Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Lịch sự trong ăn uống

23/02/201115:19(Xem: 7785)
1. Lịch sự trong ăn uống

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

CHƯƠNG VI: NHỮNG PHÉP LỊCH SỰ CƠ BẢN

Phép lịch sự không phải là những nguyên tắc bất di bất dịch. Đó chỉ là những điều mang tính cách quy ước trong một cộng đồng xã hội nhất định, và thay đổi theo từng thời đại khác nhau.

Vì thế, sẽ không có ý nghĩa gì nếu chúng ta cố áp dụng những nguyên tắc phức tạp nào đó trong giao tiếp giữa một cộng đồng xa lạ không hiểu gì về những nguyên tắc đó.

Dựa trên quan điểm đó, mỗi một điều được gọi là “phép lịch sự” cần phải được thực hiện với sự nắm hiểu về ý nghĩa của nó. Người ta đã sưu tầm và ghi nhận được rất nhiều điều liên quan đến phép lịch sự qua các thời đại cũng như ở các địa phương khác nhau. Nhưng hiểu theo cách này thì khi ý nghĩa của một phép lịch sự không còn phù hợp nữa, bản thân phép lịch sự ấy cũng không cần thiết phải được giữ lại. Và cũng theo quan điểm đó, một vài phép lịch sự cơ bản được trình bày ở đây sẽ được nêu rõ cùng với ý nghĩa của chúng.


Lịch sự trong ăn uống

Trong sinh hoạt hàng ngày, việc ăn uống chiếm một vai trò quan trọng. Trong giao tế, ăn uống cũng là dịp để người ta làm quen và thậm chí đánh giá lẫn nhau. Vì thế, trong việc ăn uống cần biết giữ một số những phép lịch sự tối thiểu.

Ăn uống phải từ tốn, chừng mực là nguyên tắc đầu tiên. Dù có vội vàng đến đâu cũng phải dành thời gian nhất định cho bữa ăn, nên không được lộ ra vẻ hối hả trong khi ăn. Ngay cả khi bạn ăn một mình cũng vậy. Bởi vì điều đó có hại cho sức khoẻ chứ không riêng gì trong phạm vi phép lịch sự. Mặt khác, nếu bạn phải dùng cơm chung với một người tỏ ra hối hả, vội vàng, bạn không thể tự mình cảm thấy thoải mái được. Vì thế, bản thân chúng ta không nên gây khó chịu cho người khác bằng sự hối hả của mình.

Đến bữa ăn, người nhỏ hơn không được ngồi vào bàn trước người lớn tuổi hoặc có vai vế lớn hơn mình. Khách mời không nên ngồi vào bàn trước chủ nhà. Điều đó nhằm bày tỏ sự tôn trọng và cũng là để cho thấy mình không vội vã trong việc ăn uống.

Nếu là ăn cơm được mời tại nhà hàng, người mời khách thường đề nghị người được mời chọn món ăn. Khách được mời nên nhường lại cho người mời làm việc ấy. Người mời khách sẽ chọn một vài món rồi lại đề nghị khách tiếp tục chọn cho đủ. Trong trường hợp này, người được mời cũng không nên cố từ chối, nhưng nên lưu ý chọn những món có giá tương đương như những món mà người mời khách đã chọn. Tất cả những trình tự này là nhằm để bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau của cả đôi bên chủ khách.

Trong khi ăn, nên giữ một thái độ thích hợp với từng tình huống khác nhau. Tuy nhiên, dù là ăn cơm trong gia đình thì cũng có những điều tối thiểu cần phải biết.

Thức ăn khi còn trong chén, không nên lấy thêm một món khác. Điều đó có nghĩa là, bạn phải ăn tuần tự từng món. Một chén cơm được “tích luỹ” cùng lúc vài ba món ăn không phải là một hình ảnh đẹp trong mắt người khác. Nếu là món lỏng như canh, súp... tránh đừng lấy quá đầy chén.

Việc dùng đũa ăn cơm là thói quen lâu đời của dân ta, nhưng không phải là thói quen chung của mọi dân tộc khác trên thế giới. Vì vậy cần chú ý vài đặc điểm khi ăn bằng đũa để tránh gây khó chịu cho những người nước ngoài lúc dùng cơm chung, và thậm chí ngay cả với một số người Việt cũng vậy.

Tuyệt đối không dùng đũa gắp vào các món ăn lỏng như canh, súp... Điều này tuy là khá quen thuộc ở các bữa cơm thân mật, nhưng quả thật có phần kém... văn hoá. Khi chúng ta ăn, đầu đũa được ngậm vào trong miệng. Nếu sau đó lại “rửa” vào trong bát canh hay bát súp thì thật khó ... hiểu. Một số tập thể hiện nay đã phát triển thói quen khi ăn chỉ dùng đũa để gắp thức ăn và mỗi người đều có một cái muỗng riêng để đưa thức ăn vào miệng. Có vẻ như còn khá xa lạ với nhiều người, nhưng quả là một cách ăn uống... hợp vệ sinh hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể đòi hỏi mọi người đều theo như ý mình. Chỉ có điều, dù có ăn bằng đũa như xưa nay thì cũng nhớ đừng “rửa đũa” vào chỗ “công cộng”.

