Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Thích ứng với môi trường chung quanh

23/02/201115:19(Xem: 8597)
5. Thích ứng với môi trường chung quanh

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

CHƯƠNG V: SỐNG ĐẸP GIỮA CUỘC ĐỜI

Thích ứng với môi trường chung quanh

Trong giao tiếp xã hội, không phải lúc nào chúng ta cũng luôn ở trong một môi trường quen thuộc. Điều tất yếu phải có là đôi khi chúng ta gặp phải một số tình huống mà những người chung quanh không có cách ứng xử hoàn toàn giống như mình.

Tuy nhiên, trừ trường hợp bạn phải ra nước ngoài, bằng không thì những khác biệt được nói đến ở đây thường chỉ là những khác biệt nhỏ mà thôi. Mặc dù vậy, nếu bạn không khéo léo nhận ra những “khác biệt nhỏ” đó, cơ may thành công trong giao tế của bạn sẽ bị giảm đi một phần nào.

Người xưa nói: “Đi trên sông tuỳ theo sự quanh co của khúc sông, vào nhà nào theo tục lệ của nhà ấy.” Chính là nói lên ý này. Ngoài những quy ước chung trong xã hội, mỗi gia đình còn có “tục lệ” riêng của mình. Khi chúng ta đến một quốc gia khác, điều tất nhiên là ta phải tuân thủ theo pháp luật của quốc gia ấy – Bạn không thể chạy xe theo phần đường bên phải nếu như bạn sang Anh quốc! Nhưng khi chúng ta vào nhà một ai đó, ít người nghĩ đến việc tuân thủ những “tục lệ” riêng của gia đình. Đây là một điều khá nhỏ nhặt, tế nhị nhưng lại không kém phần quan trọng trong giao tế.

Thường thì chúng ta cũng ít khi gặp phải những “tục lệ” gì mới lạ, mà chỉ là sự chọn dùng những quy ước nhất định đã có trong cộng đồng chung mà thôi. Vì thế, với một người lịch lãm thì việc nhận ra không phải là khó lắm. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là ở chỗ phải nhận thức đúng vấn đề để chấp nhận tuân theo, chấp nhận việc thích ứng với môi trường.

Mở rộng ra, khi chúng ta đến những nơi cơ quan tập thể, các tổ chức tư nhân hoặc công cộng, các nơi miếu, đền, nhà thờ, chùa chiền... chúng ta cũng đều cần tuân thủ theo “tục lệ” của những nơi ấy. Những “tục lệ” này có khi được thể hiện thành nội quy rõ ràng, mang tính cách bắt buộc, cũng có khi chỉ là những ước lệ chung cho các thành viên nơi đó. Chẳng hạn như, nếu bạn đến thăm ai ở một bệnh viện, bạn có thể dành vài ba phút để đọc bản nội quy thường được niêm yết ngay ở nơi dễ nhìn thấy nhất khi bước vào. Tuy nhiên, nếu bạn đến một ngôi chùa, bạn sẽ không bao giờ có thể tìm thấy một bản nội quy rõ ràng như thế. Nhưng vẫn có rất nhiều điều mà bạn phải tự hiểu lấy để tuân theo khi đến chùa, để không tỏ ra mình là một người ... thiếu lịch sự.

Biết thích ứng với môi trường sẽ tạo điều kiện cho bạn giao tiếp dễ dàng trong mọi tình huống, và tránh tạo ra những sự khó chịu không cần thiết cho người khác.

Khi đến nhà một người bạn mới quen chẳng hạn. Nếu sàn nhà lót bằng gạch men, điều đó rất dễ dàng để chúng ta quyết định phải để giày dép bên ngoài cửa. Tuy nhiên, đây có thể là một căn nhà rất sơ sài thôi, và sàn nhà tráng xi-măng đã khá cũ kỹ. Bạn có thể nhận thấy việc mang giày dép vào nhà hẳn là hợp lý. Mặc dù vậy, hãy liếc nhìn người bạn mình trước đã. Nếu anh ta cẩn thận cởi giày hoặc dép để lại ngoài cửa, bạn hãy vui vẻ làm theo như thế.

Cũng có khi là những điều nhỏ nhặt hơn. Chẳng hạn, khi một người lớn trong nhà hỏi bạn: “Bố cháu có khoẻ không?” và bạn trả lời: “Cảm ơn bác, ba cháu vẫn khoẻ?” Bạn đã tỏ ra thiếu sự thích ứng trong câu trả lời rất nhỏ nhặt này. Hãy chú ý, người nói gọi cha bạn là “bố”, và ông ta hẳn mong đợi câu trả lời là “bố cháu vẫn khoẻ”. Sẽ không ai phiền lòng hoặc trách cứ khi có sự khác biệt nhỏ trong ngôn ngữ như thế này, nhưng một sự thích ứng nhỏ nhặt có thể đưa bạn đến gần gũi hơn với người mà mình giao tiếp. Đó là một thực tế không thể phủ nhận được.

