Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Lời Phật Dạy Về Công Ơn Cha Mẹ Và Bổn Phận Làm Con

25/02/201110:43(Xem: 5708)
5. Lời Phật Dạy Về Công Ơn Cha Mẹ Và Bổn Phận Làm Con

SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG
Tâm Chơn

LỜI PHẬT DẠY VỀ CÔNG ƠN CHA MẸ VÀ BỔN PHẬN LÀM CON

Trong hệ thống giáo điển Phật-đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là sâu sắc và cảm động.

Có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâu dày của song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đã chỉ bày cách báo ân chân chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong đời hiện tại và mai sau.

Hay nói rõ hơn, đức Phật đã đưa ra tiêu chuẩn đối với một người con được gọi là hiếu đạo thì phải hội đủ cả hai mặt sự và lý. Sự là hình thức báo đáp bên ngoài, là lo lắng, chăm nom phụng dưỡng cha mẹ khỏi mọi điều thiếu thốn về vật chất; luôn tôn trọng kính lễ cha mẹ và không được làm cho cha mẹ phiền lòng. Lý là chăm lo đời sống tâm linh cho cha mẹ, hướng cha mẹ phát khởi thiện tâm, gieo tạo phước lành, tu theo Chánh đạo; là làm sao cho cha mẹ hiểu rõ đường lành, tin sâu nhơn quả, thoát ngoài vòng mê tín, ra khỏi luân hồi nghiệp báo, đạt được an lạc giải thoát trong hiện tại và tương lai.

Nói cách khác, giúp cho cha mẹ có một đời sống hiền thiện chính là hiếu hạnh, là phát tâm báo ân. Còn như để cha mẹ làm điều tà ác, không tu dưỡng đạo đức là bất hiếu.

Theo quan điểm Phật giáo, thiện có nghĩa là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham, không sân, không si, có chánh kiến.[18]Ngược lại là bất thiện. Mà tham, sân, si chính là gốc rễ của bất thiện.

Cho nên người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo. Được như vậy mới thật sự là người con hiếu đạo.

Trong đạo Phật, vấn đề hiếu đạo được đề cập nhiều trong kinh tạng Pali của Phật giáo nguyên thủy và Hán tạng của hệ phái Bắc tông như: kinh Trường Bộ, kinh A Hàm, kinh Báo Ân, kinh Vu Lan Bồn, kinh Hiếu Tử, kinh Tâm Địa Quán...

Ở đây, chúng tôi sưu tập lại một số ít trong rất nhiều pháp thoại đức Phật thuyết về công ơn cha mẹ và cách thức đáp đền của con cái đối với cha mẹ hầu chia sẻ cùng các bạn.

“Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu,
Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu.”

(Kinh Nhẫn Nhục)

“Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển.”

(Kinh Tương Ưng)

“Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng Chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:

– Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm tin tưởng Tam bảo.

– Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm bố thí.

– Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyến khích cha mẹ hướng về đường thiện.

– Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyến khích cha mẹ trở về với chánh kiến.

Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với Chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai.”

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

“– Cung kính và vâng lời cha mẹ.
– Phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.
– Giữ gìn thanh danh truyền thống gia đình.
– Bảo vệ tài sản cha mẹ để lại.
– Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời.”

(Kinh Trường Bộ)

“Vô thỉ là luân hồi. Này các tỳ kheo, không dễ gì tìm được một chúng sanh trong một thời gian dài này lại không một lần nào làm mẹ, làm cha.”

(Kinh Tương Ưng)

“Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta. Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra, nên chúng sanh trong sáu đường là cha mẹ của ta cả.”

(Kinh Phạm Võng)

“Này các thầy tỳ-kheo! Nếu người nào biết ơn và đền ơn, cho dù ở cách xa ta ngàn dặm, nhưng ta vẫn xem người đó như đứng hầu gần bên ta. Còn nếu như người nào không biết ơn và đền ơn, cho dù người đó có đứng hầu gần bên ta nhưng ta vẫn xem họ cách xa ngàn dặm.”

