- 1. Ngày con sinh ra đời
- 2. Những năm tháng tuổi ấu thơ
- 3. Những chữ cái đầu tiên
- 4. Tuổi đẹp nhất đời người
- 5. Vẻ đẹp của nhân loại
- 6. Tình yêu thương gia đình
- 7. Điều quý giá và đẹp nhất!
- 8. Con đường học vấn
- 9. Tình bạn tuổi thiếu niên
- 10. Tình yêu đầu đời
- 11. Đau khổ trong tình yêu
- 12. Sức sống của tuổi trẻ!
- 13. Không ngừng động não!
- 14. Tương lai phía trước
- 15. Hành trình đến thành công
- 16. Suy nghĩ từ một chuyến đi
- 17. Mùa hè xanh của con
- 18. Thái độ đối với tiền bạc
- 19. Giá trị của tình trạng thất nghiệp
- 20. Chung sức với người khác...
- 21. Đối diện với buồn khổ
- 22. Suối nguồn cảm xúc tươi sáng
- 23. Mở mang trí tuệ
- 24. Những giá trị vĩnh hằng
- 25. Biết nghĩ đến người khuyết tật
VIẾT CHO CON GÁI
Lại Thế Luyện - Kim Phụng
Con gái yêu của cha!
Trời đã về chiều, chuyến xe đò tốc hành ngột ngạt hơi người vẫn đang tiếp tục lăn bánh về vùng đất miền duyên hải. Từ xa xa, qua cửa kính xe, trước mắt cha những đám mây đen kịt đang phủ kín bầu trời, báo hiệu cơn mưa lớn có thể ập xuống bất cứ lúc nào.
Người bạn học cùng lớp với cha ngày xưa, đang ngồi trên xe bên cạnh chỗ cha, ghé tai bảo: vào những ngày mưa như thế này, tai nạn xe cộ ở đây thường hay xảy ra lắm. Trước chuyến đi, cha không thể ngờ rằng lâu nay người bạn của mình phải sống trong những hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn đến như vậy!
Đây là chuyến đi công tác xã hội đầu tiên của cha đến thăm vùng đất miền duyên hải này. Mọi thứ đối với cha đều rất ngỡ ngàng, mới lạ. Chiếc xe vẫn tiếp tục gầm rú để lấy sức mình vượt qua đèo. Ngồi trên xe, cha bồi hồi nhớ lại lớp học của mình ngày xưa ở trường đại học sư phạm. Cha còn nhớ, lớp tâm lý - giáo dục của mình hồi đó có gần bốn mươi sinh viên, xuất thân từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Sau khi ra trường, mỗi đứa đi cũng theo một ngả khác nhau. Riêng người bạn của cha đã quyết tâm chọn mảnh đất miền duyên hải làm quê hương thứ hai của mình, nguyện gắn bó suốt đời cho công việc giáo dục những trẻ em bị khuyết tật ở đây.
Xe dừng lại, trước mắt cha hiện ra hình ảnh của trường khuyết tật. Ngôi trường nhỏ bé, đơn sơ, nằm vắng lặng một mình trên đồi dốc, hoàn toàn khác hẳn so với hình ảnh bề thế, khang trang của một trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật mà trong suốt chuyến đi cha đã tự vẽ ra trong đầu óc của mình.
Cha và người bạn khệ nệ vác hành lý, men theo một con dốc ngoằn nghèo, nhỏ hẹp để vào trường. Đường dốc bị mòn, rất trơn , chỉ cần sơ ý một chút là có thể bị té ngã bất cứ lúc nào. Đến đây, cha mới thực sự hiểu được cuộc sống những đồng nghiệp của mình đang phải đương đầu với những nỗi vất vả, khó khăn trong nghề nghiệp và cuộc sống như thế nào.
