Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

69. Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy

18/02/201114:55(Xem: 10411)
69. Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

69. Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy

Giải pháp mang tính triết lý này đã giúp ích cho tôi rất nhiều lần trong cuộc sống trưởng thành. Giá trị to lớn nhất của nó là có thể giúp bạn lấy lại sự quân bình của mình trong những lúc mà cuộc sống dường như quá bề bộn hay vượt khỏi tầm kiểm soát. Lý thuyết này xuất phát từ nhận thức là thế giới bên ngoài bạn – hoàn cảnh chung quanh, mức độ tiếng ồn, sự yên tĩnh hay hỗn loạn trong cuộc sống – thường là một sự phản ánh từ thế giới bên trong: mức độ bình thản, thư thái (hay sự thiếu vắng những yếu tố này) bạn đang có trong tâm trí.


Nhiều người phản đối mạnh mẽ lý thuyết này, bởi vì nó có vẻ không chắc chắn mấy. Ai lại muốn tin rằng một cuộc sống hỗn độn có thể là kết quả của, cho dù chỉ một phần nào, một đầu óc cuồng nhiệt? Xét cho cùng, điều dễ tin hơn là: cuộc sống của bạn bề bộn phải do nơi hoàn cảnh chung quanh, do thời biểu làm việc, và những trách nhiệm phải cáng đáng. Tuy nhiên, nếu bạn có thể nhún mình một chút để chấp nhận rằng lý thuyết này đúng, điều đó sẽ có thể là cực kỳ hữu ích. Bởi vì, trong khi bạn chẳng có mấy khả năng kiểm soát thế giới bên ngoài, thì bạn lại thật sự có thể thay đổi được nhiều điều từ bên trong.


Một trong những cuốn sách tôi yêu thích nhất là cuốn «Wherever You Go, There You Are» (Dù bạn đi đến đâu, vẫn là bạn) của Jon Kabat-Zinn. Hãy suy nghĩ một chút về ý nghĩa then chốt trong tựa sách này. Nó nói lên một cách chính xác là, nếu bạn dễ căng thẳng, luôn hấp tấp, và thiếu tổ chức ở một nơi, bạn sẽ lập lại y hệt những tính chất này cho dù bạn có đi đến một nơi nào khác.


Lấy ví dụ, có bao giờ bạn đã gặp một người luôn luôn đến trễ? Liệu có ích gì không nếu bạn cho thêm người ấy 10 phút sớm hơn để chuẩn bị? Không, chẳng ích gì cả. Lý do rất đơn giản: thói quen tạo ra khuynh hướng đến trễ không phải được tạo ra từ nơi cái đồng hồ, hoặc thời gian trong ngày, hoặc thậm chí là số lượng công việc phải làm trong ngày đó. Thay vì vậy, nó xuất phát từ một xu hướng bên trong: thói quen luôn luôn đợi đến phút cuối cùng mới chịu ra đi. Bạn có thể thay đổi những yếu tố bên ngoài: nơi nào người ấy sẽ đến, người ấy sẽ gặp ai... nhưng rồi bằng cách nào đó, người ấy vẫn sẽ luôn luôn đến trễ. Người ấy sẽ luôn luôn có sẵn hàng khối lý do, nhưng sự thật vẫn không thay đổi: người ấy luôn luôn đến trễ. Thói quen này, cũng giống như bao nhiêu thói quen khác nữa, xuất phát từ bên trong con người và được phản ánh lại trong cuộc sống bên ngoài của người đó.


Phần quan trọng nhất đề cập ở đây có liên quan đến câu hỏi: «Điều gì đến trước, tâm hồn yên tĩnh hay cuộc sống yên tĩnh?» Nếu bạn nghĩ đến tựa sách vừa nêu của Kabat-Zinn, câu trả lời là quá rõ ràng, cho dù khó được chấp nhận: «Một tâm hồn yên tĩnh dẫn đến một cuộc sống bình yên ở bên ngoài.» Nói cách khác, nếu cuộc sống của bạn dường như quá sức chịu đựng, nơi tốt nhất để bạn khởi sự việc hoàn thiện nó là bên trong tâm hồn mình. Có thể là bạn cần phải nghỉ ngơi, hoặc thay đổi nhịp độ làm việc. Có thể bạn cần thêm ít thời gian cho riêng mình. Có thể bạn cần giảm bớt thời gian xem ti-vi và dành thêm thời gian đọc những cuốn sách bổ ích.

