Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Chuyển hóa hay kiềm chế?

21/02/201107:42(Xem: 6387)
6. Chuyển hóa hay kiềm chế?

HOA NHẪN NHỤC
Nguyên Minh

Chuyển hóa hay kiềm chế?

Như đã nói, trong một số trường hợp thì sự nhẫn chịu của chúng ta cũng mang lại những kết quả lợi ích lớn lao, tốt đẹp, nhưng chưa thực sự được gọi là nhẫn nhục. Chúng ta cần lưu ý đến sự khác biệt cơ bản giữa những trường hợp khác nhau này. Cho dù nhìn bề ngoài thì chúng có vẻ như không có gì khác biệt với nhau, nhưng khi phân tích tác động của chúng trong nội tâm thì ta sẽ thấy được sự khác biệt rất lớn.

Chẳng hạn, khi bạn ham thích một chiếc xe gắn máy đời mới và dự tính sẽ dùng trọn số tiền dành dụm của mình để mua. Nhưng khi suy nghĩ kỹ, bạn nhớ đến rất nhiều nhu cầu thiết yếu khác của gia đình vẫn còn chưa được đáp ứng. Sau khi so sánh, cân nhắc, bạn thấy rằng những nhu cầu thiết yếu khác nên được giải quyết trước. Vì thế, bạn quyết định kiềm chế sự ham muốn của mình để dành tiền vào việc mua sắm những thứ thiết yếu hơn cho gia đình.

Sự kiềm chế lòng ham muốn của bạn là một quyết định tốt và tất nhiên có lợi hơn cho gia đình. Nhờ có sự kiềm chế đó mà bạn đã có thể ứng xử một cách đúng đắn hơn, giúp cho cả gia đình có một cuộc sống tốt hơn.

Tuy nhiên, lòng ham muốn của bạn vẫn còn đó. Mỗi ngày khi bạn đi ngang qua cửa hàng bán xe gắn máy, sự ham muốn ấy vẫn chực chờ nổi dậy, thôi thúc trong lòng bạn. Dù đã quyết định không mua xe, nhưng bạn vẫn không tránh khỏi tâm trạng thèm muốn, khao khát khi sự ham muốn của mình không được thỏa mãn.

Chúng ta hãy quay trở lại vấn đề này và thử đặt ra một giả thuyết khác. Khi suy nghĩ về những nhu cầu thiết yếu trong gia đình và so sánh với ý muốn mua xe, bạn bắt đầu phân tích kỹ về sự ham muốn đó. Bạn xét lại và thấy chiếc xe hiện đang sử dụng vẫn còn rất tốt, và ý muốn mua xe chỉ là một sự đua đòi. Khi ấy, bạn thấy rằng đó là một sự ham muốn không chính đáng. Bạn nhớ lại đã từng có những ham muốn đối với nhiều thứ khác, nhưng ngay cả sau khi thỏa mãn lòng ham muốn ấy rồi thì bạn vẫn dễ dàng sinh khởi một sự ham muốn khác, với mức độ còn hơn cả trước đó. Sau những suy nghĩ và phân tích như thế, bạn không còn thấy ham muốn mua xe nữa, và quyết định dành tiền cho những nhu cầu thiết yếu khác của gia đình.

Trong cả hai trường hợp trên, sự việc vẫn diễn ra giống hệt như nhau. Sự khác biệt chỉ có thể tìm thấy trong nội tâm của bạn mà thôi. Trong trường hợp thứ nhất, sau khi quyết định hành động bạn vẫn phải chịu đựng một tâm trạng khao khát, thèm muốn, bởi vì lòng ham muốn của bạn thật ra vẫn còn đó. Sự kiềm chế lòng ham muốn này sẽ tạo ra một tâm lý ức chế, có phần căng thẳng, không thoải mái. Một khi lý trí bạn vẫn còn đủ sáng suốt và sức mạnh kiềm chế thì lòng ham muốn này vẫn còn bị đè nén, nhưng nếu có thêm những thôi thúc theo hướng ngược lại từ ngoại cảnh hoặc trong một lúc bốc đồng thiếu suy xét nào đó, sự ham muốn này vẫn có thể sẽ phát triển và bộc lộ, nghĩa là khi ấy bạn sẽ hành động theo sự ham muốn sẵn có trong lòng mình.

Trong trường hợp thứ hai thì ngược lại. Do sự phân tích và suy xét đến tận cùng nguyên nhân của sự việc mà bạn nhận ra rằng lòng ham muốn của mình là hoàn toàn không hợp lý. Bạn cũng nhận ra rằng ngay cả khi thỏa mãn sự ham muốn trong hiện tại thì điều đó cũng không mang đến niềm vui hay hạnh phúc thật sự lâu bền cho bạn. Vì nhận biết được tính chất giả tạo và nhất thời của tâm niệm ham muốn nên bạn chuyển hóa được nó, khiến cho nó không còn tồn tại trong lòng bạn như một sự thôi thúc nữa. Như vậy, sau khi quyết định hành động, trong lòng bạn sẽ có được sự thanh thản, an nhiên vì không còn có bất cứ sự vướng mắc nào.