Sân trường vẫn đang còn ngổn ngang những mảnh tường, gạch vụn đổ nát bề bộn. Trò chuyện với mọi người ở đây, cha mới biết, trước khi cha đến đây chỉ một tuần thôi, những cơn mưa như trút đã làm sụt móng một góc sân trường, khiến một phần bức tường bị đổ sập. Phòng ở dành cho giáo viên thì chật ních, vì các thầy phải dồn lại ở chung, nhường phòng cho các em học. Nhà để ở còn chưa có thì nói gì đến nhà bếp. Những buổi trời nắng, giáo viên phải nấu cơm ngoài trời. Những ngày trời mưa to, bếp lò được khiêng vào nấu cơm luôn trong phòng ở, khói bụi than tro cứ bay mịt mù... Dù biết như vậy là khổ, nhưng họ cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác, chẳng còn biết làm cách nào khác!
°°°
Càng trò chuyện với các bạn đồng nghiệp, cha càng nhận ra những niềm ước mong thầm lặng từ trong đáy mắt họ. Phần lớn các thầy cô chỉ mong sao có nơi ăn chốn ở ổn định hơn một chút, để trong lòng vơi bớt những đi những nỗi lo toan đời thường, từ đó họ có thể tận tâm tận lực nhiều hơn cho công việc giáo dục. Thế nhưng, niềm ước mơ giản dị và hết sức chính đáng ấy, đối với họ, vẫn chỉ là những điều còn xa vời vợi. Những khó khăn đời thường vẫn cứ từng ngày từng giờ không ngừng đeo bám họ.
Vừa nói chuyện, cha vừa thầm nghĩ hững đồng nghiệp của tôi ơi! Tôi thầm cảm phục khi nhìn thấy các bạn vẫn âm thầm, miệt mài với công việc của mình. Các bạn vẫn yêu nghề, mến trẻ mà kiên trì gắn bó với trường, với lớp...
Con không thể hình dung nổi đâu, công việc của người giáo viên dạy trẻ khuyết tật hết sức vất vả, đa đoan, nhưng giáo viên ở đây chẳng có ai so đo tính toán công sức mình đã bỏ ra. Mỗi ngày, từng giáo viên không chỉ có nhiệm vụ giúp các em phục hồi chức năng, còn phải đồng thời dạy văn phổ thông, phát hiện năng khiếu của từng em để cho các em học nghề phù hợp; ngoài ra, còn phải lo cho mỗi em một ngày ba bữa ăn, chú trọng vệ sinh môi trường xung quanh trường học...
Dù hoàn cảnh sống còn rất nhiều khó khăn, nhiều đồng nghiệp của cha vẫn tìm mọi cách tạo cho các em học sinh khuyết tật có đủ điều kiện học tập: thư viện phục vụ sách nói, phòng phục hồi thể chất, phòng học nhạc... Thậm chí, họ có thể chắt chiu cả số tiền lương ít ỏi tháng của mình để về thành phố mua sắm thêm những đồ dùng, phương tiện dạy học. Điều đáng nói là, nhiều giáo viên còn chưa được đào tạo bài bản về những kiến thức chuyên môn liên quan đến vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật, vậy mà các thầy cô vẫn kiên trì vượt bao khó khăn, nỗ lực tự học, tìm tòi nhiều biện pháp giảng dạy phù hợp, sao cho các em học sinh khuyết tật có thể tiếp thu nhanh...
°°°
Chuyến đi thăm trường trẻ khuyết tật để lại trong cha rất nhiều suy nghĩ. Khi tận mắt nhìn thấy những khó khăn mà đồng nghiệp của mình đang phải chịu đựng, tận mắt chứng kiến những điều tốt đẹp mà những đồng nghiệp của mình đã làm được, cha cảm thấy thật xấu hổ với chính lương tâm mình. So với các đồng nghiệp của mình, cha may mắn nhiều hơn họ. Nhưng lâu nay, cha đã làm được điều gì tốt đẹp trong phạm vi nghề nghiệp của mình chưa? Là giảng viên đại học ở thành phố, lâu nay cha nào đã hiểu hết được những khó khăn, nhọc nhằn, những nỗi thiệt thòi, vất vả ở miền quê xa mà bạn bè, đồng nghiệp của mình bao năm qua vẫn âm thầm chịu đựng? Cùng làm việc trong sư phạm, nhưng cha đã làm được điều gì hữu ích cho những trẻ em khuyết tật, thiếu may mắn kia?
