Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Thương yêu và rộng mở tâm hồn

21/02/201116:21(Xem: 6196)
6. Thương yêu và rộng mở tâm hồn

HÁT LÊN LỜI THƯƠNG YÊU
Nguyên Minh

Thương yêu và rộng mở tâm hồn

Đức Phật có dạy bốn trạng thái tâm hồn rộng mở, gọi là Tứ vô lượng tâm, bao gồm các tâm Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng và Xả vô lượng. Một cách ngắn gọn hơn, chúng ta thường gọi chung các tâm vô lượng này là từ bi hỷ xả.

Đã từ lâu, từ bi hỷ xả được hầu hết mọi người biết đến như là những nét đặc trưng của giáo lý nhà Phật, và vì thế nên đây cũng là những biểu hiện tất yếu phải có ở những người học hỏi và tu tập Phật pháp.

Nói một cách khái quát thì từ bi hỷ xả là bốn trạng thái tâm hồn có thể rộng mở đến mức không thể đo lường (vô lượng), không có giới hạn.

Lòng từ là trạng thái luôn mong muốn mang lại niềm vui cho người khác, trong khi lòng bi lại là trạng thái mong muốn chấm dứt mọi khổ đau mà người khác đang gánh chịu.[11] Vì thế, khi lòng từ bi sinh khởi thì chúng ta sẽ luôn mong muốn làm bất cứ điều gì để mang lại niềm vui cũng như để chia sẻ, giảm nhẹ mọi khổ đau. Và vì lòng từ bi có thể rộng mở đến mức không thể đo lường (vô lượng tâm) nên đối tượng của nó không bao giờ giới hạn. Khi thực hành lòng từ bi, chúng ta không chỉ quan tâm đến người khác theo nghĩa hẹp của từ, mà còn là sự quan tâm rộng mở đến hết thảy muôn loài, muôn vật.

Hỷ và xả là hai trạng thái tinh thần có thể giúp chúng ta đạt đến sự thanh thản, an vui. Hỷ có nghĩa là vui, nhưng ở đây là một niềm vui nội tại, tự sinh khởi trong lòng ta mà không phải do nơi sự thỏa mãn đối với các đối tượng bên ngoài. Vì thế, người tu tập lòng hỷ có thể lúc nào cũng đạt được niềm vui chân thật mà không chịu những ảnh hưởng tác động từ ngoại cảnh. Xả có nghĩa là từ bỏ, buông bỏ. Người tu tập lòng xả sẽ buông bỏ hết thảy những định kiến phân biệt và sự tham đắm, vướng mắc nơi ngoại cảnh, và nhờ đó mà đạt đến sự bình đẳng sáng suốt trong nội tâm.

Như đã nói, từ bi hỷ xả là những trạng thái tâm hồn có thể rộng mở đến mức không thể đo lường. Tuy nhiên, đó không phải là một tiến trình tự nhiên mà phải là kết quả của một sự nỗ lực tu tập, rèn luyện không ngừng. Hơn thế nữa, việc tu tập các tâm từ bi hỷ xả còn là yêu cầu tất yếu của tất cả những người học Phật. Cho dù chọn tu theo bất cứ pháp môn nào, nếu không có sự thực hành và rèn luyện các tâm từ bi hỷ xả thì người tu tập chắc chắn sẽ không thể đạt đến những kết quả tốt đẹp về mặt tinh thần.

Sự thực hành và rèn luyện sẽ giúp cho các tâm từ bi hỷ xả ngày càng rộng mở không giới hạn, do đó mà trở thành nguồn sức mạnh vô song giúp người tu tập có thể vượt qua được mọi khó khăn, thử thách.

Mặt khác, cần biết rằng không thể có sự tu tập riêng rẽ một trong các tâm từ bi hỷ xả. Sự tu tập và thực hành các tâm này bao giờ cũng có một mối tương quan chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau. Vì thế, khi phát khởi một trong bốn tâm vô lượng này thì các tâm khác cũng tự nhiên sinh khởi; khi một trong các tâm này được phát triển lớn mạnh thì các tâm còn lại cũng theo đó mà phát triển lớn mạnh.

