Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Những tâm tình cô đơn

19/02/201106:49(Xem: 10923)
5. Những tâm tình cô đơn

NHỮNG TÂM TÌNH CÔ ĐƠN
Nguyên Minh

Những tâm tình cô đơn

Con người sinh ra vốn dĩ đã phụ thuộc vào nhau. Không ai có thể tự mình tìm được một cuộc sống vui tươi hạnh phúc thực sự mà lại không nhờ đến những người chung quanh.

Những mối quan hệ phức tạp giữa người và người không phải có thể dễ dàng hiểu hết được. Từ quan hệ thân thiết cùng huyết thống như anh chị em trong gia đình, cho đến bà con thân tộc, mở rộng ra bên ngoài xã hội là bạn bè trong nhiều quan hệ khác nhau. Tuy nhiên, cũng không thể lấy yếu tố huyết thống mà hoàn toàn phân biệt chỗ thân sơ. Có những người bạn chí cốt, bạn tri âm mà sự thân thiết cũng không kém gì anh em ruột thịt.

Mỗi một mối quan hệ như thế đều có những yêu cầu giao tiếp, ứng xử khác nhau để đạt được sự hòa hợp và gìn giữ cho được lâu bền, thân mật. Nếu không được như vậy, nghĩa là không có được những mối quan hệ thân mật và bền vững quanh ta, chúng ta chắc chắn sẽ rơi vào tâm trạng lẻ loi, cô độc, cho dù quanh ta vẫn luôn có nhiều người vây quanh. Bởi vì tất cả những con người ấy lại chẳng có ai để ta có thể cùng sẻ chia những buồn vui, được mất trong đời.

Ý nghĩa thực sự của một cuộc sống hạnh phúc luôn nằm ở chính những gì mà bạn đang cảm nhận trong từng giây phút hiện tại, và hoàn toàn không nằm ở những mục tiêu tinh thần hay vật chất mà bạn đang theo đuổi. Cho dù những mục tiêu ấy có lớn lao, cao cả đến đâu đi chăng nữa, chúng vẫn luôn là một cái bóng ở phía trước mà không phải là những gì bạn thật có.

Và nếu xét đến tâm trạng trong hiện tại của chúng ta, thì điều rõ ràng là những mối quan hệ hòa hợp quanh ta luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Bạn không thể có được một tâm trạng vui tươi thanh thản nếu bạn đang có những vướng mắc trong quan hệ với những người quanh mình. Cho dù đó chỉ là xích mích, bất hòa nho nhỏ hay mâu thuẫn, căng thẳng gay gắt vì có những bất đồng không thể vượt qua, tất cả đều sẽ góp phần ngăn cản bạn đạt được những niềm vui trọn vẹn trong đời sống. Và hơn thế nữa, mọi sự vướng mắc trong quan hệ tình cảm nếu không được giải quyết thỏa đáng đều sẽ có nguy cơ dẫn đến sự đổ vỡ, chấm dứt. Và mỗi một quan hệ chấm dứt đều là dấu hiệu cho thấy bạn đang đến gần bờ vực của sự cô đơn.

Mặc dù sống cô độc là điều không ai mong muốn, nhưng để tạo ra và duy trì những mối quan hệ tình cảm quanh mình lại không phải là việc bao giờ cũng dễ dàng. Rất nhiều người trong chúng ta đã vô tình hay cố ý đánh mất đi những cơ hội quý giá để bảo vệ quan hệ tình cảm trong cuộc sống, và rồi phải đến một thời điểm muộn màng về sau mới nhận ra được rằng đó là điều sai lầm rất lớn. Cũng chính vì thế mà hầu hết trong chúng ta không ai là chưa từng nếm trải cảm giác cô đơn ở từng mức độ khác nhau. Có những nỗi cô đơn chỉ thỉnh thoảng tìm đến, lại có những nỗi cô đơn đeo đuổi ta trong một thời gian dài, thậm chí có thể là suốt đời. Nhưng thật ra thì những điều đó không mang ý nghĩa số phận như nhiều người vẫn tưởng. Đó chỉ là những kết quả rất cụ thể phản ánh cung cách giao tiếp và ứng xử của chúng ta trong cuộc sống mà thôi.

