khuôn khổ” từ thuở nhỏ. Không chỉ “uốn nắn” ở nhà, má còn gửi chúng tôi vào “rèn” trong “trường học Nhà thờ” với các xơ. Lớn lên ít tuổi, má lại động viên chúng tôi tham gia sinh hoạt Gia đình Phật tử ở chùa. Mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường, má đã áp dụng một cách nhiệt tình. (Dù khi ấy, chúng tôi đã học tới cấp 2-3).

Chúng tôi chơi với bạn cũng phải “chịu” sự dòm ngó, cân nhắc của má. Đến việc đọc sách, xem phim đều phải qua khâu “kiểm duyệt.” Có đôi lúc má “độc quyền” luôn cả với ba. Nhưng ba thì đồng tình với “phương pháp giáo dục” của má nên chỉ cười và hay bộc bạch: “Tội nghiệp má bây cực khổ!...”

Thật tình hồi ấy, có đôi lần bực bội tôi đã phản ứng sự ràng buộc đến khắt khe của má. Rồi chợt nghĩ lại thấy mình sai. Má vẫn thoải mái và “hoan hỉ” lắng nghe các con nói kia mà!...

3.

Lúc bấy giờ cả xóm tôi chỉ vài ba nhà là có ti vi. Riêng nhà tôi có sắm được cái đầu máy. Mỗi tối hàng xóm tới coi phim đông. Má mua thêm ghế để bọn trẻ cùng ngồi. Má hay nói là mấy đứa con nhà nghèo thấy thương lắm. Má dạy chúng tôi, không được tiêu xài phung phí mà phải biết giúp đỡ người kém phước hơn mình.

Lần nọ, có người ăn xin đi ngang qua nhà. Má biểu em tôi xúc ít gạo cho và dặn phải đưa hai tay. Má nói: “Họ nghèo nên mới đi xin. Mình có cho thì phải đưa đàng hoàng, còn không cho thì nhỏ nhẹ từ chối, chớ nên nói này, nói nọ rồi tỏ vẻ khinh khi mà mắc tội.”

Tôi để ý thấy người nghèo đến mua thuốc thì má “vừa bán vừa cho”. Nửa đêm nửa hôm, có ai gõ cửa xin thuốc má cũng chẳng hề quạu quọ.

Nhớ một đêm kia có bà thím ở gần nhà tới kêu cửa xin thuốc. Má mở cửa và vui vẻ rót nước cho bà thím uống. Lúc đó tôi còn nhỏ. Nhìn thấy trên bàn thờ ông địa có ba trái cam, tôi đưa tay chỉ. Ba như biết ý liền lấy xuống biếu bà thím đem về. Má nhìn ba rồi nhìn tôi cười. Nụ cười tươi tắn ấy về sau tôi mới hiểu...

Nhưng mà than ôi! Những tưởng phước lành sẽ lâu bền nơi mái ấm gia đình tôi. Nào ngờ oan nghiệt đổ dồn xuống căn nhà bé nhỏ này sau ngày ba mất. Cũng chính trong lúc đám tang ba, má đã vấp phải sai lầm khi cư xử với họ hàng. Nhiều người trách cứ. Chỉ có tôi là hiểu được tại sao má lại làm như vậy.

4.

Ba mất đi. Nỗi niềm thương nhớ chưa vơi thì má lâm trọng bịnh. Tiệm thuốc đóng cửa. Đồ đạc trong nhà bán dần. Tôi thì quá ư bạc nhược. Suốt ngày cứ loanh quanh, lẩn quẩn trong khối tự ti mặc cảm. Đi học về là giam mình trong nhà, tránh né người quen. (Âu cũng được vài thằng bạn tới lui chia sẻ!)

Đến một hôm, căn bệnh ung thư quái ác bộc phát dữ dội, má vẫn âm thầm chịu đựng. Sợ các con lo rầu má không một tiếng thở than. Cuối cùng không vượt qua được, má đành lìa bỏ các con trong khi kiếp sống chưa trọn một đời người.

Tội nghiệp em tôi hãy còn khờ dại. Nó cứ nhìn hình má trên bàn thờ mà nói: “Má đang cười kìa!” Rồi nó cười... Rồi nó khóc... Còn tôi thì lặng lẽ một niềm đau. Nó đâu biết rằng, không có ba, không có má, từ nay tôi và nó sẽ bơ vơ, hụt hẫng giữa dòng đời.

5.

Bây giờ nhìn lại, rõ ràng, so với anh chị em trong nhà thì tôi là người gần gũi và ảnh hưởng “bản tánh” của má nhiều nhất. Cho nên, gần mười năm nay, kể từ ngày má về với đất, tôi đã mang những “nếp sống” của má vào đời.

Và cũng từ đây, giữa cuộc đời trắng đen thật giả, tôi chợt nhận ra cái xấu lẫn cái tốt cùng lúc có mặt khi loài người có mặt. Rồi do tác động của môi trường bên ngoài mà hạt giống thiện-ác phát sinh. Đã biết vậy mà tôi cứ luôn bị “sốc” những khi gặp phải hạng người gian xảo, vô lương.