Hoặc là, việc tập ngồi thiền hay dành thời gian cầu nguyện có thể có ích chăng? Cũng có thể bạn cần ngủ ít hơn một chút, hoặc thức dậy sớm hơn để có ít thời gian yên tĩnh một mình. Mỗi người cần một phương thức điều chỉnh khác nhau, bởi vì mỗi người trong chúng ta có những nhu cầu khác nhau. Dù vậy, chính bản thân việc chấp nhận đơn giản rằng cội rễ của mọi vấn đề là nằm ở bên trong tâm hồn bạn, không phải do những hoàn cảnh bên ngoài, thường tự nó đã là một điều hữu ích, bởi vì nó quy trách nhiệm đúng vào nơi phát khởi vấn đề: bên trong tâm hồn mỗi chúng ta. Lần tới đây khi bạn có cảm giác quá tải hoặc chán nản, hãy tạm dừng đôi chút và soi rọi vào nội tâm. Nếu bạn làm như thế, tôi chắc bạn sẽ đồng ý rằng: cuộc sống bên ngoài được phản ánh từ thế giới nội tâm. Chỉ đơn giản nhận ra mối quan hệ này, bạn có thể sẽ biết rất rõ cần phải làm gì tiếp theo để giải quyết vấn đề.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2020(Xem: 4578)
Thiền tông luôn luôn nhấn mạnh “Tánh không có hai” cho đó là ý thức phân biệt nên che mờ tánh giác của chúng sanh. Vì thế thiền là vén bỏ đi ý thức vô minh này. Câu hỏi đặt ra là Tánh không phân biệt này cần thiết khi nào? Và nó thật chất là gì? Nên nghiên cứu sâu về nó. Kể từ khi lục tổ Huệ Năng đưa ra phép tu tập Vô Niệm cho thiền tông thì tánh vô phân biệt là cốt lỏi của thiền. Vô niệm là vô là vô phân biệt thì niệm là niệm Chân Như sẽ hé lộ ra mà không cần hành giả phải làm gì hết gọi là Đốn Ngộ.
13/11/2020(Xem: 6966)
Kính thưa chư Tôn đức & chư Phật tử hảo tâm Đã sắp đến ngày lễ Dewali (tết của xứ Ấn) nhưng năm nay vì tình hình lây nhiễm Dịch kéo dài nên dân nghèo sống quanh Bồ Đề Đạo Tràng trở nên túng thiếu triền miên do kinh tế sa sút và Bodhgaya không có khách hành hương lai đáo. Được sự đoái thương của chư Tôn Đức và chư Phật tử thiện hữu, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn lương thực cho 294 gia đình bần cùng tại 2 ngôi làng Muchalinda Naga. Đây là hai ngôi làng nằm phía sau hồ nước Mucalinda, nơi tương truyền ngày xưa vào tuần lễ thức 6 sau khi Phật Thành Đạo mãng xà vương, từ ổ chun ra, uốn mình quấn xung quanh Đức Phật bảy vòng và lấy cái mỏ to che trên đầu Ngài. Nhờ vậy mà mưa to gió lớn không động đến thân Đức Phật.
09/11/2020(Xem: 7401)
Quốc học Đại sư, Giáo sư Thiền giả Nam Hoài Cẩn, bậc thầy vĩ đại về Văn hóa Trung Hoa. Người đã tận tụy với công cuộc cứu vãn đất nước sau giai đoạn cách mạng văn hóa của những lãnh tụ Cộng sản Vô thần cực đoan, làm băng hoại xã hội, phá nát văn hóa truyền thống tổ tiên. Ông góp phần thanh tịnh hóa và tái tạo lịch sử văn hóa trong những biến động lịch sử chưa từng có của quốc gia, dân tộc Trung Hoa. Tiếp nối mạng mạch văn hóa, dung thông Trung Hoa cổ đại, hiện đại và hội nhập quốc tế.
08/11/2020(Xem: 13828)
Tôi đã có ý định từ vài tháng trước vào ngày Thầy giáo (20/11) sẽ viết một bài tri ân Sư Phụ tôi và các Giảng Sư đã gieo nhiều hạt giống tốt vào tâm thức tôi nhất là trong mùa đại dịch.
06/11/2020(Xem: 11989)
Thuở xưa đức Quán Thế Âm Chọn nơi đây chốn sơn lâm tuyệt vời Mở mang Phật pháp giúp đời Đạo tràng xây dựng cho người tu tâm, Núi tên là Phổ Đà Sơn Có vua rắn nọ vẫn thường ở đây
06/11/2020(Xem: 10786)
Lái buôn tên gọi Tàu Dư Mỗi năm gần Tết thường ưa mang hàng Đi xa, đến một xóm làng Bán buôn quen biết đã hằng bao năm Vì chàng tính chẳng khó khăn Cho nên công việc kiếm ăn dễ dàng
06/11/2020(Xem: 9052)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh Vừa trai trẻ, vừa khôn lanh Theo thầy hầu cận, học hành từ lâu.
05/11/2020(Xem: 10900)
Bắt đầu năm 1989, theo học lớp Cử nhân Văn Khoa của Trường Đại Học Tổng Hợp (nay là trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM, Việt Nam), tôi thích trầm tư đắm mình trong những giây phút tuyệt vời ở góc chùa hoặc thư viện của trường để mặc cho chữ nghĩa danh ngôn bất hủ dẫn dắt mình trong vẻ đẹp của nhân cách hướng thượng.
05/11/2020(Xem: 5565)
Mặc dù đạo Phật chưa bao giờ phát triển một phong trào truyền giáo, nhưng ánh sáng như Nhật Nguyệt, Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực của Đức Phật đã tỏa chiếu khắp muôn nơi trong suốt gần 26 thế kỷ: trước nhất là Đông Nam Á, rồi xuyên qua Trung Á đến Trung Hoa và vùng còn lại là của Đông Á và cuối cùng đến Tây Tạng, Bhutan và các vùng xa hơn ở Trung Á.
04/11/2020(Xem: 5221)
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 ​​diễn ra vào thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020, là cuộc bầu cử tổng thống thứ 59 liên tục bốn năm một lần trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử này bầu chọn một tổng thống và phó tổng thống. Khi công dân Mỹ đi bỏ phiếu và các lá phiếu được tính cho cuộc bầu cử Tổng thống, cũng như các cuộc tranh cử cấp quốc gia và tiểu bang khác, nhiều vị giáo thọ và cộng đồng Phật giáo đang cung cấp các buổi tu tập thiền định trực tiếp và ảo. Trong khi gần như tất cả các sự kiện sẽ được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19, một số sự kiện trực tiếp được lên kế hoạch ở không gian ngoài trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]