Khi so sánh hai trường hợp, bạn có thể thấy rằng kết quả tốt đẹp trong trường hợp thứ nhất chỉ là tạm thời và giới hạn, trong khi đó kết quả đạt được trong trường hợp thứ hai là một kết quả tốt đẹp lâu dài, có thể trở thành một kinh nghiệm chuyển hóa giúp bạn tiếp tục ứng xử tốt hơn trong những trường hợp tương tự về sau.

Cũng tương tự như trên, khi bạn kiềm chế một cơn giận và quyết định không làm tổn hại đến người mà bạn tức giận, điều đó chỉ mang lại kết quả nhất thời và rất hạn chế, đồng thời cũng đẩy bạn vào một tâm trạng bị đè nén, ức chế. Ngược lại, nếu bạn có thể đối diện với cơn nóng giận của mình, phân tích và suy xét để thấy được tính chất vô lý của nó, bạn sẽ chuyển hóa được cơn giận ấy, khiến cho năng lượng của nó bị triệt tiêu hoàn toàn. Nhờ đó, bạn có thể vượt qua cơn giận với một tâm trạng bình thản, an ổn, đồng thời cũng rèn luyện thêm khả năng chuyển hóa của bạn đối với những cơn giận về sau.

Khi bạn phải chịu đựng những nỗi đau thể xác hoặc tinh thần cũng vậy. Nếu bạn cố sức kiềm chế, đè nén cơn đau và làm ra vẻ thản nhiên không lay động, điều đó sẽ chẳng giúp ích được gì nhiều. Ngược lại, khi bạn thật sự đối diện với cơn đau, quán xét bản chất thật sự của nó và không sinh khởi bất cứ tâm niệm bực tức, khó chịu nào, bạn sẽ có thể cảm nhận được cơn đau dần qua đi trong một tâm trạng thật sự bình thản. Như thế bạn mới thực sự chuyển hóa được cơn đau và vô hiệu hóa mọi tác hại của nó đối với tinh thần của bạn.

Trong tất cả các trường hợp trên, chính việc thực hành nhẫn nhục là phương thức duy nhất có thể giúp bạn đạt được sự chuyển hóa mọi tâm trạng tiêu cực thay vì kiềm chế chúng. Sự chuyển hóa không chỉ mang lại lợi ích tức thời qua việc hóa giải vấn đề, mà còn là một sự thành tựu trong tu tập, tạo nền tảng cho những bước phát triển tinh thần tiếp theo sau đó.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 11540)
Vấn đề ăn chay không phải là quan điểm cá biệt của Phật giáo, có thể nói nó là quan điểm chung của các tôn giáo cổ xưa. Do vậy, nội dung và ý nghĩa ăn chay của mỗi tôn giáo đều tùy thuộc vào chủ trương và quan niệm của tôn giáo đó, từ đó có những hình thức ăn chay khác nhau.
10/04/2013(Xem: 5275)
Khi Trưởng lão HT.Thích Giác Dũng còn sinh tiền, ngài thường dạy, "Tu thì phải đi trong thiền, đứng trong thiền, ngồi trong thiền, làm trong thiền, nói trong thiền… chứ không phải đợi ngồi mới thiền".
09/04/2013(Xem: 19197)
Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.
09/04/2013(Xem: 7366)
Tập sưu tầm nói về khoa học và sự tái sinh này gồm nhiều đoạn. Mỗi đoạn đề cập đến một số “khía cạnh” của năng lực tinh thần, xuyên qua thể xác đang sống. Cách diễn tả được trình bày dưới dạng một “liên quan” khoa học.
09/04/2013(Xem: 6873)
Ngày còn ở quê nhà, tôi làm nghề gõ đầu trẻ từ Tiểu học lên Trung học, từ Huế vào Đà Nẵng. Sau tháng Tư đen, cũng như bao nhiêu nhà giáo lớp vào tù cải tạo, lớp vượt biên, lớp âm thầm sống cho qua ngày đoạn tháng. Trong số đó có bản thân tôi. Khi đang còn ở trong chúng Trúc Lâm, theo ẩn náu hạnh đức nghiêm từ của Sư phụ để tu tập tiếp.
09/04/2013(Xem: 25841)
Báo chí Phương Tây và châu Á đều quan tâm đến ngôi sao điện ảnh của Hollywood này, khi anh bỏ ngang việc đóng phim và đến Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ tu học 6 tháng với các vị Lạt ma Tây Tạng vào đầu năm 1996. Trở lại Hoa Kỳ sau nhiều tháng ở Ấn Độ và Mông Cổ, người ta đều nhận thấy anh càng trẻ hơn, yêu đời hơn so với cái tuổi 48 của anh rất nhiều. Phải chăng đó là kết quả của sự thanh lọc thân tâm sau một thời gian dài ở phương Đông?
09/04/2013(Xem: 5869)
Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị hư đậu bên đường. Tuy trời đã sẫm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần sự giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại.
09/04/2013(Xem: 17687)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 10525)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 10989)
Tác phẩm thứ 29 nầy được bắt đầu viết vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 7 tháng 6 năm 2000, nhằm ngày mồng 6 tháng 5 năm Canh Thìn. Hôm nay trời không đẹp lắm, vì có nhiều cụm mây đen đang phủ kín đó đây phía bên ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]