Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Nghề nghiệp chân chánh

22/02/201112:05(Xem: 7053)
14. Nghề nghiệp chân chánh

GIỌT MỒ HÔI THANH THẢN
Nguyên Minh

Nghề nghiệp chân chánh

Một trong những quyết định quan trọng đầu tiên của cuộc đời chúng ta có lẽ là quyết định chọn lựa nghề nghiệp. Một số trong chúng ta có đủ may mắn để quyết định chọn lựa nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường, và được tiếp tục theo đuổi con đường mình đã chọn. Một số khác kém may mắn hơn, đôi khi phải thay đổi công việc nhiều lần hoặc phải làm những công việc mà mình không thực sự chọn lựa. Mặc dù vậy, quyết định chọn lựa nghề nghiệp của chúng ta bao giờ cũng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì cho dù thực tế có diễn ra như thế nào đi nữa thì nó vẫn luôn góp phần định hướng cho cả cuộc đời ta.

Chúng ta đã có dịp đề cập đến ý nghĩa và giá trị thực sự của công việc, qua đó thấy rằng không nên xem một nghề nghiệp là thấp hèn hoặc cao quý, bởi vì sự thấp hèn hay cao quý không phải là giá trị tự thân của nghề nghiệp mà chính là giá trị do mỗi người tạo ra qua công việc của mình.

Tuy vậy, chúng ta cũng không phủ nhận sự khác biệt nhất định của những nghề nghiệp khác nhau trong việc phụng sự con người. Có những nghề nghiệp cho phép ta trực tiếp giúp đỡ và tạo được ảnh hưởng tốt đến rất nhiều người, chẳng hạn như các thầy cô giáo, các y bác sĩ... Tất nhiên là những người làm các công việc này rất xứng đáng nhận được sự kính trọng và biết ơn của xã hội.

Nhưng sự thật là không phải ai cũng có thể chọn làm những nghề nghiệp như vậy. Và những người không theo đuổi được những nghề nghiệp như thế cũng không thể xem là không tốt. Đây chỉ là vấn đề năng lực khác nhau của mỗi người mà thôi. Có những người tốt nhưng không đủ năng lực để làm những nghề nghiệp tốt, ngược lại cũng có những người làm nghề nghiệp tốt nhưng chưa hẳn đã có nhân cách tốt. Bởi vậy, nghề nghiệp tốt và con người tốt có thể xem là hai vấn đề khác nhau.

Sự chọn lựa nghề nghiệp của chúng ta phải phụ thuộc vào năng lực bản thân, đó là điều tất nhiên. Bạn có thể rất ngưỡng mộ những người làm thầy thuốc và ao ước bản thân mình là một thầy thuốc. Nhưng nhiệt tình và lòng tốt của bạn chưa đủ để cho phép bạn trở thành thầy thuốc. Bạn cần phải có đủ khả năng thi đậu vào trường y, phải học tập tốt và chứng tỏ được năng lực của mình trong thời gian thực tập. Không có những điều kiện ấy, bạn không thể trở thành một thầy thuốc!

Vì thế, cho dù chúng ta phải chấp nhận những giới hạn của năng lực bản thân trong việc chọn lựa cho mình một nghề nghiệp, nhưng ngay trong phạm vi của những giới hạn đó chúng ta vẫn có khả năng chọn lựa cho mình một nghề nghiệp có thể mang lại lợi ích cho nhiều người khác.

Chọn lựa một nghề nghiệp sao cho vừa có thể nuôi sống bản thân và gia đình, lại vừa có thể góp phần giúp ích cho xã hội, mang lại lợi ích cho nhiều người khác, đó chính là khuynh hướng mà trong đạo Phật gọi là Chánh mạng.[7]

Khi chúng ta chọn lựa một nghề nghiệp chân chánh để nuôi sống bản thân và gia đình, chúng ta cũng đồng thời nuôi dưỡng được những giá trị tinh thần trong đời sống. Điều này rất quan trọng, bởi vì chúng ta không chỉ sống bằng những giá trị vật chất mà luôn cần đến những giá trị tinh thần để có một cuộc sống thực sự an vui, hạnh phúc.

Cho dù là mọi nghề nghiệp xét cho cùng đều có những đóng góp xây dựng cho xã hội – trừ ra những nghề bất chánh vốn không được xã hội thừa nhận – nhưng chúng ta vẫn luôn có khả năng chọn lựa trong sự cân đối giữa lợi nhuận và ý nghĩa phục vụ người khác. Khi công việc của bạn mang lại lợi nhuận rất cao nhưng ít có ý nghĩa phục vụ người khác, bạn sẽ không nhận được nhiều giá trị tinh thần hơn so với một công việc tuy mang lại lợi nhuận thấp hơn nhưng có ý nghĩa phục vụ lợi ích cho nhiều người hơn. Chúng ta sẽ lấy ví dụ từ sự chọn lựa trong cùng một công việc để làm rõ hơn ý nghĩa này.

