Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Hồi Ức Về Ba Tôi

25/02/201110:43(Xem: 5660)
7. Hồi Ức Về Ba Tôi

SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG
Tâm Chơn

HỒI ỨC VỀ BA TÔI

1.

Ba bị suyễn mãn tính. Má cũng thường hay nói là từ nhỏ ba chỉ có mỗi việc là đi học thôi, không làm gì động tới móng tay cả, vì bà nội cưng ba lắm. Công việc thư ký, thông dịch cũng nhẹ nhàng thích hợp với ba. Ba chưa từng lao động nặng. Bây giờ lại thêm mắc chứng bịnh suyễn nên sức khỏe ba không được tốt. So với bạn bè cùng tuổi thì ba yếu hơn nhiều.

Thế nhưng...

Một lần nọ, khi đang làm ở công sở, chợt có người đến báo tin rằng anh N bị bí đái, Ba tức tốc ba giò bốn cẳng chạy về nhà. Không cần hỏi han, ba xốc anh N lên lưng, cõng đi phăng phăng từ trên lầu xuống rồi đến thẳng nhà thương. Cả nhà lo sợ. Hình như lo cho anh N thì ít mà sợ cho sức khỏe của ba thì nhiều (vì lúc đó anh N cũng đã lớn rồi). Ồ không, hồi hộp cho cả hai chứ!

Ba đi đi lại lại trước phòng cấp cứu mà quên cả việc mình đang hổn hển. Tới khi được bác sĩ cho hay là anh N ổn rồi thì ba mới thở phào nhẹ nhõm. Hú hồn hú vía. Trái tim ba cũng đang loạn nhịp tứ tung.

2.

Ba dừng xe trước cửa rào. Phía sau yên là một bao gạo to tướng. Nghe tiếng ba, tôi bước ra tức thì. Ba kêu tôi phụ khiêng bao gạo vô. Tôi nói khỏi, để tôi vác một mình được rồi. Ba nhìn tôi (chắc hơi do dự).

Thiệt lẹ, tôi bốc bao gạo lên đem thẳng ra nhà sau, đổ vào khạp. Ba đi đằng sau, cười tươi tắn.

Trưa, ba đem cơm ra tiệm cho má. Vừa bước vô cửa, ba nói liền: “Thằng H (tên tôi) nó mạnh lắm bà à! Bữa nay, tôi mua gạo về nó ôm bao gạo đem vô nhà một mình gọn khô hà.” Má tôi cười nói tỉnh bơ: “Ừ, thì nó lớn rồi chứ bộ!” (Tuy nói vậy nhưng với tình cha tình mẹ thì chẳng có đứa con nào là lớn cả đâu!)

3.

Đối với người dân miền Tây thì vùng Thất sơn “năm non bảy núi” được coi là vùng “Thánh địa linh thiêng”. Dân mần ăn buôn bán thường tới đó cúng lễ cầu xin phò hộ cho được mua may bán đắt (hổng biết có được không? Thì cứ tin vậy!).

Má tôi thì cả đời bận bịu với cửa hàng thuốc tây ở chợ nên suốt năm chỉ rỗi rảnh có ba ngày Tết để đi chùa, còn bình thường thì chuyện lễ hội đình đám cúng kiếng gì đó đều giao khoán hết cho ba. Má chỉ ở phía sau hưởng ứng, ủng hộ cho việc đi đứng phải trái của ba thôi. Nên mấy năm liền, vừa nghỉ hè là tôi lại được ba dắt đi núi chơi. Tôi thích leo núi Cấm nhất. Núi cao vút, rừng cây rậm rạp, mát mẻ và thoát tục. Còn khu vực núi Sam, miễu Bà Chúa Xứ ồn ào, phức tạp, tôi chỉ dạo thoáng qua.

Nói về leo núi thì tất nhiên là tôi khỏe hơn ba nhiều. Vậy mà ba cứ nhắc chừng chừng, sợ tôi trượt chân, tuột dốc.