Thật ra, tâm trạng cô đơn chính là hệ quả của trạng thái không đạt được sự hòa hợp với người khác. Khi chúng ta không hòa hợp được với những người mà ta giao tiếp, ta cảm thấy cô đơn giữa xã hội; khi ta không đạt được sự hòa hợp với hết thảy bạn bè, ta cảm thấy cô đơn trong tình bạn; khi ta không đạt được sự hòa hợp với những người trong gia đình, ta cảm thấy cô đơn ngay chính trong môi trường gia đình; và khi ta không đạt được sự hòa hợp với người yêu hoặc với người bạn đời của mình, ta cảm thấy cô đơn trong tình yêu... Mọi thứ có thể không có gì thay đổi, nhưng chỉ cần ta thay đổi được khả năng tiếp xúc, hòa hợp của mình với người khác, chúng ta sẽ có thể cảm nhận được ngay rằng tâm trạng cô đơn không còn nữa.

Để có thể hòa hợp với người khác, chúng ta không thể không lưu ý đến yếu tố tâm lý của từng con người khác nhau. Và bởi vì bản chất tâm lý của con người luôn hết sức phức tạp, nên chúng ta không thể đánh giá mọi sự việc qua dáng vẻ bên ngoài hoặc qua các yếu tố vật chất. Cho dù tình đời vẫn rất thường có khuynh hướng “Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu khách lai”, nhưng đó chỉ là nói đến những quan hệ hời hợt mang tính trục lợi, không phải là những mối quan hệ tình cảm chân thật. Trong quan hệ tình cảm chân thật, nếu bạn quá đặt nặng yếu tố vật chất sẽ rất dễ có nguy cơ xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác.

Nhưng ngược lại, nếu không thông qua những biểu hiện cụ thể bằng vật chất, bạn cũng khó nói lên được tình ý sâu xa của mình. Mặc dù không phải yếu tố chính, nhưng vật chất bao giờ cũng là cầu nối cụ thể để những suy nghĩ, tình cảm của bạn được thể hiện ra bên ngoài. Hơn thế nữa, chính điều kiện vật chất mới có thể giúp đỡ một cách cụ thể trong những trường hợp người thân của chúng ta đang gặp khó khăn. Vì thế, chọn lựa một cách biểu hiện như thế nào luôn là yếu tố rất quan trọng để tạo ra hình ảnh của bạn trong lòng người khác.

Trong thực tế, sự chân thành và khéo léo trong ứng xử thường giữ vai trò quan trọng hơn so với những giá trị vật chất. Chính sự chân thành trong giao tiếp sẽ luôn giúp ta nhận biết được phương thức ứng xử thích hợp trong từng trường hợp, và sự khéo léo trong giao tiếp chính là cách thể hiện những phương thức ấy sao cho đạt được hiệu quả giao tiếp tốt, nghĩa là có thể giúp chúng ta biết cách sử dụng yếu tố vật chất một cách thích hợp nhất và qua đó có thể đạt đến sự hòa hợp.

Mặt khác, bất chấp sự đa dạng và phức tạp của những mối quan hệ tình cảm khác nhau, việc duy trì và phát triển các mối quan hệ tình cảm trong cuộc sống luôn có một điểm khởi đầu rất chung, đó là yếu tố tâm lý chung hay bản chất của mọi con người. Từ thuở xa xưa, Khổng Tử đã mô tả điều này qua một câu nói nổi tiếng đến tận ngày nay: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác.” Bởi vì có những điều “không muốn” rất chung giữa tất cả mọi con người, nên chúng ta có thể suy diễn từ cảm nhận của mình để biết được cảm nhận của người khác, như tục ngữ ta có câu: “Suy bụng ta ra bụng người.” Tất nhiên là điều này chỉ đúng trong trường hợp ta đang xét đến những “cái chung” giữa tất cả mọi người, mà không phải là những cảm nhận mang tính cá biệt. Kệ số 129 trong kinh Pháp Cú nói lên những ý nghĩa minh họa cho điều này:

Nhất thiết cụ đao trượng,
Nhất thiết giai úy tử,
Dĩ tự đạc tha tình,
Mạc sát giáo tha sát.

Mọi người sợ dao gậy,
Mọi người đều sợ chết,
Do mình hiểu được người,
Không giết, không bảo giết.

Đây chỉ nói đến những “cái chung” trong việc tham sống sợ chết, “không muốn” phải chịu đựng sự đánh đập, hành hạ... Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể suy luận để biết thêm nhiều “cái chung” khác giữa bản thân ta và người khác, những điều mà bất cứ ai cũng đều “không muốn”!

Chỉ cần không có ai làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến người khác thì chắc chắn cuộc sống này đã tốt đẹp hơn rất nhiều rồi, huống hồ mỗi người chúng ta còn có thể lưu tâm giúp đỡ người khác, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống thì hạnh phúc tất nhiên sẽ không còn là một mục tiêu xa vời nữa. Tr một môi trường như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ dễ dàng tìm được sự hòa hợp với mọi người quanh ta, và do đó sẽ mãi mãi thoát khỏi tâm trạng lẻ loi, cô độc trong cuộc sống.

