Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

69. Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy

18/02/201114:55(Xem: 8484)
69. Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

69. Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy

Giải pháp mang tính triết lý này đã giúp ích cho tôi rất nhiều lần trong cuộc sống trưởng thành. Giá trị to lớn nhất của nó là có thể giúp bạn lấy lại sự quân bình của mình trong những lúc mà cuộc sống dường như quá bề bộn hay vượt khỏi tầm kiểm soát. Lý thuyết này xuất phát từ nhận thức là thế giới bên ngoài bạn – hoàn cảnh chung quanh, mức độ tiếng ồn, sự yên tĩnh hay hỗn loạn trong cuộc sống – thường là một sự phản ánh từ thế giới bên trong: mức độ bình thản, thư thái (hay sự thiếu vắng những yếu tố này) bạn đang có trong tâm trí.


Nhiều người phản đối mạnh mẽ lý thuyết này, bởi vì nó có vẻ không chắc chắn mấy. Ai lại muốn tin rằng một cuộc sống hỗn độn có thể là kết quả của, cho dù chỉ một phần nào, một đầu óc cuồng nhiệt? Xét cho cùng, điều dễ tin hơn là: cuộc sống của bạn bề bộn phải do nơi hoàn cảnh chung quanh, do thời biểu làm việc, và những trách nhiệm phải cáng đáng. Tuy nhiên, nếu bạn có thể nhún mình một chút để chấp nhận rằng lý thuyết này đúng, điều đó sẽ có thể là cực kỳ hữu ích. Bởi vì, trong khi bạn chẳng có mấy khả năng kiểm soát thế giới bên ngoài, thì bạn lại thật sự có thể thay đổi được nhiều điều từ bên trong.


Một trong những cuốn sách tôi yêu thích nhất là cuốn «Wherever You Go, There You Are» (Dù bạn đi đến đâu, vẫn là bạn) của Jon Kabat-Zinn. Hãy suy nghĩ một chút về ý nghĩa then chốt trong tựa sách này. Nó nói lên một cách chính xác là, nếu bạn dễ căng thẳng, luôn hấp tấp, và thiếu tổ chức ở một nơi, bạn sẽ lập lại y hệt những tính chất này cho dù bạn có đi đến một nơi nào khác.


Lấy ví dụ, có bao giờ bạn đã gặp một người luôn luôn đến trễ? Liệu có ích gì không nếu bạn cho thêm người ấy 10 phút sớm hơn để chuẩn bị? Không, chẳng ích gì cả. Lý do rất đơn giản: thói quen tạo ra khuynh hướng đến trễ không phải được tạo ra từ nơi cái đồng hồ, hoặc thời gian trong ngày, hoặc thậm chí là số lượng công việc phải làm trong ngày đó. Thay vì vậy, nó xuất phát từ một xu hướng bên trong: thói quen luôn luôn đợi đến phút cuối cùng mới chịu ra đi. Bạn có thể thay đổi những yếu tố bên ngoài: nơi nào người ấy sẽ đến, người ấy sẽ gặp ai... nhưng rồi bằng cách nào đó, người ấy vẫn sẽ luôn luôn đến trễ. Người ấy sẽ luôn luôn có sẵn hàng khối lý do, nhưng sự thật vẫn không thay đổi: người ấy luôn luôn đến trễ. Thói quen này, cũng giống như bao nhiêu thói quen khác nữa, xuất phát từ bên trong con người và được phản ánh lại trong cuộc sống bên ngoài của người đó.


Phần quan trọng nhất đề cập ở đây có liên quan đến câu hỏi: «Điều gì đến trước, tâm hồn yên tĩnh hay cuộc sống yên tĩnh?» Nếu bạn nghĩ đến tựa sách vừa nêu của Kabat-Zinn, câu trả lời là quá rõ ràng, cho dù khó được chấp nhận: «Một tâm hồn yên tĩnh dẫn đến một cuộc sống bình yên ở bên ngoài.» Nói cách khác, nếu cuộc sống của bạn dường như quá sức chịu đựng, nơi tốt nhất để bạn khởi sự việc hoàn thiện nó là bên trong tâm hồn mình. Có thể là bạn cần phải nghỉ ngơi, hoặc thay đổi nhịp độ làm việc. Có thể bạn cần thêm ít thời gian cho riêng mình. Có thể bạn cần giảm bớt thời gian xem ti-vi và dành thêm thời gian đọc những cuốn sách bổ ích.

