Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Biết nghĩ đến người khuyết tật

24/02/201109:04(Xem: 5545)
25. Biết nghĩ đến người khuyết tật

VIẾT CHO CON GÁI
Lại Thế Luyện - Kim Phụng

Biết nghĩ đến người khuyết tật

Ngày ... tháng ... năm ...
Con gái yêu của cha!
Thỉnh thoảng, một số bạn bè của cha đến nhà mình chơi thường tỏ ra ngạc nhiên, thích thú khi phát hiện thấy trong kệ sách của cha có một chiếc tàu thủy làm bằng gỗ, rất to và đẹp. Đó là chiếc tàu thủy mà cha đã mua làm kỷ niệm nhân chuyến đi thực tế tại một trung tâm nuôi dạy trẻ em khiếm thính cách đây đã khá lâu, từ ngày cha còn là sinh viên năm thứ hai của trường đại học sư phạm.
Còn nhớ, hồi đó khoa tâm lý - giáo dục có tổ chức cho sinh viên đi thực tế ở trung tâm nuôi dạy trẻ khiếm thính cách thành phố gần hai mươi cây số, nhằm giúp mỗi sinh viên có thêm bằng chứng thực tiễn để kiểm nghiệm và vững tin hơn vào một quan điểm giáo dục từ lâu đã được nêu trong các giáo trình, đó là: "Giáo dục có thể giúp cá nhân khắc phục các nhược điểm của cơ thể, phục hồi các chức năng bị khiếm khuyết, đem lại cho trẻ em khả năng hoà nhập..."
°°°
Con biết không? Chuyến đi thực tế hồi đó đã tạo cho cha hết nỗi ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cha nhìn thấy những đôi mắt hân hoan của các em mỗi khi cha bước vào thăm từng lớp học. Các em tuy không nói được, nhưng vẫn có thể giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ điệu bộ. Các em có thể trao đổi với bất kỳ người khách nào đến thăm dưới hình thức "bút đàm".
Nhiều em rất thích chơi thể thao, chơi một cách hào hứng ngoài sân! Con đừng tưởng học sinh khuyết tật không biết yêu! Các em cũng có nhu cầu được yêu thương. Nhiều em dám nhìn thẳng vào sự thật hoàn cảnh bản thân và hoàn toàn không có cảm giác tự ti hay mặc cảm gì như nhiều người chúng ta lâu nay thường nghĩ. Các em biết chấp nhận số phận, và nhiều khi cũng chẳng bận tâm đó là điều may mắn hay bất hạnh của số phận dành cho mình nữa! Cha chỉ biết rằng, các em luôn tỏ ra sống rất yêu đời...
Niềm mơ ước lớn nhất của các giáo viên ngày đêm tận tụy nơi đây là làm sao rút ngắn khoảng cách thiệt thòi của các em so với những trẻ em bình thường khác, bằng cách từng bước giúp các em biết đọc, biết biết, học được một nghề nghiệp ổn định để sau này các em có thể tự sinh sống, hoà nhập với cộng đồng... Chính vì vậy, trường có rất nhiều nhóm ngành nghề phù hợp với năng khiếu, sở trường và sở thích của từng em: may thêu, khảm sừng, sửa chữa điện kỹ thuật, sửa chữa xe gắn máy...
Đặc biệt, tại phòng dạy nghề thủ công mỹ nghệ, một điều khiến cha vô cùng ngạc nhiên là các em có thể tạo ra được những sản phẩm rất đẹp mắt, tinh xảo từ những mảnh gỗ với đủ mọi kích cỡ khác nhau tưởng chừng như chỉ còn cách bỏ đi. Vậy mà, với đôi bàn tay khéo léo và tính kiên trì học hỏi của mình, các em đã tạo nên những chiếc tàu thủy, những chú thỏ con, thỏ mẹ, những con chó con, cả những chú vịt Donald, những hình trái tim, những mô hình ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, và hàng loạt sản phẩm nhỏ bé xinh xinh khác nữa...
Một giáo viên phụ trách lớp, cũng là một người bị khiếm thính, cho cha biết, anh thật hạnh phúc khi được chia sẻ với các em những kinh nghiệm chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như thế này. Và niềm vui của anh được tăng thêm khi anh nhìn thấy kỹ xảo tay nghề của các em ngày càng khéo léo hơn...Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, có thể đem tiêu thụ ngoài thị trường, đem lại cho các em nguồn thu nhập để tự nuôi sống bản thân.