À! Thì ra tôi hãy còn yếu đuối. Tôi chưa đủ sức chịu đựng sóng gió cuộc đời như má của tôi.

SG, một chiều mưa đầu hạ 2006



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/03/2018(Xem: 18267)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
28/02/2018(Xem: 8328)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
28/02/2018(Xem: 11822)
Why is Buddhism so diverse ? Andrew Williams, I think we can all agree that the reason for the many diverse traditions and paths within Buddhism is that all sentient beings, in one way or another, are different, both mentally and physically, and therefore each individuals needs are also different. The Buddha explained that we sentient beings all have different and limited levels of understanding of this or that, and even if we focus on the very same thing, we will perceive it according to our own perspective. From our own limited viewpoint. We tend to perceive things and others based on our own preconceived ideas and past experiences. It's as if we judge the whole ocean based on the small part of the ocean that we may think we know. The whole sky based on a few clouds.
28/02/2018(Xem: 10277)
Bản Chất của Giáo Dục Đạo Đức Xã Hội_Bạch Mã
20/02/2018(Xem: 9920)
Đừng bao giờ nản chí, đừng bao giờ tuyệt vọng. Khi Thượng Đế đóng một cánh cửa thì Ngài sẽ mở một cửa khác cho chúng ta đi. Sau đây là chuyện cô bé gốc Việt Đỗ Thị Phương bị cụt cả 2 chân lúc 1 tuổi vì cha mẹ ôm bom tự tử do nghịch cảnh tình yêu, nay trở thành nữ vận động viên Mỹ gốc Việt Haven Shepherd về người khuyết tật trong nhóm đại diện Hoa Kỳ dự Paralympic tại Thế vận hội Mùa đông Olympic 2018 ở Nam Hàn.
20/02/2018(Xem: 7576)
Ai trong chúng ta cũng có mong muốn biến ước mơ thành hiện thực. Có thể bạn đang mơ về một chuyến du xuân nơi vùng núi bao la ngày Tết hay ước mơ có được một cái tết đoàn viên thật đầm ấp và no đủ. Nhưng ở ngoài kia, cũng có những người chỉ mong ước giản dị thôi, … được một lần tắm táp sạch sẽ, rồi cắt tóc, cạo râu.
14/02/2018(Xem: 10932)
Đời người trong khoảng một trăm năm Nghèo khó giàu sang chết cũng nằm Giành giựt bao nhiêu buông xả hết Hơn thua cho lắm chẳng ai thăm Lâu không “biết đủ” đời khốn khổ “Ít muốn” giúp ta ít lỗi lầm Ý nghĩa cuộc đời nên tạo dựng Sẻ chia đạo đức sáng trăng rằm
13/02/2018(Xem: 6325)
Nên lưu ý, đường đời không đơn giản hai chiều như ta tưởng. Cho nên, lúc khởi tâm tu hành đừng mong mọi sự như ý mà cầu cho những gì đến với ta dù sướng hay khổ, đến mau và qua mau. Cái điều mà tôi muốn trình bày ở trên, nó đồng với ý tâm kinh dưới đây nhưng căn tánh thì trái ngược. Như nhiều thiện tri thức đã y tâm kinh giải nghĩa, các Ngài dù có thể hiểu nhưng khó giải cho thấu đáo cho nên càng cố giảng càng thêm tối nghĩa, thiết tưởng tôi không cần phải làm cho nó thêm tối thui như mực nữa? Theo tôi cái phương trình linear mantra này của Tâm kinh còn thiếu nhiều ẩn số. Cái công thức hình học phẳng này chỉ đúng trong không gian 2 chiều. Nó cần phải bổ khuyết cho phù hợp với trí tuệ của thế hệ bây giờ. "Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha."
11/02/2018(Xem: 7055)
Tâm ý cân bằng hay tâm ý bất bình thường có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe con người. Khoa học và y khoa đã chứng minh tâm thần bất an làm bất quân bằng lượng hormones (imbalance hormones) đưa đến tổn thương cho cơ thể. Giải thưởng Nobel về sinh học, Elizabeth H. Blackburn đã cho biết: con người muốn sống lâu trăm tuổi thì ăn uống điều độ chiếm 25%, những yếu tố khác chiếm 25%, nhưng tâm lý cân bằng chiếmtới 50%!
06/02/2018(Xem: 8192)
Trong những thời rất xa xưa, lặng lẽ tu hành trong am vắng góc rừng được khuyến khích. Đó là những thời rất xa xưa… khi Kinh Phật ghi rằng “…đi tới góc rừng, tới gốc cây, hay tới một lều trống, nhà sư ngồi quán chiếu…” Trong thế kỷ của chúng ta, không còn bao nhiêu rừng, không còn bao nhiêu cội cây vắng để có thể tới ngồi. Và khi ngồi ở phố thị, bất kể ở một góc phố Bolsa tại Quận Cam, hay trong Phố Tàu New York, một nhà sư cũng không thể tách rời với những gì bận rộn ồn ào được thấy, được nghe chung quanh. Nghĩa là, không thể tách rời xã hội nổi trong thời này. Đó là chưa kể tới trường hợp, khi mang hạnh nguyện dấn thân phục vụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]