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

“Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Đế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà.”

(Kinh Tạp Bảo Tạng)

“Phật hỏi các thầy sa-môn: ‘Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng?’

“Các thầy sa-môn thưa: ‘Người này là đại hiếu.’

“Phật dạy: ‘Chưa gọi là hiếu.’

“Phật bảo các thầy sa-môn: ‘Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi tạm đền.”

(Kinh Hiếu Tử)

“Mẹ hiền còn sống là mặt trời
giữa trưa chói sáng,
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn.
Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ,
Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.

(Kinh Tâm Địa Quán)

“Vui thay hiếu kính Mẹ,
Vui thay hiếu kính Cha,
Vui thay kính Sa môn,
Kính bậc Thánh, vui thay!

(Kinh Pháp Cú)

“Có hai hạng người, này các tỳ-kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Là mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy cho đến trăm tuổi, nếu đấm bóp, thoa nước tắm rửa, thoa gội, và dầu tại đấy có tiểu tiện, đại tiện, như thế, này các tỳ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các tỳ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng con khôn lớn, giới thiệu con vào đời.”

(Kinh Tăng Chi I)

“Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng, trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng.”

(Kinh Tạp Bảo Tạng)

“Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các thầy tỳ-kheo, đất trên đầu ngón tay ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều?

– Bạch Đức Thế Tôn! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít.

– Cũng vậy, này các tỳ-kheo, những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít, như đất trên đầu ngón tay của ta, còn những chúng sanh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu.”

(Kinh Tương Ưng)

“Những đứa con bất hiếu, sau khi chết bị đọa vào địa ngục A-tỳ, lửa dữ thiêu đốt, ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, gươm đao đâm chém... ngày đêm chết sống muôn lần, đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây, sự hình phạt tại A-tỳ ngục, rất nặng nề ngỗ nghịch song thân.”

(Kinh Báo Hiếu)

“Ta trong nhiều kiếp quá khứ, nhờ từ tâm hiếu thuận, cúng dường cha mẹ, do công đức đó, nên sinh lên các từng trời thì làm Thiên đế, xuống nhân gian thì làm Thánh Vương.”

(Kinh Hiền Ngu)

“Thuở Phật còn tại thế có một vị chư thiên đến hỏi: ‘Bạch Đức Thế Tôn, làm sao để có được vận may?’

“Phật đáp: ‘Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng.’”

(Kinh Hạnh Phúc)

“Ta trải qua nhiều kiếp tu hành thành đạo là nhờ công ơn của cha mẹ nuôi dưỡng.”

(Kinh Phân biệt)

“Thờ trời đất quỷ thần không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là hai vị thần minh cao nhất trong các thần minh.”

(Kinh Tứ Thập Nhị Chương)

“Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt. Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận, hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh, hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng.”

(Khế kinh)

“Ơn cha lành như núi Thái, nghĩa mẹ hiền sâu hơn biển cả. Nếu ta ở trong đời một kiếp, nói công ơn cha mẹ không thể hết.”

“Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế, gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy.”

(Kinh Tâm Địa Quán)

“Cha mẹ là Phạm Thiên,
Bậc đạo sư đời trước,
Xứng đáng được cúng dường,
Vì thương đến cháu con,
Do vậy bậc hiền trí,
Đảnh lễ và tôn trọng,
Dâng thức ăn nước uống,
Vải mặc và giường nằm,
Thoa bóp cùng tắm rửa.
Với sở hành như vậy,
Đời này người hiền khen,
Đời sau hưởng thiên lạc.”

