Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự Khẩn Thiết

19/02/201114:57(Xem: 6441)
Sự Khẩn Thiết

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

VƯỢT QUA TRỞ LỰC

SỰ KHẨN THIẾT

Chúng ta luôn có khuynh hướng ảo tưởng về tính chất bền vững của đời sống. Mặc dù đời sống của chúng ta có thể chấm dứt bất cứ lúc nào – và vô số những trường hợp như thế đã diễn ra trước mắt chúng ta – nhưng chúng ta rất hiếm khi chiêm nghiệm về điều đó.

Trong thực tế, việc suy ngẫm về tính chất mong manh của đời sống – một tính chất hoàn toàn có thật – giúp mang lại cho chúng ta động lực thúc đẩy rất lớn lao khi theo đuổi bất cứ mục tiêu nào trong cuộc sống. Bởi vì điều đó tạo ra một ý niệm về tính chất khẩn thiết của mọi vấn đề. Nếu chúng ta không nỗ lực ngay hôm nay, vào lúc này, có thể là chúng ta sẽ không còn cơ hội để thực hiện điều mình mong muốn. Chính sự khẩn thiết đó sẽ kích thích mọi nỗ lực của chúng ta, tạo ra sự thôi thúc phải hoàn tất tâm nguyện hoặc đạt đến mục tiêu theo đuổi của mình càng sớm càng tốt. Vì thế, ý thức được sự khẩn thiết trong đời sống có ý nghĩa rất quan trọng, có thể giúp chúng ta tăng thêm sức mạnh trong việc thực hiện những sự chuyển hóa tích cực.

Đức Phật thường xuyên nhắc nhở các đệ tử của ngài về tính chất vô thường, tạm bợ của đời sống. Trong kinh Di giáo, Phật dạy rằng mạng người còn mất chỉ trong hơi thở. Ngài cũng chỉ rõ sự khẩn thiết của việc tu tập khi đưa ra hình tượng ngôi nhà rực lửa trong kinh Pháp Hoa. Ngài dạy: “Ba cõi thế giới như căn nhà đang cháy.” (Tam giới như hỏa trạch.) Người ở trong căn nhà đang cháy cần phải thoát ra thì còn gì khẩn thiết hơn? Vì thế, người học Phật chưa thực sự đạt đến giải thoát thì nhất thiết không một giây phút nào buông lơi, ngơi nghỉ.

Trong cuộc sống thực tiễn, ý thức về sự khẩn thiết giúp chúng ta tăng thêm sức mạnh khi nỗ lực thực hiện những điều tích cực. Chẳng hạn, khi bạn muốn bỏ thuốc lá, nếu bạn nhận ra tính chất khẩn thiết của vấn đề, như sự suy sụp nhanh chóng của sức khỏe, sự phát triển trầm trọng của bệnh phổi... bạn sẽ không còn có thể buông thả, trì hoãn, mà phải quyết tâm thực hiện ngay việc bỏ thuốc. Tương tự, trong những hoàn cảnh có sự nguy hiểm đe dọa, chúng ta chắc chắn sẽ phải nỗ lực hết sức mình để nhanh chóng vượt qua. Những ví dụ điển hình có thể dẫn ra rất nhiều, như khi đất nước có chiến tranh, như khi phải đối mặt với những cơn bão, lụt... Chúng ta sẽ thấy là tất cả mọi người đều dốc toàn lực cho đến khi nào sự nguy hiểm qua đi.

Sự khẩn thiết trong đời sống không phải là một tính chất do chúng ta cố ý tưởng tượng ra để thúc đẩy những nỗ lực của mình. Nó là một tính chất có thật mà ta cần phải sáng suốt nhận ra. Hiểu được điều này, quá trình chuyển hóa những yếu tố tiêu cực trong đời sống sẽ diễn ra một cách nhanh chóng hơn nhờ vào sự thôi thúc tất yếu được tạo ra.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8828)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 9442)
Tác phẩm thứ 29 nầy được bắt đầu viết vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 7 tháng 6 năm 2000, nhằm ngày mồng 6 tháng 5 năm Canh Thìn. Hôm nay trời không đẹp lắm, vì có nhiều cụm mây đen đang phủ kín đó đây phía bên ngoài.
09/04/2013(Xem: 7035)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (2005) Phật lịch 2549 tại Chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, tôi và tăng chúng độ 30 vị, rất an lạc trong mỗi từng sát na sanh diệt của cuộc đời ở trong 90 ngày ấy.
09/04/2013(Xem: 10565)
Hoa là một loài thực vật tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên mà loài người thường hay trân quý, nhất là những loài hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa mẫu đơn, hoa mai, hoa cúc, hoa huệ...
09/04/2013(Xem: 12121)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
09/04/2013(Xem: 9226)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . Cùng tất cả trại sinh ngày Hạnh quý mến, Trong Lục Độ Tập Kinh, có dạy: “Thà mất nước không thà mất hạnh”. Thà mất nước, là thà mất biên cương, lãnh thổ, chứ không thà mất hạnh. Mất hạnh là mất văn hoá, mất nếp sống đạo đức, mất thuần phong mỹ tục, mất nhân tính, mất đi lý tưởng sống. Mất nước là mất biên cương, mất lãnh thổ, mất chủ quyền quốc gia, mà còn Hạnh, nghĩa là còn nền đạo đức của một dân tộc, còn nền văn hoá của một dân tộc, còn thuần phong mỹ tục của một dân tộc, và còn lý tưởng sống của một dân tộc, thì việc mất chủ quyền về chính trị, mất biên cương, mất lãnh thổ của dân tộc, sớm muộn gì cũng có thể phục hồi lại được, nhưng một dân tộc không mất biên cương, lãnh thổ mà mất Hạnh thì vĩnh viễn mất nước. Cũng vậy, người phật tử chúng ta, dù mất sinh mạng, nhưng không mất lý tưởng, thì chúng ta vẫn còn là một con người nguyên vẹn trong lý tưởng giác ngộ.
09/04/2013(Xem: 3808)
Hôm nay là ngày 16 tháng 11 năm 2003 tại vùng núi rừng của Tu Viện Đa Bảo ở Sydney thuộc nước Úc, tôi và tăng chúng ở đây đã gần một tháng nhập thất rồi và công việc của chúng tôi là dịch kinh, hành trì, tu tập, công phu, học tập, chấp tác v.v...
09/04/2013(Xem: 7197)
Nhiều người cho rằng Phật Giáo mang tư tưởng xuất thế nên không chủ trương có gia đình, không khuyến khích kết hôn, cũng tương đồng với việc cho rằng người theo đạo Phật đều phải xuất gia. Thật ra, đây là một quan niệm sai lầm.
09/04/2013(Xem: 5431)
Sống trên đời nầy, ai sinh ra rồi cũng phải có bổn phận, trách nhiệm và quyền lợi đối với chính bản thân mình và đối với cộng đồng xã hội và từ đó luật pháp được đặt ra để bảo vệ cho những quyền lợi và trách nhiệm đó. Nếu người nào vi phạm, tức có luật pháp là cán cân dùng để giải quyết mọi việc trong cuộc đời.
09/04/2013(Xem: 6249)
Trong cuộc sống vốn dĩ mang tính chất vô thường biến đổi nầy, chẳng có gì mang tính chất nhất định cả. Vì vậy chư Phật và chư Tổ Sư đã vì đời mà khuyên nhủ chúng ta rằng: "Không có gì là thực tướng. Tất cả chỉ là mộng huyễn mà thôi".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567