Khi gắp thức ăn, nên “ngắm nghía” trước sẽ gắp miếng thức ăn nào, rồi mới đưa đũa đến gắp. Tránh việc dùng đũa “đào bới” trong đĩa thức ăn chung, rất khó coi. Ngoài ra, cũng cần quan sát trước, tránh cùng lúc lấy thức ăn ở một chỗ với người khác. Tuy vẫn chưa ... hết, nhưng trông... kỳ lắm.

Nhai thức ăn nên “kín miệng”, đừng phô bày “hàm răng đẹp” của mình ra cho người khác thấy. Ăn các món lỏng đừng tạo ra âm thanh khi húp. Thử tưởng tượng, nếu năm bảy người cùng ăn một mâm mà đều “sột soạt” như nhau thì âm thanh ấy khó nghe đến mức nào!

Trong khi ăn không nên nói chuyện quá nhiều, nhưng cũng đừng... cắm cúi ăn không để ý đến ai. Tốt nhất là trao đổi vài ba mẩu chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ để tạo không khí cởi mở, và nhất là có “kẻ nói, người nghe”. Những câu chuyện dài chỉ một người nói, hoặc những đề tài sôi động quá đều không thích hợp trong bữa ăn chung.

Nếu là ăn cơm khách, lại càng phải thận trọng hơn. Có những thói quen không mấy khi được ta lưu ý đến khi dùng cơm trong gia đình, nhưng lại trở nên khó coi trong các bữa cơm khách nơi nhà người khác. Chẳng hạn, đừng ngồi theo kiểu “vắt chân chữ ngũ”, hoặc cũng đừng rung đùi đánh nhịp... Khi dùng cơm với người khác, nhất là người ngang hàng hoặc lớn hơn mình thì những thái độ này được xem là rất khiếm nhã.

“Tốc độ” cũng là một yếu tố rất tế nhị trong các bữa cơm khách. Chủ nhà dù ăn ít đến đâu cũng không nên buông đũa trước khách, vì thế mà phải chú ý “ăn cầm khách”. Khách được mời dù có “công suất lớn” đến đâu cũng nên tự biết giới hạn ở mức độ vừa phải, đừng làm cho “thẳng bụng”. Tuy nhiên, nếu ngược lại, khách tự biết mình ăn rất ít thì cũng nên tế nhị kéo dài thời gian một chút, đừng buông đũa quá sớm sẽ làm cho chủ nhà lúng túng. Ngay cả khi ăn xong, cũng tránh rời ngay khỏi bàn ăn khi chủ nhà hoặc những người khác vẫn còn đang “dở dang”. Người chủ nhà tế nhị khi thấy khách đã ăn xong thường sẽ chủ động mời ra bàn nước, hoặc sẽ nhanh chóng... rút ngắn phần còn lại của mình ngay.

Tuy nhiên, trong những bữa cơm khách mà quan hệ giữa chủ nhà với khách là rất thân tình, cũng nên biết cách “khẳng định” sự thân tình ấy. Chẳng hạn, tránh đừng để chủ nhà phải mời mọc quá nhiều. Cần tỏ rõ cho mọi người thấy là mình rất tự nhiên, vì điều đó sẽ làm vui lòng chủ nhà.

Nếu là mời cơm tại nhà hàng, người mời nên tránh đừng thanh toán tiền trước mặt khách mời. Có thể dặn trước người phục vụ để thanh toán sau, hoặc kín đáo thanh toán vào lúc thuận tiện. Khách được mời tránh đừng hỏi giá cả hoặc nhận hoá đơn thanh toán rồi đưa sang cho người mời.

Chủ nhà mời cơm khách cũng cần lưu ý vài ba điều tối thiểu. Nếu là nhà đông người quá, nên sắp xếp cho trẻ con ăn riêng, vì thường chúng ta không thể “khống chế” được chúng trong bữa ăn. Thức ăn mời khách nên tránh những món “khó ăn”, dù là món ngon. Khó ăn ở đây có nghĩa là những món mà người ăn hơi khó... xử lý, chẳng hạn như các thao tác gặm, xé... hay phải dùng tay khi ăn đều không thích hợp lắm. Trong khi ăn, nếu cần lấy thêm thức ăn, dùng bát hoặc đĩa khác để mang thức ăn đến cho thêm vào, tránh không lấy bát hoặc đĩa thức ăn trên bàn ăn mang đi.

Chuyện ăn uống nói ra hẳn còn nhiều lắm, nhưng trên đây chỉ là một vài điều tối thiểu mà có lẽ cũng chưa đến nỗi ... lỗi thời lắm.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2020(Xem: 5322)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8122)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6295)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 6897)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
10/01/2020(Xem: 5110)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
17/12/2019(Xem: 8740)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
08/12/2019(Xem: 29785)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
07/12/2019(Xem: 10681)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
06/12/2019(Xem: 8184)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5229)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]