Nếu xét kỹ, chúng ta có thể thấy rằng mối quan hệ giữa bốn tâm vô lượng vừa là mối quan hệ nhân quả, lại vừa là mối quan hệ tương sinh. Vì thế, trong trường hợp này thì nhân cũng chính là quả, và quả cũng chính là nhân.

Như đã nói, khi lòng từ sinh khởi, chúng ta mong muốn mang lại niềm vui cho người khác. Và muốn thực hiện điều đó, chúng ta không thể không chia sẻ hoặc làm giảm nhẹ đi những khổ đau mà người ấy đang gánh chịu. Vì thế, lòng bi cũng nhân đó mà sinh khởi. Điều này giải thích vì sao chúng ta luôn nghe nói đến từ bi như một đức tính duy nhất chứ không phải là hai tính chất riêng rẽ.

Khi chúng ta tu tập lòng hỷ, chúng ta sẽ không bao giờ đạt đến sự an vui nếu không buông bỏ được những định kiến phân biệt cũng như sự tham đắm, vướng mắc nơi ngoại cảnh. Vì thế, nếu thực hành lòng hỷ thì tất yếu cũng phải thực hành lòng xả. Không thực hành được lòng xả thì không thể có lòng hỷ. Ngược lại, khi thực hành tâm buông xả thì tất yếu trong lòng sẽ đạt được sự nhẹ nhàng thanh thản, và do đó mà có thể sinh khởi tâm an vui một cách tự nhiên. Điều này giải thích vì sao hỷ và xả luôn đi đôi với nhau như hai yếu tố không thể tách rời.

Mặt khác, việc thực hành lòng từ bi cũng không thể tách rời với việc thực hành hỷ xả. Nếu trong lòng ta chứa đầy những định kiến phân biệt và vướng mắc, tham đắm, ta sẽ không có khả năng thực hành lòng từ bi. Ngược lại, chính nhờ vào việc thực hành lòng từ bi mà chúng ta mới có thể dễ dàng đạt được các tâm hỷ xả.

Vì thế, một mặt chúng ta có thể nói rằng nhờ có từ bi mà đạt được hỷ xả, nên từ bi là nhân, hỷ xả là quả. Nhưng mặt khác chúng ta lại thấy rằng hỷ xả là yếu tố cần thiết để phát triển lòng từ bi, nên không có hỷ xả thì cũng không thể có từ bi, và do đó mà có thể nói rằng từ bi và hỷ xả là những trạng thái tương sinh, khi cái này sinh thì tất yếu cái kia cũng phải sinh.

Do mối quan hệ nhân quả và tương sinh như trên, nên việc tu tập bốn tâm vô lượng có thể hình dung như người lăn một bánh xe có bốn nan hoa. Khi một nan hoa chuyển động thì bánh xe chuyển động, và những nan hoa còn lại tất yếu cũng phải chuyển động theo.

Vì thế, tuy nói là bốn tâm mà thật ra cũng chỉ là một. Nhưng đã là một, vì sao vẫn phải phân ra làm bốn? Vì từ bi hỷ xả vẫn là những trạng thái khác nhau, và vì mỗi người trong chúng ta đều có những khác biệt nhất định. Có những người dễ sinh khởi lòng từ hoặc lòng bi, nhưng lại có những người khác cảm thấy dễ dàng hơn khi khởi sự thực hành lòng hỷ hoặc lòng xả. Nhưng cho dù sự khởi đầu tu tập có thể khác nhau mà kết quả vẫn đạt đến như nhau, đó là vì tính chất tương sinh của bốn tâm này như đã nói.