Trong những phần tiếp theo của tập sách này, chúng ta sẽ thử tìm hiểu qua về một số những khuôn vàng thước ngọc trong giao tiếp ứng xử. Điều cần lưu ý ở đây là, những điều này hoàn toàn không dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại - cho dù là rất phù hợp với những hiểu biết khoa học hiện nay - mà là dựa trên những lời dạy của đức Phật từ cách đây hơn 25 thế kỷ, được ghi chép lại trong rất nhiều kinh điển với những tên gọi quen thuộc được nhiều người biết đến là Lục hòa kính và Tứ nhiếp pháp. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét qua việc vận dụng những nguyên tắc này trong cuộc sống.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2016(Xem: 8960)
Thành công đến sớm, sự trải nghiệm còn non kém đã phần nào thay đổi một con người vốn hiền lành, dễ thương của Lâm Ánh Ngọc. Sự ngã mạn của người mang bệnh ngôi sao, bệnh thành tích, bệnh tài năng… đã khiến chị nhiều lần vấp ngã và thất bại ngay trên đỉnh vinh quang của mình. Đỉnh điểm tuyệt vọng là chị bị lừa dối tình cảm khiến niềm tin tan vỡ và gục ngã. Thế nhưng, chị rất may mắn khi có một người mẹ là Phật tử thuần thành. Từ trong vũng bùn bế tắc, tuyệt vọng, chị đã nương vào Phật pháp qua các bài giảng từ quý thầy cô và chính đạo Phật đã vực chị dậy tìm lại nguồn sống cho chính mình và những người thân, người thương.
01/08/2016(Xem: 12662)
Thư mời tham dự Đại Trai đàn cầu siêu, giải oan bạt độ, Chẩn Tế âm linh, cô hồn tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose Lễ Vu Lan 2016
01/08/2016(Xem: 6677)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc.
30/07/2016(Xem: 11440)
Quê tôi nước Việt mến yêu- Giữa mùa mưa bão cũng nhiều đau thương - Biển đông sóng cuộn từng cơn- Hoàng Sa đâu thể tách rời Trường Sa…
30/07/2016(Xem: 10736)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh. Đóa hoa nói về sự hiếu hạnh của một vị Bồ Tát là đại đệ tử của Đức Phật - Bồ Tát Mục Kiền Liên. Sự hiếu hạnh đó đã được lưu truyền cho đến hôm nay và mai sau.
29/07/2016(Xem: 6251)
“Viễn-ly chư vọng-nghiệp, Viên-thành vô-thượng đạo.” Thật ra bảo rằng tin tưởng mình cố gắng nhằm đạt đến cảnh giới: "Viễn ly chư vọng nghiệp, Viên thành vô thượng đạo" là hoàn toàn chưa chính xác. Mình tin tưởng cố gắng nghĩa là mình vẫn chưa cố gắng và chưa đủ đức tin tưởng. Vả lại, "Nguyện thử diệu hương vân"... không là mây lành thơm ngát vi diệu mà là giới đức tự tánh vốn đã là diệu hương, Phật dạy:
28/07/2016(Xem: 23207)
Cô gái trẻ quỳ bên bàn thờ Phật một hồi lâu và khóc trong cơn đau khổ cùng cực. Bỗng trên hư không vang lên câu hỏi : Tại sao con khóc ? Cô gái nhìn lên đức Phật và nói :
23/07/2016(Xem: 8979)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân.
20/07/2016(Xem: 7558)
Tôi đi châu Âu chuyến này và nằm trong tâm chấn 3 câu chuyện rất bất an của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Đó là cuộc khủng bố ở sân bay Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là tại thành phố Nice miền nam nước Pháp và mới đây là đảo chính bất thành lại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có thật sự nằm trong lửa, thật sự có mặt ở đây, bạn mới có cảm nhận của sự bất an trong người dân và xã hội, những lo lắng hiện ra xung quanh. Chính mình có mặt ở nơi đây, bạn mới nghĩ đến bình an cho chính mình và đến bình an cho cả thế giới. Có trải nghiệm thật, bạn sẽ tự giác ngộ và biết mình nên và có thể làm gì.
19/07/2016(Xem: 11508)
Ông ra đi đã để lại một nỗi niềm xúc động trong trái tim tôi bởi vì nếu không có Ông, con trai tôi đã nằm trong bụng cá từ lâu rồi. Gia đình tôi vẫn nhớ ơn Ông đời đời nên làm sao chúng tôi không khỏi bàng hoàng đau đớn khi hay tin Ông đã lìa cõi trần!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]