Tôi đi đâu thì phải đi với ba. Đó là sự nhất trí đồng tình của cả ba và má. Tôi chưa từng được đi chơi xa một mình.

À! Có một lần tôi được phép đi du lịch mình ên.[19]Nói mình ên là vì không đi với ba chứ thật ra là đi cùng cả đoàn lận. Nhưng dẫu sao, lần đầu tiên đó đã mở màn cho những chuyến ngao du đơn độc của tôi sau này.

Vâng! Cũng trong năm đó, vào dịp tết, ngôi chùa gần nhà tôi có tổ chức đi “hành hương thập tự” hai ngày ở Hà Tiên. Tôi năn nỉ, nhăn nhó, xin riết, cuối cùng ba má mới đồng ý cho đi với điều kiện là tôi không được tắm biển (vì không biết lội) và phải đi chung với cô H, người mà ba nhờ canh chừng tôi giùm.

Tôi nghĩ, đi với nhà chùa hẳn là ba má yên tâm rồi. Ai dè, chắc còn thấy lo lo nên ba lên chùa, mấy bận gởi gắm tôi cho quý sư và cô chú Phật tử lớn tuổi dòm ngó giùm. Má nói, có như vậy lòng ba mới thôi thấp thỏm.

4.

Đã thành thông lệ của gia đình tôi, cứ sáng mùng một Tết là ba má dẫn anh em tôi qua bên nhà ông nội đốt nhang cúng ông bà và mừng tuổi ông nội.

Năm nay, khiến xui gì đó mà chúng tôi đi trễ. Đang lúc chuẩn bị thì chú tôi báo tin ông nội mất. Ba tôi vội vã đi liền. Ra tới cửa rào rồi vẫn còn nói với vô biểu má dẫn anh em tôi qua sau.

Ở nhà nội không biết đã xảy ra “chiến sự” gì mà mấy cô tôi cứ cằn nhằn cẳn nhẳn, hằn học ba miết. Không kiềm chế được lòng tự trọng đàn ông, ba lạy ông nội ba lạy rồi bỏ về thẳng một nước. (Chuyện này tôi chỉ nghe kể lại.)

Về tới nhà, ba không nói không rằng mà chỉ lặng lẽ khóc một mình. Má hỏi riết, ba cũng chỉ thẳng thừng: “Khỏi qua.”

Thế là suốt mấy ngày tang tóc của nội, cả nhà tôi cũng đìu hiu. Không khí Tết biến đâu mất tiêu biệt dạng. Buồn héo hắt. Mà tôi cũng không hiểu sao hồi đó má không khuyên ba và dắt bọn tôi qua để tang nội. Kệ mấy bà cô chứ! Ở nhà cũng chẳng có gì vui. Cả ngày ba không nói một lời, cứ ngồi đó mà rơm rớm nước mắt để nghe nỗi đau xé lòng xé dạ.

Tới hôm đưa nội đi chôn. Từ sáng sớm ba đã đứng bên cửa sổ. Xe tang chạy ngang qua nhà. Ba lặng nhìn theo đến khi dòng người mất hút mà gặm nhấm niềm đau tiễn nội về nơi an nghỉ cuối cùng.

Mấy ngày sau, ba vẫn cơm canh cúng nội đều đặn. Duy chỉ có điều là không nghe ba nhắc gì đến chuyện nhà nội. Tuyệt nhiên không.

Sau này, khi lớn lên chút đỉnh tôi có ý thầm trách sự “cứng ngắc” của ba má và hối tiếc cho sự tự ái nông nổi của ba đã gây nên lầm lỗi. Cũng có thể là tôi chưa thật sự thấu hiểu cho tình cảnh của ba má. Nhưng rõ ràng sự bực tức của ba ngày ấy đã làm cho tình cảm dòng họ bên nội vốn đã rạn nứt từ lâu nay lại càng thêm vỡ nát.

À! Thì ra ba với mấy cô chỉ là anh em cùng cha khác mẹ. Ủa, mà sao lạ vậy? Chứ chẳng phải má vẫn thường hay nói là ba rất có hiếu với bà nội kế? Huống chi!...

