Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

87. Giữ tâm trạng vui vẻ

18/02/201114:55(Xem: 9003)
87. Giữ tâm trạng vui vẻ

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

87. Giữ tâm trạng vui vẻ

Khi tôi nhớ lại những phẩm chất tốt đẹp nào đã giữ cho gia đình chúng tôi luôn gần gũi nhau, và những kỷ niệm mà tôi khắc sâu nhất trong ký ức, thì phẩm chất được kể đến xấp xỉ nơi hàng đầu chính là việc tất cả chúng tôi đều rất vui vẻ với nhau. Sau nhiều năm, tôi đã nhận thấy sự vui vẻ tương tự ở những gia đình thật sự biết trân trọng và sống hạnh phúc bên nhau.


Giữ tâm trạng vui vẻ là một phẩm chất mang lại nhiều hạnh phúc. Nó giữ cho bạn những trận cười và những nụ cười. Nó nhắc nhở bạn đừng tự đối xử với chính mình, hoặc với những người thân khác trong gia đình bằng một cung cách quá nghiêm trọng. Giữ tâm trạng vui vẻ cũng giúp bạn thấy lòng thơ thới và thanh thản. Nó cho phép bạn mở rộng tâm hồn với những người chung quanh và lấy lại tinh thần sau những trở lực. Nó xóa bỏ đi nhiều sự ngăn cách thường có trong gia đình, và cho phép mọi người chơi đùa với nhau khi thích hợp. Nó cũng giúp cho mọi người gắn bó với nhau khi có những cuộc trao đổi chân tình.


Dường như bao giờ tôi cũng có cảm giác thật đáng buồn khi thấy có những người đánh mất đi sự vui vẻ. Họ dường như quá nghiêm nghị, luôn luôn ở trong tâm trạng sẵn sàng bực tức, và đối xử như thể mọi việc đều là khẩn cấp. Những người nghiêm nghị thái quá thường có một vẻ khắc nghiệt, hoặc không hài lòng trên khuôn mặt của họ, và hiếm khi có được niềm vui với những điều giản dị. Không cần phải nói, những người không có tâm trạng vui vẻ sẽ liên tục cáu gắt vì những chuyện vặt vãnh.


Sự vui vẻ có thể được hiểu theo nhiều nghĩa, từ khả năng có thể thành thật cười nhạo sai lầm của chính mình, cho đến việc mở lòng đón nhận những sự việc mới. Nó cũng có thể có nghĩa là lăn tròn trên sàn nhà và cười đùa ầm ĩ với con cái, hoặc những trò đùa ngốc nghếch nào đó với vợ mình. Những gì bạn làm không quan trọng bằng thực tế là bạn được vui vẻ hơn lên.


Nếu bạn cảm thấy như mình đã mất đi cảm giác vui vẻ, đừng lo lắng – rất dễ dàng để khôi phục lại nó. Bắt đầu bằng cách mỉm cười. Cứ tiếp tục, và cố lên một chút. Và bắt đầu quan sát những người đang vui vẻ. Và thay vì khinh thường họ là hay bông đùa, hời hợt, hãy nghĩ rằng đó là vô tư, cởi mở. Giữ tâm trạng vui vẻ là vô hại. Nó không gây thương tổn cho bất cứ ai. Trong thực tế, đó là một thái độ giúp ta hàn gắn và hồi phục tinh thần. Khi bạn quan sát những người thật sự vui vẻ, hãy lưu ý đến việc họ hạnh phúc biết bao và khơi gợi được những điều tốt đẹp từ người khác như thế nào.


Nếu bạn muốn có một tâm trạng vui vẻ hơn, bạn không cần thiết phải thay đổi cá tính của mình. Thay vì vậy, thực hiện những bước nhỏ dần dần. Bất cứ điều gì bạn có thể làm để có thể trở nên ít nghiêm khắc hơn đôi chút đều sẽ được vui vẻ đón nhận bởi bất kỳ người nào mà bạn giao tiếp. Trong thực tế, đây có thể là sự khác biệt giữa sự thật lòng vui thích của một người khi giao tiếp cùng bạn với thái độ e dè giữ khoảng cách. Thêm nữa – và có thể là điều quan trọng nhất – bạn sẽ tự cảm thấy mình bình thản hơn và dễ dãi hơn. Những khó khăn hàng ngày mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt giờ đây dường như không còn là những vấn đề to tát quá đáng, và bạn sẽ thôi không còn cáu gắt vì những chuyện vặt vãnh nữa.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2012(Xem: 8458)
Cólẽ người đọc cũng hơi ngạc nhiên với một chủ đề xưanhư trái đất. Không biết đã có bao nhiêu băng đĩa CD, sáchvở, bài viết, bài giảng về chủ đề Chánh ngữ. Tuy nhiêndù đã thuộc lòng hay đã nghe giảng đến nhàm tai, có baogiờ ta tự hỏi đã áp dụng chánh ngữ được bao nhiêu lầntrong cuộc sống của mình và có khi nào ta tìm hiểu xem vaitrò của chánh ngữ nằm ở đâu không trong cái xã hội tântiến ngày nay ?
13/04/2012(Xem: 15067)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
12/04/2012(Xem: 11574)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
12/04/2012(Xem: 13112)
Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu quả củ và ngũ cốc...
11/04/2012(Xem: 9015)
Trong bối cảnh cao điểm cơn sốt hóa chất tăng trọng, tạo nạc, kích thích heo nuôi, thì nếu Phật tử chúng ta khéo sách tấn việc ăn chay, thì chắc chắn hiệu quả rất lớn.
11/04/2012(Xem: 10532)
Hiện nay, nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol của những người bị bệnh cao mỡ.
10/04/2012(Xem: 8086)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
10/04/2012(Xem: 8097)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
09/04/2012(Xem: 7993)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
09/04/2012(Xem: 12098)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]