(Kinh Hạnh Phúc)

“Thế Tôn lại bảo A-nan,

Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin.
Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo,
Mười tháng trường chu đáo mọi bề.
Thứ hai sanh đẻ gớm ghê,
Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần.
Điều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng,
Cực đến đâu, bền vững chẳng lay.
Thứ tư ăn đắng uống cay,
Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con.
Điều thứ năm lại còn khi ngủ,
Ướt mẹ nằm khô ráo phần con.
Thứ sáu sú nước nhai cơm,
Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê.
Điều thứ bảy không chê ô uế,
Giặt đồ dơ của trẻ không phiền.
Thứ tám chẳng nở chia riêng,
Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo.
Điều thứ chín miễn con sung sướng,
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam.
Tính sao có lợi thì làm,
Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm.
Điều thứ mười chẳng ham trau chuốt,
Dành cho con các cuộc thanh nhàn.
Thương con như ngọc như vàng,

Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái sơn.”

(Kinh Báo Ân)

“Này các Tỳ Kheo, sữa mẹ mà các Thầy thọ nhận nơi người mẹ từ vô lượng kiếp đến nay còn nhiều hơn nước của đại dương. Quý thầy nên biết sữa của người mẹ là những giọt máu kết tinh thành những dòng sữa ngọt truyền qua cho con, mỗi ngày đứa con bụ bẫm lớn lên đã rút tỉa tàn phá thân hình người mẹ khô gầy héo mòn, chết sớm cũng vì con.”

(Kinh Tương Ưng)

“Người con nào giàu có mà không biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ, đó là cửa ngõ đưa đến bại vong.”

(Kinh Đại Vân)

“Người nào muốn báo ơn nghĩa to lớn của cha mẹ, không có cách nào hơn là phát tâm Bồ-đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ-đề, đó là cách báo ân rốt ráo.”

(Kinh Phương Tiện Phật Báo Ân)

“Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời, ách nước, địa chấn... cũng sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên, nội nghịch ngoại thù, luật vua phép nước, trộm cướp mất mùa... Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thương, danh thơm xông khắp, không bị cảnh nợ nần khổ sở, ít bịnh tật, được tăng tuổi thọ... Sau khi chết được sanh thiên.”

(Kinh Hạnh Phúc)

“Giữa các loài hai chân,
Chánh giác là tối thắng.
Trong các loài con cái,
Hiếu thuận là tối thắng.”

(Kinh Tăng Chi I)

Như trên, chúng ta đã thấy đức Phật dạy thật cụ thể, rõ ràng về ơn cha nghĩa mẹ và những phương cách báo hiếu thông thường mà ai cũng có thể làm được.

Rất mong rằng tất cả chúng ta đều ghi lòng tạc dạ, luôn nhớ nghĩ đến ân nghĩa sinh thành sâu dày thâm trọng của cha mẹ để tìm cách đáp đền trong muôn một!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2021(Xem: 6355)
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
28/01/2021(Xem: 6375)
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
28/01/2021(Xem: 5517)
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
27/01/2021(Xem: 3855)
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
27/01/2021(Xem: 3934)
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
27/01/2021(Xem: 4712)
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa, Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em.
25/01/2021(Xem: 4717)
Phật Giáo có mặt ở Mỹ vào giữa thế kỷ thứ 19, qua giới trí thức văn nghệ sĩ và các di dân từ Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 20, khi học giả và thiền sư người Nhật Daisetsu Teitaro Suzuki viết sách bằng tiếng Anh truyền bá Thiền Tông tại Mỹ thì mới làm cho Thiền Phật Giáo thành món ăn tinh thần đặc biệt và hấp dẫn không những với người Mỹ mà còn với cả thế giới Tây Phương.
25/01/2021(Xem: 5094)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.
22/01/2021(Xem: 5233)
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org
22/01/2021(Xem: 6518)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc. Bà chưa bao giờ lập gia đình. Bà có sở thích mặc đồ trắng và rất hiếm khi tiếp khách, thậm chí bà còn không muốn ra khỏi giường ngủ. Bà đã để lại một di sản văn học đồ sộ với khoảng 1,800 bài thơ. Bà có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn học Mỹ và được xem là nhà thơ tiền hiện đại tiên phong, theo www.en.wikipedia.org.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]