Bây giờ cha mới hiểu ra rằng, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà lâu nay chúng ta vẫn nhìn thấy trong các nhà sách, trong các siêu thị, có một phần là do chính đôi bàn tay của những em học sinh khuyết tật này làm ra. Chúng không chỉ được bán ở thị trường trong nước, mà có thể còn vươn ra xuất khẩu ở cả thị trường nước ngoài. Những sản phẩm này đã góp phần trang trí, làm đẹp cho bao ngôi nhà và là niềm vui cho cuộc sống của bao nhiêu người khác...
Chuyến đi thực tế đã đọng lại trong mỗi người sinh viên lớp cha lúc bấy giờ rất nhiều suy nghĩ. Những khát vọng làm việc từ thiện của cha cũng được nhen từ những ngày đó!
Mỗi con người được sinh ra trong cuộc đời này có thể có một hoàn cảnh, một số phận khác nhau. Song dù được sinh ra với một hoàn cảnh bi đát hay một số phận thiệt thòi như thế nào, bất cứ ai cũng có nhu cầu được đi học, được vui chơi với bạn bè, được hoà nhập với cộng đồng, được vươn lên để khẳng định bản thân mình. Các em cũng là những thành viên của cộng đồng xã hội, các em cũng có những nhu cầu và năng lực nhất định, vì thế các em hoàn toàn có quyền được bình đẳng như những trẻ em khác....
°°°
Chỉ một chuyến đi thôi, nhưng qua hình ảnh đáng trân trọng của các em, cha dần cảm nhận được ý nghĩa và yêu thích nghề dạy học mà mình đang quyết tâm theo đuổi. Đó là một nghề hạnh phúc và cao cả, khi từng ngày từng giờ chúng ta luôn tìm cách thấu hiểu các em, giúp các em dần đi những mặc cảm tật nguyền, phát huy năng khiếu sở trường, mạnh dạn vượt qua số phận khắc nghiệt, yêu đời, ham sống, yêu lao động, trở thành những con người thật sự có ích cho xã hội...Công việc của người giáo viên nuôi dạy trẻ khuyết tật hoàn toàn không đơn giản. Phải có một nghị lực lớn lao, tấm lòng trong sáng và rất đỗi yêu nghề, mỗi giáo viên mới có thể vượt qua những khó khăn, những nỗi thiệt thòi trong công việc để hoàn thành sứ mệnh.
Từ khi đón nhận một trẻ em khuyết tật vào trường, nuôi dạy các em đến khi các em có thể ra trường, đó là cả một quá trình gian khổ, trải qua rất nhiều giai đoạn: từ việc phục hồi chức năng, cho đến giáo dục văn hoá, hướng nghiệp – đào tạo nghề, và chặng đường cuối cùng là tìm kiếm cho các em một việc làm.
Chặng đường cuối cùng này lại là điều khó khăn nhất, vượt ra ngoài khả năng của các giáo viên. Thực tế, trong xã hội có rất nhiều doanh nghiệp đưa ra quy định tuyển dụng người lao động cho doanh nghiệp mình điều kiện trước tiên phải là những người không bị khuyết tật. Những quy định này vô tình đã thu hẹp cơ hội cho người khuyết tật hoà nhập với cộng đồng.
°°°
Chính vì vậy, cha hy vọng nếu sắp tới con mở trường tư thục, mong con hãy quan tâm và tạo nhiều cơ hội việc làm hơn nữa cho những người khuyết tật. Có thể từ trước đến nay, con đã từng hoặc chưa từng nghĩ đến điều này! Thế nhưng, những người khuyết tật sẽ không thể tự cải thiện đời sống của họ, nếu chúng ta không tạo cho họ cơ hội có việc làm.
Với tất cả những nỗ lực đáng trân trọng như vậy, chúng ta đều có quyền cùng hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn cho mỗi trẻ khuyết tật và một xã hội ngày càng bình đẳng, tốt đẹp hơn!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2014(Xem: 16336)
Tốt nghiệp đại học, đang làm giám đốc điều hành cho một công ty chuyên về máy tính với tiền lương lên đến vài trăm ngàn đô la một năm, thế nhưng, James Christopher, một thanh niên Pháp vẫn quyết định bỏ việc sang Việt Nam đi tu.