Tương tự, khi bạn nhận thấy mọi người trong nhà nói chuyện với nhau bằng một phong cách nghiêm trang, lễ giáo, chẳng hạn như mỗi câu nói đều phải dạ, thưa... khi nói với người lớn, bạn hãy khéo léo thích ứng và đừng nên sử dụng phong cách ngôn ngữ tự nhiên, thoải mái hàng ngày của mình.

Nói chung, sự khéo léo của bạn là nhận ra những khác biệt nào đó ở nơi mình đến và nhanh chóng thích ứng theo.

Nhiều người cho rằng cách ứng xử như thế có phần nào là tự hạ mình hoặc không chân thật. Đó là một cách nghĩ sai lầm. Điều đó phải được hiểu là một sự tôn trọng lẫn nhau theo phép lịch sự. Nếu bạn không muốn những người khác khi đến nhà mình lại ứng xử quá tự do, bừa bãi, thì bạn hẳn phải đồng ý rằng thái độ “nhập gia tuỳ tục” là một thái độ hoàn toàn đúng đắn, lịch sự.

Ngay cả việc chọn lựa trang phục khi đến nhà người khác cũng biểu lộ sự tế nhị của bạn trong giao tiếp. Cho dù bạn bè rất thân nhau, cũng phải quan tâm đến yếu tố gia đình của bạn mình. Nếu là một gia đình có nề nếp rất nghiêm khắc, bảo thủ, đừng chọn những trang phục “tân thời” quá khi đến đó, sẽ làm người ta khó chịu. Ngược lại, nếu là một gia đình “theo mới”, sự thoải mái của bạn có thể sẽ được chấp nhận một cách vui vẻ.

Thích ứng với môi trường cũng có nghĩa là nhận ra ngay bầu “không khí” quanh mình và có cách ứng xử thích hợp. Chẳng hạn, khi đến viếng một lễ tang, đừng bao giờ biểu lộ niềm vui của bạn cho người khác thấy, cho dù thực tế là bạn đang có một chuyện vui nào đó; cũng đừng nói những lời đùa cợt ở những nơi như thế. Ngày nay, trong hầu hết các đám tang ở miền Nam, cảnh cười đùa vui vẻ ở các bàn khách đến viếng đều có thể được nhìn thấy. Cho dù điều này đã trở thành một thực tế, nhưng quả là một thực tế “không đẹp” mà bất cứ người hiểu biết nào cũng đều không thể tán thành.

Ngược lại, khi dự tiệc cưới, đừng bao giờ mang một khuôn mặt “đưa đám” đến đó – thà rằng không đến còn hơn. Có một lần, tôi được mời dự đám cưới của một người rất thân vào buổi sáng, nhưng buổi chiều phải đến viếng lễ tang người bác họ vừa qua đời. Sau khi cân nhắc, tôi đã quyết định không đi dự đám cưới. Vì tôi tự biết mình khó lòng làm chủ hoàn toàn được tâm trạng, và tôi không muốn tỏ ra “khác lạ” với môi trường chung quanh.

Khi một người bạn đến thông báo một tin buồn hoặc kể cho bạn nghe về một sự thất bại, bạn hãy quên đi việc nói cho anh ta nghe một tin vui nào đó mà bạn vừa nghe được và cũng định nói với anh ta, vì điều đó đã tỏ ra là không còn thích hợp nữa.

Khi bạn biết thích ứng với môi trường chung quanh, bạn sẽ không bao giờ có những cách ứng xử quá khác biệt với mọi người. Chẳng hạn, nếu tất cả những người làm việc chung phòng đều hết sức bận rộn, nhưng chẳng có việc gì thuộc phạm vi công việc của bạn, thì tốt hơn là nên tránh đi thay vì ngồi đó với vẻ thản nhiên vô sự.