Khi bạn mở một cửa hàng bán lẻ chẳng hạn, bạn có khả năng chọn lựa các mặt hàng để bày bán. Một số mặt hàng chất lượng kém có giá rất rẻ và hiện đang được tiêu thụ mạnh, có thể mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận, nhưng bạn biết chắc là người tiêu dùng sẽ gặp nhiều rắc rối sau một thời gian sử dụng, và do đó bạn quyết định không bán những mặt hàng này. Một số mặt hàng khác có giá bán cao hơn, với chất lượng tốt hơn nhưng chưa được người tiêu dùng biết đến, vì thế doanh số bán ra còn rất giới hạn. Mặc dù khi chọn bán các mặt hàng này bạn biết chắc là sẽ không thu được nhiều lợi nhuận, nhưng bạn đã cân nhắc đến lợi ích của người mua hàng và thấy là nên bán những mặt hàng này.

Trong trường hợp trên, bạn có hai chọn lựa khác nhau, dẫn đến sự cân đối khác nhau giữa lợi nhuận thu được và ý nghĩa phục vụ người khác. Trong hầu hết các trường hợp khác, bạn cũng sẽ có được khả năng chọn lựa tương tự như thế.

Khi chúng ta luôn nghĩ đến lợi ích của người khác trong khi thực hiện công việc của mình, nghề nghiệp của chúng ta sẽ được xem là chân chánh, và luôn có khuynh hướng nâng cao thêm các giá trị tinh thần vốn có của bản thân ta. Ngược lại, khi chúng ta luôn có khuynh hướng chạy theo lợi nhuận và bất chấp lợi ích của người khác, chúng ta sẽ hạ thấp giá trị của công việc đang làm, và cũng đồng thời đánh mất đi những giá trị tinh thần vốn có của bản thân.

Có thể diễn đạt điều này một cách hình tượng hơn là giống như khi chúng ta chọn lựa giữa việc chuẩn bị cho một bữa ăn và giấc ngủ. Khi bạn chọn ăn nhiều hơn, bạn sẽ khó lòng có được một giấc ngủ ngon. Ngược lại, bạn có thể ăn ít hơn đôi chút nhưng lại có được một giấc ngủ rất ngon. Đó là khi bạn biết chắc rằng công việc mình đang làm sẽ mang lại lợi ích cho rất nhiều người khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2016(Xem: 6595)
Trong bài này tôi không bàn chuyện cao viễn mà nói chuyện thực tế của đời sống. Chư tổ nói rằng, “Phật pháp bất ly thế gian pháp”. Điều đó có nghĩa là giáo lý nhà Phật gắn chặt với cuộc sống của con người. Gắn chặt với cuộc sống nhưng phải hữu ích cho con người.
22/03/2016(Xem: 7618)
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), hay Pháp Hoa, Phật ám chỉ ba cỗ xe (Tam Thừa) cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe, là Nhất Thừa (sa. ekayāna) và kinh chỉ dạy tuỳ theo khả năng tâm trí, tiếp thu bất đồng của mỗi Phật Tử.
19/03/2016(Xem: 9308)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo, phá hoại các đền chùa Phật, họ cũng cướp bóc tài sản và tàn phá những gì không thuộc Hồi giáo. Phật giáo đã bị tiêu diệt nơi xứ Phật. Nhưng may mắn thay cho đạo Phật, dưới triều đại vua Asoka vào thế kỷ thứ 3 trưóc. CN, Phật giáo đã được truyền qua xứ Sri Lanka/Tích Lan, Miến điện ...
19/03/2016(Xem: 10088)
Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi.
19/03/2016(Xem: 9590)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác. Bản chất của xã hội là các mối quan hệ. Một người sống trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ, như quan hệ cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp, dòng họ, thôn xóm…
16/03/2016(Xem: 10238)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quả và trở thành arhat/A-la-hán (kinh Therigatha/Tăng lão ni kệ). Tuy nhiên, qua dòng lịch sử lâu dài của Phật giáo người nữ tu sĩ luôn bị thiệt thòi, không mấy khi có dịp, hoặc tạo được các điều kiện thuận lợi hầu giúp mình lưu lại kinh nghiệm và các sự thành đạt của mình. Họ chỉ là những người tu tập trong âm thầm để rồi chìm vào quên lãng, không mấy ai biết đến
12/03/2016(Xem: 8098)
Để tưởng niệm công đức khai sơn Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam của Tổ sư Minh Đăng Quang, Nhân ngày kỷ niệm 62 năm Tổ Sư vắng bóng ngày 1 tháng 2 năm 1954 - 1 tháng 2/2016, Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới thành kính tưởng niệm 62 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng tại Tổ Đình Minh Đăng Quang, thành phố Santa Ana, California, USA.
11/03/2016(Xem: 7415)
Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của giáo đồ Phật giáo, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương giáo lý Phật giáo; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất.
10/03/2016(Xem: 7911)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm. Xứ Ấn đã qua mùa Đông lạnh lẽo, thời điểm này khí hậu đang nóng lên từng ngày. Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India.
09/03/2016(Xem: 10087)
Trước tiên xin được có đôi lời cảm ơn đến những vị quan tâm,có điện thư thăm hỏi sau khi đọc bài viết “Nén nhang muộn màng kính viếng nghệ sĩ Đoàn Yên Linh” . Thật tình mục đích bài viết ấy được đưa lên trước hết để những bạn bè thâm hữu xa gần nếu có kỷ niệm gì với nghệ sĩ Đoàn Yên Linh (Anh) đóng góp, bổ sung cho nhau hầu có thể sau này sẽ hoản thiện một bản lý lịch cũng như quá trình hoạt động nghệ thuật, trong đó có công đức cúng dường cho văn hóa Phật giáo của một người nghệ sĩ tận tâm như Anh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]