Thật ra thì lòng từ bi cũng chính là lòng thương yêu chân thật mà chúng ta đang đề cập. Chỉ cần xét đến những tính chất “cứu khổ, ban vui” thì chúng ta có thể thấy ngay sự đồng nhất giữa hai khái niệm này. Tuy vậy, hầu hết kinh luận thường ít khi đề cập đến lòng thương yêu bằng chính tên gọi này, mà rất thường gọi là lòng từ bi. Ngoài những ảnh hưởng không thể phủ nhận từ kinh văn chữ Hán, sự phân biệt tên gọi như thế thực ra còn là để loại trừ đi những nhầm lẫn đáng tiếc rất thường gặp. Bởi vì danh từ “thương yêu” từ lâu đã bị lạm dụng quá nhiều nên có một sự tục hóa về ngữ nghĩa, và do đó mà rất ít người trong chúng ta còn có thể hiểu được một cách chính xác và đầy đủ ý nghĩa của nó.

Như chúng ta đều biết, từ bi là một danh từ Hán Việt, ban đầu vốn chỉ được dùng như một thuật ngữ trong Phật giáo, nhưng dần dần đã được hầu hết mọi người biết đến. Mặc dù vậy, do nguồn gốc thuật ngữ Hán Việt của nó nên người ta vẫn luôn có một ấn tượng trang trọng và xa cách hơn so với cụm từ tương đương trong tiếng Việt là lòng thương yêu. Mặt khác, do những nhận thức sai lầm và nhầm lẫn đối với ý nghĩa của lòng thương yêu nên người ta ít khi nhận ra được rằng thương yêu hay từ bi vốn dĩ cũng chỉ là cùng một khái niệm.

Một trong những nhầm lẫn thường gặp nhất là sự thiếu phân biệt giữa thương yêu và ái dục hay luyến ái. Như đã nói, lòng thương yêu thường bị chi phối bởi sự ích kỷ tiềm tàng trong mỗi con người, với từng mức độ khác nhau. Chính sự ích kỷ này thúc đẩy những ham muốn – trong đó có cả ái dục – tạo ra một sự khao khát chiếm hữu đối tượng. Tuy nhiên, do thiếu một nhận thức đúng đắn nên chúng ta thường nhầm lẫn giữa sự khao khát chiếm hữu này với những động lực chân chính của lòng thương yêu.

Hệ quả tất yếu là một sự nhầm lẫn giữa lòng thương yêu chân thật với những khao khát được tạo ra bởi lòng ham muốn. Mặt khác, ranh giới phân biệt như vừa nói thường rất khó nhận ra do có sự pha trộn lẫn nhau của các yếu tố. Vì thế, nếu chúng ta không có một sự phân tích khách quan và những hiểu biết sâu sắc về căn nguyên của từng vấn đề thì cũng rất khó để có thể nhận rõ được.

Lấy ví dụ như lòng thương yêu của một người mẹ dành cho đứa con. Lòng thương yêu chân thật ấy sẽ thôi thúc người mẹ sẵn sàng nhận chịu mọi sự khổ đau thay cho con mình, cũng như luôn sẵn lòng làm bất cứ điều gì để cho đứa con được vui.

Khi đứa con dần lớn lên và ngày càng vươn xa ra cuộc sống bên ngoài xã hội, người mẹ có thể cảm thấy một sự mất mát và chợt bắt đầu nảy ra ý nghĩ phải giữ đứa con đó lại bên mình. Nếu ý tưởng này trở nên lớn mạnh đủ để chi phối lời nói và việc làm, bà ta sẽ rất có khả năng gây thương tổn cho đứa con. Sự thật là đã có rất nhiều bậc cha mẹ không ngần ngại can thiệp vào sự lựa chọn nghề nghiệp, hôn nhân, đời sống... của con cái – và vì thế mà gây ra những khổ đau, thương tổn cho chúng – cũng chính là xuất phát từ ý tưởng sai lầm này.

Nhưng do đâu mà có ý tưởng sai lầm này? Chính là do ý thức chiếm hữu đã âm thầm phát triển và chi phối, làm cho lòng thương yêu của người mẹ không còn là một sự thương yêu hoàn toàn chân thật nữa. Khi chúng ta so sánh với những bậc cha mẹ thật lòng thương yêu con cái mà không chịu sự chi phối của ý thức chiếm hữu, chúng ta sẽ thấy được những tấm gương hy sinh chói sáng và không bao giờ họ gây ra những sự thương tổn để con cái phải gánh chịu.