Một thực tế quan trọng là, những người biết thích ứng với môi trường chung quanh sẽ tìm thấy được sự thoải mái và hoà hợp trong mọi tình huống, thay vì là căng thẳng hơn trong giao tiếp như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Biết thích ứng với môi trường chung quanh tỏ ra bạn là người hiểu biết và sẵn sàng cảm thông, chia sẻ với tất cả mọi người, và vì thế phần thưởng tất nhiên mà bạn nhận được chắc chắn sẽ là thiện cảm chân thành trong các quan hệ giao tiếp.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2013(Xem: 12107)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
08/06/2013(Xem: 15113)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống. Bạn có cái thân quý báu thoát được tám nạn[1] và có đủ mười tiện nghi để phục vụ kẻ khác. Ai cũng mong hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Hạnh phúc mà ta cần không chỉ là hạnh phúc tạm thời, mà là hạnh phúc tuyệt đối, thứ hạnh phúc tối thượng của giác ngộ. Khi đi phố chẳng hạn, người ta mua những thứ tốt nhất, bền nhất; cũng vậy, ai cũng muốn có hạnh phúc lâu dài nhất, cao quý nhất. Tùy theo sự hiểu biết của mình và mức hạnh phúc có thể đạt đến, người ta cố gắng đạt hạnh phúc tối thượng theo quan điểm mình.
07/06/2013(Xem: 11640)
Tháng 12 năm 2004, một cơn động đất dữ dội kéo theo những ngọn sóng thần khủng khiếp đã tàn phá không biết bao nhà cửa và giết chết khoảng hai trăm (200) ngàn người dọc theo bờ biển các nước Thái Lan, Nam Dương và Tích Lan. Ngoài vô số người chết và bị thương, thiệt hại về tài sản và hoa màu cũng không phải nhỏ; và cho đến giờ này các nước vẫn còn đang tái thiết những thiệt hại của 10 năm về trước. Chưa hết, mùa thu năm 2005, cơn bão Katrina đã tàn phá nhiều thành phố dọc theo vịnh Mễ Tây Cơ của Hoa Kỳ và chính cơn bão nầy cũng giết chết và làm bị thương rất nhiều người mà cho đến ngày nay chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa thể tái thiết trở lại. Trước những tai họa chung đó, nhà Phật gọi chúng là cộng nghiệp
05/06/2013(Xem: 9803)
Kiêu mạn (Màna) hay tâm lý kiêu căng tự mãn thường xem nhẹ người khác là một chứng bệnh của những con người nông nổi, ham thích danh vọng, nặng về cái tôi, ít rung cảm hay đồng cảm trước những cảm nhận khó khăn của người khác.
05/06/2013(Xem: 19087)
Từ “Công văn” trước đây được dùng trong công việc hành chánh của nhà nước gồm những văn kiện của các Bộ, Ty, Sở đối với chính quyền thuộc địa, hay dưới các chế độ quân chủ chuyên chế. Cho tới ngày nay không ai rõ từ này đã ảnh hưởng vào trong sinh hoạt Phật giáo từ lúc nào.
05/06/2013(Xem: 8034)
Như chúng ta biết, theo Thiền tông, khi gần nhập Niết Bàn, Đức Phật truyền y bát cho Tôn giả Đại Ca Diếp người chuyên tu hạnh đầu đà. Có phải chăng qua việc này, Đức Phật muốn khẳng định rằng ...
05/06/2013(Xem: 8297)
Mới đó mà đã mười năm! Tôi nhớ lại khoảng tháng 8 năm 2000, trong một buổi Trai Tăng tại nhà Mai, em họ tôi, Thầy Tâm Phương đã nói với tôi: “ Cuộc sống của con hiện ra sao ? nếu có thời gian, con phát tâm về Chùa phụ với Ban Trai Soạn lo cho Chư Tôn Đức trong ngày lễ khai móng xây cất chánh điện vào ngày 10 tháng 12 tới”. Tôi đã nhận lời mời của Thầy.
05/06/2013(Xem: 16171)
Tôi vẫn thích thú và nhớ mãi cái thuở mới chân ướt chân ráo vào Chùa sinh hoạt, nhận lãnh công việc “gõ đầu trẻ” cho đám học sinh trường Việt ngữ Bồ Đề của Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương thành lập ...
05/06/2013(Xem: 12907)
Gần 1.000 suất quà đã được chuyển tới cho các trẻ nghèo ở xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên để giúp các em chống chọi với cái giá lạnh vùng cao đang chuẩn bị tràn về. Chúng tôi tới thăm các em nhỏ Điện Biên vào một ngày đầu tháng 11, khi cái nắng hanh hao cuối thu ở đồng bằng đang dần lụi tắt cũng là lúc cái giá lạnh vùng cao đang lăm le xâm chiếm và chế ngự khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Nghĩ tới đó thôi, trước mắt chúng tôi đã hiện ra hình ảnh những đứa trẻ nhỏ cởi trần hoặc áo đứt cúc, dép tổ ong sờn rách hoặc đi chân đất… hay một nhóm nhỏ vài ba em cùng nhau quay quần quanh những niêu cơm đen đen, bé xíu, lạnh tanh và đạm bạc.
01/06/2013(Xem: 8095)
Theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak là lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]