5.

Hôm tôi thi tốt nghiệp cấp 2, ba dậy thật sớm, chuẩn bị sẵn mọi thứ cho tôi.

Ba đến trường lúc nào tôi cũng không biết. Khi thấy tôi thi xong ra sớm là ba lên tiếng kêu tôi hỏi liền “Làm bài được không con?” Tôi gật đầu chắc chắn: “Đạt điểm khá trở lên, dư sức.” Ba khẽ cười, mắt hướng về dãy phòng khuất sau cánh cổng như đang hồi tưởng lại thời niên thiếu. Ba nói hồi nhỏ ba cũng học ở đây. Trường lớp xưa vẫn vậy, chỉ có không khí thi cử là khác thôi. Ba không nói là khác cái gì, khác như thế nào? Tôi cũng không hỏi thêm.

Tôi kêu ba về trước đi vì tôi còn đợi vài thằng bạn nữa. Ba ừ rồi im lặng. Mắt dõi nhìn xung quanh tìm kiếm giúp tôi mấy thằng bạn trong từng tốp học sinh đông đúc đang đổ xô đi ra.

Về nhà, tôi hơi nhăn nhó chuyện ba tới trường chi cho mệt hổng biết nữa. Tôi đi thi một mình được mà, có gì đâu.

Hôm sau, bữa thi cuối, quả thật ba không đến trường. Tôi đinh ninh như vậy. Nhưng sau này nghe má nói lại là ba vẫn âm thầm theo tôi mỗi buổi sớm trưa suốt hai ngày thi ấy. Và vì không muốn cho tôi nhìn thấy nên ba đứng khuất phía bên kia góc đường. Tôi thì chỉ ngại mỗi việc là bạn bè chọc mình lớn rồi mà còn nhõng nhẽo đòi ba đưa rước. Ồ! Chỉ có vậy thôi.

6.

Hè năm lớp 9, thơ tôi được đăng trên “Trang viết học trò” báo Kiên Giang. Người đầu tiên phát hiện ra bài thơ là ba.

Ba vẫn thường đọc báo mỗi ngày. Và dĩ nhiên, ngoài cái chuyện theo dõi tin tức thời sự trên báo, ba đã không quên ghé mắt đọc vào trang văn thơ học trò khi biết con mình cũng đang tập tành học đòi “chuyện bút mực”.

Ba cầm tờ báo đưa cho má, tay chỉ bài thơ nhỏ của tôi. Ánh mắt ba ngời lên rạng rỡ.

7.

Bẵng đi một thời gian mười mấy năm trời ba mới trở lại thăm ông ngoại và bà con bên má lớn.

Cũng trong năm đó, ba đã về thăm bà ngoại và nói chuyện thật lâu với mấy dì của tôi. Không biết ba linh cảm chuyện gì mà cứ biểu má tôi phải bán nhà về quê ngoại sống. Má tôi mơ hồ trước những suy nghĩ của ba. Đang sống ở Rạch Giá yên ổn, ăn nên làm ra, gia đình ấm êm sung túc, tự dưng ba đòi dọn nhà đi. Đương nhiên là má tôi không chịu rồi. Má nói ở quê ngoại khó làm ăn lắm. Vả lại, anh em tôi sinh ra và lớn lên ở chợ thì làm sao quen với cuộc sống đồng ruộng được. Ở thành thị mọi thứ đều tiện lợi, nhất là chuyện học hành và tương lai của bọn tôi.

Thấy không thể nào thuyết phục được má, sẵn dịp về ngoại lần này, ba tôi kêu mấy dì đốc thúc má tôi về ngoại sống. Dù gì đi nữa, sống ở quê ngoại cũng có bà con dòng họ... Và rồi, chẳng bao lâu, sự mơ hồ của má đã mở ra rõ ràng khi điều linh cảm của ba xuất hiện. Đó là sau lần đi thăm họ hàng về ba đã lâm trọng bịnh. Cơn tai biến mạch máu não đã làm cho nửa thân người ba yếu hẳn. Cũng may là khuya đó má tôi và tôi phát hiện kịp thời, đồng thời nhờ các bác sĩ (bạn của ba má) tận tình cứu chữa nên sức khỏe ba dần ổn định.