Con thấy không? Cuộc sống quanh ta còn biết bao chuyện buồn khổ, những mảnh đời bất hạnh. Người trí thức có lương tri là những người phải biết quan tâm, suy nghĩ về những điều đó. Và trong khả năng của mình, phải góp phần làm giảm thiểu những khổ đau, bất hạnh của cuộc sống. Chính từ thực tế cuộc sống mà mỗi chúng ta biết xác định những gì tốt nhất mình có thể làm, để góp sức mình cho cuộc sống...
Hôm nay, cha rất mừng khi được trở về nhà, được sống bên mẹ và các con. Đêm đã khuya, nhưng những ý nghĩ trăn trở vẫn khiến cha không làm sao chợp mắt được. Cha vẫn ngồi lặng lẽ nơi bàn viết trong thư phòng, mắt nhìn ra cửa sổ ngoài vườn. Mọi vật đều chìm trong cảnh tĩnh lặng, im lìm. Trong khung cảnh này, cha lại càng nhớ về trường khuyết tật ở miền duyên hải, nơi những người bạn đồng nghiệp của cha đang vất vả, hy sinh tận tụy ngày đêm...
Một cảm giác buồn nhè nhẹ, dịu dàng len vào tâm hồn cha. Trong những khoảnh khắc hiếm hoi của đêm yên tĩnh như thế này, mỗi người chúng ta đều cảm thấy lòng mình nỗi khát khao được hướng đến những điều gì đó tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Những gì là tầm thường, thấp kém, xấu xa, đáng bị loại bỏ và tất cả những gì êm đẹp, tốt lành đang được mọc lên từ chính mảnh đất tâm hồn mình...
Chuyến đi này là dịp để cha bình tâm suy nghĩ lại và quyết tâm mình sẽ phải thực sự tạo nên bước ngoặt đáng nhớ trong nghề nghiệp của mình!
Con gái yêu! Sau này, khi có dịp, mỗi lần đi công tác xã hội, cha nhất định sẽ cho con đi theo để con hiểu thêm về thực tế cuộc sống. Và nhất là khi cha đã cao tuổi rồi, không còn đi lại được nhiều nữa, thì chính con – và cả anh trai con nữa – sẽ là những người tiếp tục làm công việc từ thiện mà cha đang nỗ lực làm hôm nay!
Lại Thế Luyện - Kim Phụng
Suy nghĩ từ một chuyến đi
Ngày ... tháng ... năm ...Con gái yêu của cha!
Trời đã về chiều, chuyến xe đò tốc hành ngột ngạt hơi người vẫn đang tiếp tục lăn bánh về vùng đất miền duyên hải. Từ xa xa, qua cửa kính xe, trước mắt cha những đám mây đen kịt đang phủ kín bầu trời, báo hiệu cơn mưa lớn có thể ập xuống bất cứ lúc nào.
Người bạn học cùng lớp với cha ngày xưa, đang ngồi trên xe bên cạnh chỗ cha, ghé tai bảo: vào những ngày mưa như thế này, tai nạn xe cộ ở đây thường hay xảy ra lắm. Trước chuyến đi, cha không thể ngờ rằng lâu nay người bạn của mình phải sống trong những hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn đến như vậy!
Đây là chuyến đi công tác xã hội đầu tiên của cha đến thăm vùng đất miền duyên hải này. Mọi thứ đối với cha đều rất ngỡ ngàng, mới lạ. Chiếc xe vẫn tiếp tục gầm rú để lấy sức mình vượt qua đèo. Ngồi trên xe, cha bồi hồi nhớ lại lớp học của mình ngày xưa ở trường đại học sư phạm. Cha còn nhớ, lớp tâm lý - giáo dục của mình hồi đó có gần bốn mươi sinh viên, xuất thân từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Sau khi ra trường, mỗi đứa đi cũng theo một ngả khác nhau. Riêng người bạn của cha đã quyết tâm chọn mảnh đất miền duyên hải làm quê hương thứ hai của mình, nguyện gắn bó suốt đời cho công việc giáo dục những trẻ em bị khuyết tật ở đây.