Như đã nói, khi lòng thương yêu bị chi phối bởi sự ích kỷ thì đó sẽ không còn là lòng thương yêu chân thật nữa. Và vì thế mà nó cũng mất đi khả năng mang lại cho chúng ta sự an vui thanh thản trong tâm hồn. Tuy vậy, nhiều người không nhận ra được sự chi phối của tính vị kỷ, vì thế họ lầm tưởng rằng chính sự thương yêu đã mang lại cho họ những khổ đau và thương tổn!

Trong thực tế, lòng thương yêu chân thật luôn là động lực thôi thúc chúng ta chia sẻ mọi khổ đau và mang lại niềm vui cho người mình thương yêu. Và đây cũng chính là định nghĩa được dùng để mô tả lòng từ bi: “Lòng từ có thể mang lại niềm vui, lòng bi có thể xua tan đau khổ.”[12] Một khi lòng thương yêu không thể mang lại niềm vui và xua tan đau khổ, đó không còn là lòng thương yêu chân thật nữa.

Như vậy, qua sự phân tích này chúng ta có thể thấy được là rất nhiều người đã hiểu sai về lòng thương yêu. Và thay vì điều chỉnh lại những sai lầm về mặt nhận thức, người ta lại thường chọn cách dùng danh từ “từ bi” để chỉ cho lòng thương yêu chân thật, và do đó mà bỏ qua đi sự ngộ nhận về ý nghĩa thực sự của lòng thương yêu.

Tuy nhiên, nhận thức sai lầm này nếu không được nhận rõ sẽ lại tiếp tục dẫn đến những sai lầm khác. Bởi vì thật ra thì nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy gần gũi và dễ dàng tiếp nhận ý nghĩa chân thật của lòng thương yêu, nhưng thường thấy xa lạ khi nghe nói đến lòng từ bi vì có cảm giác rằng đó là một phẩm chất siêu việt chỉ có ở các vị Phật và Bồ Tát. Do đó, hiểu đúng về lòng thương yêu chính là phương cách giúp chúng ta có thể lấy lại sự tự tin nơi chính mình, bởi vì nuôi dưỡng và phát triển lòng thương yêu là điều chắc chắn mỗi chúng ta đều có thể làm được, trong khi nói đến việc tu tập lòng từ bi thì sẽ có rất nhiều người thường cảm thấy e ngại vì sợ là vượt quá sức mình!

Một khi hiểu được rằng lòng thương yêu chân thật cũng chính là lòng từ bi với đặc điểm “cứu khổ, ban vui”, chúng ta sẽ thấy không cần thiết phải quan tâm đến vấn đề tên gọi nữa. Bởi cho dù có sử dụng tên gọi nào thì bản chất thực sự của vấn đề cũng đều không thay đổi!

Vì thế, thực hành lòng thương yêu chân thật cũng chính là tu tập lòng từ bi, cho dù cách nói sau nghe có vẻ trang trọng hơn nhiều. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ thấy rằng những phương thức tu tập lòng từ bi – chẳng hạn như phép quán từ bi – thật ra cũng không phải là quá xa vời như nhiều người lầm tưởng. Việc thực hành phép quán từ bi có thể được thực hiện bởi bất cứ ai, và chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích lớn lao về mặt tinh thần.

Cho dù chúng ta chưa thể đạt đến những tâm lượng rộng lớn vô biên như chư Phật, Bồ Tát, nhưng điều chắc chắn là sự thực hành lòng thương yêu sẽ giúp tâm hồn chúng ta rộng mở hơn, xóa bỏ dần đi những giới hạn chật hẹp đã tạo ra do sự tham lam, ích kỷ và vô số những định kiến phân biệt trong cuộc sống.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2020(Xem: 5332)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8129)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6315)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 6901)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
10/01/2020(Xem: 5112)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
17/12/2019(Xem: 8742)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
08/12/2019(Xem: 29803)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
07/12/2019(Xem: 10701)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
06/12/2019(Xem: 8203)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5238)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]