Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khuynh Hướng So Sánh

19/02/201114:57(Xem: 8037)
Khuynh Hướng So Sánh

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

CUỘC SỐNG QUANH TA

KHUYNH HƯỚNG SO SÁNH

Sự hài lòng, thỏa mãn của chúng ta trong cuộc sống không chỉ chịu ảnh hưởng đơn thuần từ tính chất của sự việc xảy đến cho ta. Có những người hài lòng với mức lương tháng 800.000 đồng, trong khi có những người khác lại không hài lòng với mức lương 2 triệu mỗi tháng. Vậy những yếu tố nào tác động đến nhận thức và mức độ thỏa mãn của chúng ta?

Cảm giác hài lòng của chúng ta chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi khuynh hướng so sánh hai sự việc. Khi chúng ta so sánh tình trạng hiện tại với quá khứ và thấy là tốt hơn, chúng ta thấy vui thích. Chúng ta cũng thường chú ý đến chung quanh và so sánh với những người khác. Bất kể là chúng ta thu nhập đến mức nào, chúng ta thường có khuynh hướng không hài lòng nếu như những người quanh ta có thu nhập cao hơn. Chúng ta đọc thấy trên báo chí có những cầu thủ bóng đá than phiền một cách cay đắng về mức lương hàng năm là 1 triệu, 2 triệu hay đến 3 triệu đô-la, vì họ so sánh với mức lương cao hơn của những đồng đội khác. Khuynh hướng này có vẻ như làm rõ thêm định nghĩa khôi hài nhưng chính xác của H. L. Mencken về một người đàn ông giàu có: đó là người có thu nhập hằng năm cao hơn 100 đô-la so với người anh em bạn rể của mình!

Nhận ra được điều này, chúng ta có thể loại bỏ được phần lớn những trường hợp không hài lòng trong cuộc sống chỉ bằng vào việc thay đổi khuynh hướng so sánh của mình. Dân gian có một câu nói rất hay thể hiện được triết lý này: “Nhìn lên tuy chẳng bằng ai, nhìn xuống chẳng ai bằng mình.”

Một thực tế là, cho dù chúng ta đang ở nấc thang nào trong xã hội, cũng có không ít người kém may mắn hơn ta. Nhận ra được điều này sẽ giúp chúng ta hài lòng với những thành quả hiện tại mang lại do chính những nỗ lực của mình. Ngược lại, nếu ngước nhìn lên chúng ta cũng sẽ thấy không ít những người giàu có, địa vị, quyền thế... hơn ta. Nếu chúng ta hiểu được đó là một thực tế hiển nhiên, chúng ta sẽ không so sánh bản thân mình với những người ấy để rồi cảm thấy bất mãn, không hài lòng. Tất nhiên, cách hiểu này không phải là lý do để chúng ta từ bỏ những nỗ lực hoàn thiện chính mình và vươn lên trong cuộc sống, mà chỉ là giúp ta từ bỏ một khuynh hướng so sánh vô bổ vốn thường là nguyên nhân cướp mất của ta rất nhiều giây phút vui tươi trong cuộc sống.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2014(Xem: 9039)
Mùa hạ, mùa tốt đẹp nhất trong năm tại Châu Âu. Cây lá xanh tươi, mặt trời ấm áp mang lại sinh khí cho vạn vật. Các hãng xưởng, công ty giảm mức sản xuất xuống thấp nhất để cho nhân viên được đi nghỉ ngơi dưỡng sức
13/03/2014(Xem: 11338)
Khi nói đến hai chữ "Thụy Điển", tôi liên tưởng ngay đến Thủ Tướng Ingvar Carlsson, vị cứu tinh không những đối với hai vị Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu nói riêng mà còn đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói chung không bị mất đi hai nhân tài lỗi lạc.
12/03/2014(Xem: 6927)
Mỗi đứa trẻ một hoàn cảnh, nhưng tất cả đều như cây cỏ thiếu ánh nắng, thiếu nước tưới nên cằn khô chai sạn, và chỉ biết đến tiếng cười khi được một tu sĩ Phật giáo đưa về ngôi nhà chung ở Thiên Cầm
12/03/2014(Xem: 28378)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
11/03/2014(Xem: 10248)
Bài kinh Kosambiya được tìm thấy trong Majjhima-nikāya (Trung bộ kinh), là bài pháp đức Phật giảng nói về Lục hòa. Chuyện kể rằng, ở tịnh xá Ghosita xứ Kosambi có hai nhóm tỳ-khưu sống bất hòa với nhau. Họ sống "cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự cảm thông nhau, không chấp nhận thông cảm. Họ không hòa giải, không chấp nhân hòa giải".
11/03/2014(Xem: 12533)
Trong những đối thoại hằng ngày mình hay nghe nói: ‘Bây giờ, ông Bảy ổng lo tu rồi!’ Hàm ý rằng: Giờ ông Bảy đã không còn như xưa nữa, đã thay đổi rồi! Như vậy tu là sữa đổi, từ bỏ những nếp sống xấu; đồng thời, kết nạp và trau giồi những lối sống tốt và thiện trong tâm.
11/03/2014(Xem: 6777)
Trong tiếng Việt có chữ Tình 情 và chữ Nghĩa 義. Chữ Nghĩa rất là khó dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh. Chữ Tình mà viết ra chữ Hán thì cóchữ tâm忄 tức là trái tim phía bên trái. Bên phải có chữ thanh 青 là màu xanh, trái tim màu xanh. Ban đầu thì màu xanh mà về sau nó có thể biến thành màu khác, nhưng làm sao đừng để nó thành màu đen.
10/03/2014(Xem: 8819)
Mặt trời lên ở phương Đông, giữa trưa ở tại đỉnh đầu rồi ngả dần về phương Tây và mất bóng. Ngày nào cũng theo chu trình đó mà đi. 21/3 mỗi năm, mặt trời ở thiên đỉnh xích đạo. Những tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất ở xích đạo. Sau đó nó di chuyển dần lên chí tuyến Bắc và ở thiên đỉnh chí tuyến Bắc vào ngày 22/6.
09/03/2014(Xem: 9234)
minh_hoa_quang_duc (160) Lòng tham bắt rễ từ sự mong muốn có được của mỗi con người. Nó là một nhu cầu thực tế bởi do nghiệp duyên quá khứ ràng buộc nên ta mới được sinh ra trên cõi đời này. Nghiệp thì có tốt, có xấu chứ không một chiều như nhiều người lầm tưởng. Một em bé vừa chào đời cất tiếng khóc oa oa vì muốn có sữa mẹ, khi nó đói khát thì khóc lên đòi vú mẹ, một thời gian sau nó còn biết nắm bầu vú bên kia để thỏa mãn sự muốn có của mình.
09/03/2014(Xem: 7852)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết. Một người phụ nữ khi bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy 3 ông già đang ngồi phía trước hành lang của nhà mình. Người phụ nữ liền cung kính chào 3 cụ già và niềm nở mời các cụ vào nhà nghỉ để dùng trà nước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]