Xe dừng lại, trước mắt cha hiện ra hình ảnh của trường khuyết tật. Ngôi trường nhỏ bé, đơn sơ, nằm vắng lặng một mình trên đồi dốc, hoàn toàn khác hẳn so với hình ảnh bề thế, khang trang của một trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật mà trong suốt chuyến đi cha đã tự vẽ ra trong đầu óc của mình.
Cha và người bạn khệ nệ vác hành lý, men theo một con dốc ngoằn nghèo, nhỏ hẹp để vào trường. Đường dốc bị mòn, rất trơn , chỉ cần sơ ý một chút là có thể bị té ngã bất cứ lúc nào. Đến đây, cha mới thực sự hiểu được cuộc sống những đồng nghiệp của mình đang phải đương đầu với những nỗi vất vả, khó khăn trong nghề nghiệp và cuộc sống như thế nào.
Sân trường vẫn đang còn ngổn ngang những mảnh tường, gạch vụn đổ nát bề bộn. Trò chuyện với mọi người ở đây, cha mới biết, trước khi cha đến đây chỉ một tuần thôi, những cơn mưa như trút đã làm sụt móng một góc sân trường, khiến một phần bức tường bị đổ sập. Phòng ở dành cho giáo viên thì chật ních, vì các thầy phải dồn lại ở chung, nhường phòng cho các em học. Nhà để ở còn chưa có thì nói gì đến nhà bếp. Những buổi trời nắng, giáo viên phải nấu cơm ngoài trời. Những ngày trời mưa to, bếp lò được khiêng vào nấu cơm luôn trong phòng ở, khói bụi than tro cứ bay mịt mù... Dù biết như vậy là khổ, nhưng họ cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác, chẳng còn biết làm cách nào khác!
°°°
Càng trò chuyện với các bạn đồng nghiệp, cha càng nhận ra những niềm ước mong thầm lặng từ trong đáy mắt họ. Phần lớn các thầy cô chỉ mong sao có nơi ăn chốn ở ổn định hơn một chút, để trong lòng vơi bớt những đi những nỗi lo toan đời thường, từ đó họ có thể tận tâm tận lực nhiều hơn cho công việc giáo dục. Thế nhưng, niềm ước mơ giản dị và hết sức chính đáng ấy, đối với họ, vẫn chỉ là những điều còn xa vời vợi. Những khó khăn đời thường vẫn cứ từng ngày từng giờ không ngừng đeo bám họ.
Vừa nói chuyện, cha vừa thầm nghĩ hững đồng nghiệp của tôi ơi! Tôi thầm cảm phục khi nhìn thấy các bạn vẫn âm thầm, miệt mài với công việc của mình. Các bạn vẫn yêu nghề, mến trẻ mà kiên trì gắn bó với trường, với lớp...
Con không thể hình dung nổi đâu, công việc của người giáo viên dạy trẻ khuyết tật hết sức vất vả, đa đoan, nhưng giáo viên ở đây chẳng có ai so đo tính toán công sức mình đã bỏ ra. Mỗi ngày, từng giáo viên không chỉ có nhiệm vụ giúp các em phục hồi chức năng, còn phải đồng thời dạy văn phổ thông, phát hiện năng khiếu của từng em để cho các em học nghề phù hợp; ngoài ra, còn phải lo cho mỗi em một ngày ba bữa ăn, chú trọng vệ sinh môi trường xung quanh trường học...