09/11/2014(Xem: 9932)
Trước hết con kính thăm sức khỏe SP. Cầu nguyện chư Phật mười phương hộ trì cho SP luôn thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ để tiếp tục dẫn dắt hàng đệ tử chúng con tinh tấn trên con đường tu tập giải thoát. Theo hướng dẫn của SP, con đã làm lễ an vị Phật tại gia ở vùng Trung-Đông, nơi thánh địa của Hồi giáo. Buổi lễ bắt đầu bằng tụng kinh Chú Lăng Nghiêm, và sau đó là kinh Phổ Môn. Điều kỳ diệu, và đây là lần thứ 2 trong đời mà con chứng kiến, sau khi tụng kinh xong cây nhang đã cháy hết rồi mà tàn nhang còn nguyên không bị rớt xuống.
09/11/2014(Xem: 8052)
Giáo sư Tiến sĩ Genshitsu Sen, pháp danh Hanso Sōshitsu, sinh vào ngày 19 tháng 4 năm 1923, tại Kyoto, Nhật Bản. Giáo sư Genshitsu Sen, một kỳ lão Cựu phi công cảm tử ở tuổi thượng thọ 91 xuân, cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 15, sau khi thoát khỏi cái chết thời đệ nhị thế chiến, Giáo sư đó đây ngao du sơn thủy khắp thế giới và đáp ứng nhu cầu các nhà lãnh đạo thế giới, nhằm thúc đẩy hòa bình thông qua “Con đường Trà đạo”. Là con trai lớn và là đệ tử chân truyền của Giáo sư Sekisō Sōshitsu (1893-1964) cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 14.
08/11/2014(Xem: 17045)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
04/11/2014(Xem: 7137)
Trong đời sống chúng ta thấy một số người có những quan niệm rất ngộ nghĩnh, hay kỳ quặc. Nhiều người trong họ là những người có ăn học, trí thức nhưng họ lại tin vào những điều huyền hoặc, không tưởng. Như có người tin rằng các loài khủng long bị diệt chủng là do các nhà khoa học chế tạo ra, chứ không có thật.
02/11/2014(Xem: 6369)
Đêm hôm đó là một đêm trời mưa. Mưa dai ẳng như tình quê xứ Huế, nhưng không phải Huế. Mưa đang rơi trong trời đêm Thụy Sĩ. Càng về khuya, mưa rơi càng nặng hạt. Vạn vật im lìm đứng lặng trong đêm. Thời gian nhẹ trôi. Không gian yên vắng. Tất cả đang chìm vào tĩnh mịch giữa đêm khuya. Mọi nhà hàng xóm đều tắt đèn yên nghỉ. Không còn một tiếng động dù nhỏ nào, ngoài tiếng mưa rơi rả rích lẫn với tiếng tâm tình rù rì của anh em Gia Đình Phật Tử Trí Thủ chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên căn gác xếp nhà anh Khá.
31/10/2014(Xem: 6834)
Sáng nào tôi cũng đi thiền nhặt rác 2 - 3 vòng quanh công viên Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Vừa thong thả bước những bước thảnh thơi, không vội vàng, không suy tư vừa nhặt rác, nếu thấy có. Chân nhẹ bước, tay lượm rác, tay cầm rác, mũi hít thở không khí trong lành buổi ban mai. Hà Nội mùa thu đẹp lắm. Càng ngày tôi càng yêu mùa thu Hà Nội. Mùi hoa sữa vẫn thơm đầu ngày mới. Ánh mặt trời dần rạng tỏ sớm mai. Tôi mê ngắm mặt trời mọc và lặn từ bao giờ chẳng biết. Dù ở đâu cũng thấy bình minh và hoàng hôn đẹp vô cùng. Bagan hay Aytthaya. Siem Riep hay Ngũ Hành Sơn. Mandalay hay Chieng Mai. Hồ Tây hay Bồ Đề Đạo Tràng. Bà Nà hay Lâm Tỳ Ni. Đẹp vô cùng và thấy tâm an lạc và thảnh thơi đến khó tả.
31/10/2014(Xem: 7961)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 7714)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7150)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]