Hoặc là, việc tập ngồi thiền hay dành thời gian cầu nguyện có thể có ích chăng? Cũng có thể bạn cần ngủ ít hơn một chút, hoặc thức dậy sớm hơn để có ít thời gian yên tĩnh một mình. Mỗi người cần một phương thức điều chỉnh khác nhau, bởi vì mỗi người trong chúng ta có những nhu cầu khác nhau. Dù vậy, chính bản thân việc chấp nhận đơn giản rằng cội rễ của mọi vấn đề là nằm ở bên trong tâm hồn bạn, không phải do những hoàn cảnh bên ngoài, thường tự nó đã là một điều hữu ích, bởi vì nó quy trách nhiệm đúng vào nơi phát khởi vấn đề: bên trong tâm hồn mỗi chúng ta. Lần tới đây khi bạn có cảm giác quá tải hoặc chán nản, hãy tạm dừng đôi chút và soi rọi vào nội tâm. Nếu bạn làm như thế, tôi chắc bạn sẽ đồng ý rằng: cuộc sống bên ngoài được phản ánh từ thế giới nội tâm. Chỉ đơn giản nhận ra mối quan hệ này, bạn có thể sẽ biết rất rõ cần phải làm gì tiếp theo để giải quyết vấn đề.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8842)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 9460)
Tác phẩm thứ 29 nầy được bắt đầu viết vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 7 tháng 6 năm 2000, nhằm ngày mồng 6 tháng 5 năm Canh Thìn. Hôm nay trời không đẹp lắm, vì có nhiều cụm mây đen đang phủ kín đó đây phía bên ngoài.
09/04/2013(Xem: 7045)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (2005) Phật lịch 2549 tại Chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, tôi và tăng chúng độ 30 vị, rất an lạc trong mỗi từng sát na sanh diệt của cuộc đời ở trong 90 ngày ấy.
09/04/2013(Xem: 10574)
Hoa là một loài thực vật tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên mà loài người thường hay trân quý, nhất là những loài hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa mẫu đơn, hoa mai, hoa cúc, hoa huệ...
09/04/2013(Xem: 12134)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
09/04/2013(Xem: 9247)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . Cùng tất cả trại sinh ngày Hạnh quý mến, Trong Lục Độ Tập Kinh, có dạy: “Thà mất nước không thà mất hạnh”. Thà mất nước, là thà mất biên cương, lãnh thổ, chứ không thà mất hạnh. Mất hạnh là mất văn hoá, mất nếp sống đạo đức, mất thuần phong mỹ tục, mất nhân tính, mất đi lý tưởng sống. Mất nước là mất biên cương, mất lãnh thổ, mất chủ quyền quốc gia, mà còn Hạnh, nghĩa là còn nền đạo đức của một dân tộc, còn nền văn hoá của một dân tộc, còn thuần phong mỹ tục của một dân tộc, và còn lý tưởng sống của một dân tộc, thì việc mất chủ quyền về chính trị, mất biên cương, mất lãnh thổ của dân tộc, sớm muộn gì cũng có thể phục hồi lại được, nhưng một dân tộc không mất biên cương, lãnh thổ mà mất Hạnh thì vĩnh viễn mất nước. Cũng vậy, người phật tử chúng ta, dù mất sinh mạng, nhưng không mất lý tưởng, thì chúng ta vẫn còn là một con người nguyên vẹn trong lý tưởng giác ngộ.
09/04/2013(Xem: 3816)
Hôm nay là ngày 16 tháng 11 năm 2003 tại vùng núi rừng của Tu Viện Đa Bảo ở Sydney thuộc nước Úc, tôi và tăng chúng ở đây đã gần một tháng nhập thất rồi và công việc của chúng tôi là dịch kinh, hành trì, tu tập, công phu, học tập, chấp tác v.v...
09/04/2013(Xem: 7223)
Nhiều người cho rằng Phật Giáo mang tư tưởng xuất thế nên không chủ trương có gia đình, không khuyến khích kết hôn, cũng tương đồng với việc cho rằng người theo đạo Phật đều phải xuất gia. Thật ra, đây là một quan niệm sai lầm.
09/04/2013(Xem: 5436)
Sống trên đời nầy, ai sinh ra rồi cũng phải có bổn phận, trách nhiệm và quyền lợi đối với chính bản thân mình và đối với cộng đồng xã hội và từ đó luật pháp được đặt ra để bảo vệ cho những quyền lợi và trách nhiệm đó. Nếu người nào vi phạm, tức có luật pháp là cán cân dùng để giải quyết mọi việc trong cuộc đời.
09/04/2013(Xem: 6262)
Trong cuộc sống vốn dĩ mang tính chất vô thường biến đổi nầy, chẳng có gì mang tính chất nhất định cả. Vì vậy chư Phật và chư Tổ Sư đã vì đời mà khuyên nhủ chúng ta rằng: "Không có gì là thực tướng. Tất cả chỉ là mộng huyễn mà thôi".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567