Dù hoàn cảnh sống còn rất nhiều khó khăn, nhiều đồng nghiệp của cha vẫn tìm mọi cách tạo cho các em học sinh khuyết tật có đủ điều kiện học tập: thư viện phục vụ sách nói, phòng phục hồi thể chất, phòng học nhạc... Thậm chí, họ có thể chắt chiu cả số tiền lương ít ỏi tháng của mình để về thành phố mua sắm thêm những đồ dùng, phương tiện dạy học. Điều đáng nói là, nhiều giáo viên còn chưa được đào tạo bài bản về những kiến thức chuyên môn liên quan đến vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật, vậy mà các thầy cô vẫn kiên trì vượt bao khó khăn, nỗ lực tự học, tìm tòi nhiều biện pháp giảng dạy phù hợp, sao cho các em học sinh khuyết tật có thể tiếp thu nhanh...
°°°
Chuyến đi thăm trường trẻ khuyết tật để lại trong cha rất nhiều suy nghĩ. Khi tận mắt nhìn thấy những khó khăn mà đồng nghiệp của mình đang phải chịu đựng, tận mắt chứng kiến những điều tốt đẹp mà những đồng nghiệp của mình đã làm được, cha cảm thấy thật xấu hổ với chính lương tâm mình. So với các đồng nghiệp của mình, cha may mắn nhiều hơn họ. Nhưng lâu nay, cha đã làm được điều gì tốt đẹp trong phạm vi nghề nghiệp của mình chưa? Là giảng viên đại học ở thành phố, lâu nay cha nào đã hiểu hết được những khó khăn, nhọc nhằn, những nỗi thiệt thòi, vất vả ở miền quê xa mà bạn bè, đồng nghiệp của mình bao năm qua vẫn âm thầm chịu đựng? Cùng làm việc trong sư phạm, nhưng cha đã làm được điều gì hữu ích cho những trẻ em khuyết tật, thiếu may mắn kia?
Con thấy không? Cuộc sống quanh ta còn biết bao chuyện buồn khổ, những mảnh đời bất hạnh. Người trí thức có lương tri là những người phải biết quan tâm, suy nghĩ về những điều đó. Và trong khả năng của mình, phải góp phần làm giảm thiểu những khổ đau, bất hạnh của cuộc sống. Chính từ thực tế cuộc sống mà mỗi chúng ta biết xác định những gì tốt nhất mình có thể làm, để góp sức mình cho cuộc sống...
Hôm nay, cha rất mừng khi được trở về nhà, được sống bên mẹ và các con. Đêm đã khuya, nhưng những ý nghĩ trăn trở vẫn khiến cha không làm sao chợp mắt được. Cha vẫn ngồi lặng lẽ nơi bàn viết trong thư phòng, mắt nhìn ra cửa sổ ngoài vườn. Mọi vật đều chìm trong cảnh tĩnh lặng, im lìm. Trong khung cảnh này, cha lại càng nhớ về trường khuyết tật ở miền duyên hải, nơi những người bạn đồng nghiệp của cha đang vất vả, hy sinh tận tụy ngày đêm...
Một cảm giác buồn nhè nhẹ, dịu dàng len vào tâm hồn cha. Trong những khoảnh khắc hiếm hoi của đêm yên tĩnh như thế này, mỗi người chúng ta đều cảm thấy lòng mình nỗi khát khao được hướng đến những điều gì đó tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Những gì là tầm thường, thấp kém, xấu xa, đáng bị loại bỏ và tất cả những gì êm đẹp, tốt lành đang được mọc lên từ chính mảnh đất tâm hồn mình...
Chuyến đi này là dịp để cha bình tâm suy nghĩ lại và quyết tâm mình sẽ phải thực sự tạo nên bước ngoặt đáng nhớ trong nghề nghiệp của mình!
Con gái yêu! Sau này, khi có dịp, mỗi lần đi công tác xã hội, cha nhất định sẽ cho con đi theo để con hiểu thêm về thực tế cuộc sống. Và nhất là khi cha đã cao tuổi rồi, không còn đi lại được nhiều nữa, thì chính con – và cả anh trai con nữa – sẽ là những người tiếp tục làm công việc từ thiện mà cha đang nỗ lực làm hôm nay!
Gửi ý kiến của bạn