Lúc này, ba mới nói rõ lý do ba giục má bán nhà về ngoại ở là vì sợ rằng mai mốt ba mất rồi thì gia đình tôi sẽ bơ vơ nơi quê nội (?). Má tôi thì cũng chỉ ừ ừ cho qua chuyện thế thôi. Bởi má vẫn tin tưởng ở sự chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ của gia đình mà ba sẽ qua khỏi, không sao!

Nào ngờ, chưa đầy năm thì bịnh ba tái phát. Lần này phải đành chịu, không cứu vãn kịp nữa rồi. Cơn nhồi máu cơ tim đã nhanh chóng cướp mất của gia đình tôi một người cha hiền khả kính. Ba lặng lẽ đi vào giấc ngủ ngàn thu!

8.

Sau khi ba mất, má đã kể cho tôi nghe rất nhiều về chuyện của ba. Nhất là tình phụ tử, má vẫn thường nhắc đi nhắc lại.

Thật ra, không phải chỉ có mình tôi hay mấy anh chị con riêng của ba là được yêu thương mà ngay cả mấy chị con riêng của má, ba đều dành trọn lòng lo lắng như nhau. Nhưng vì là đàn ông nên tình cảm bao giờ cũng kín đáo và âm thầm. Chắc vì lẽ đó mà hầu như ít có đứa nào sớm nhận ra được tình thương của người cha.

Chứ như má tôi nói, mà nếu bình tâm nhìn cho thấu đáo thì chúng ta cũng sẽ nhận thấy và thừa hiểu một điều là con cái có thể không thương cha mẹ, nhưng ít có người cha mẹ nào mà chẳng yêu thương con!

(Sài Gòn, mùa An cư kiết hạ 2007)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2021(Xem: 4495)
Myanmar, đất nước chùa tháp, đang khổ đau. Hưởng ứng lời hiệu triệu kêu gọi của chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo “vì dân, do dân và của dân”, hàng triệu người dân trong mọi tầng lớp đã đổ ra đường phố ở các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước Phật giáo Myanmar để phản đối cuộc đảo chính của chế độ độc tài quân sự Myanmar, đã lật đổ Chính phủ dân cử của nhà vô địch dân chủ kỳ cựu, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vào ngày 1 tháng 2 vừa qua.
25/02/2021(Xem: 7313)
Phần này bàn về cụm danh từ "khoa học" trong tiếng Việt từ thời bình minh của chữ quốc ngữ đến nay. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "The Emergence of the Modern Sino-Japnese Lexicon – Seven Studies" (chủ biên/dịch giả Joshua A. Fogel – NXB Brill – Leiden/London 2015), và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
25/02/2021(Xem: 4720)
Vào hôm thứ ba, ngày 16 tháng 2 vừa qua, Đoàn thể Phật giáo Myanmar đã Tuần hành phản kháng chế độ độc tài quân sự Myanmar, tham gia chiến dịch chấm dứt chế độ độc tài quân sự Myanmar dưới sự cai trị hung hãn của các tướng lĩnh quân đội, và trả tự do cho các nhà lãnh đạo bị giam giữ của Chính phủ dân cử bị lật đổ, bao gồm cả nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
23/02/2021(Xem: 4818)
Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng về việc xây dựng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các cơ sở dân sự ở các khu vực khác ngoài Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Nó kéo dài từ Siachen Glacier trong phạm vi Karakoram đến Himalaya ở phía nam và có người gốc các dân tộc Ấn-Arya và Tây Tạng, chẳng hạn như dọc theo biên giới tranh chấp ở Vương quốc Phật giáo Bhutan và Arunachal Pradesh, một trong hai mươi chín bang của Ấn Độ.
23/02/2021(Xem: 5241)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
23/02/2021(Xem: 10195)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 8944)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6026)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8720)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 4915)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]