Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

61. Đừng quá chú ý vào những kỳ nghỉ

18/02/201114:55(Xem: 10196)
61. Đừng quá chú ý vào những kỳ nghỉ

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

61. Đừng quá chú ý vào những kỳ nghỉ

Điều rõ ràng là, phần lớn cuộc sống không diễn ra ở những kỳ nghỉ. Dù vậy, nhiều người trong chúng ta nhấn mạnh thái quá vào tầm quan trọng của những kỳ nghỉ, đến mức quên cả việc tận hưởng những thời gian khác trong cuộc sống, những kinh nghiệm thường ngày, trong từng giây phút.


Chúng ta dự tính, rồi trông đợi cho đến các kỳ nghỉ, đôi khi như thể chỉ có những kỳ nghỉ mới là một phần thật sự đáng sống trong đời ta. Chúng ta xây đắp những mong đợi rằng thời gian chúng ta đi nghỉ sẽ là phần nổi bật nhất trong năm, một dịp tuyệt vời có thể bù đắp lại cho bao nhiêu khó khăn và thất vọng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta tự nhủ với mình rằng: «Ái chà, cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao một khi ta đến được nơi ấy.»


Có nhiều vấn đề với thái độ quan trọng hóa quá đáng các kỳ nghỉ. Trước hết, như đã nói trên, thời gian các kỳ nghỉ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong toàn cuộc đời ta. Hầu hết những người tôi quen biết đi nghỉ được khoảng một tuần, hoặc hai tuần là tối đa. Phần thời gian còn lại là công việc thường lệ. Bỏ ra năm mươi tuần lễ để dự tính và mong mỏi hai tuần còn lại là một điển hình cổ điển cho sự đảo ngược mức độ ưu tiên, một cách rèn luyện để đạt đến sự thất vọng!


Một phần của vấn đề là ở chỗ, khi bạn ưu tiên nhấn mạnh vào hai tuần lễ ấy, tư tưởng của bạn sẽ bị tách rời khỏi giây phút hiện tại. Thay vì hoàn toàn chú ý vào hiện tại nơi đây, và khám phá những niềm vui trong cuộc sống hàng ngày, sự chú ý của bạn lại tập trung vào suy nghĩ mọi việc sẽ tốt đẹp ra sao, và sẽ vui thú biết bao ở kỳ nghỉ sau đó – thay vì là bây giờ.


Một vấn đề khác nữa với sự mong đợi cao độ là, trong rất nhiều trường hợp, chúng không thực tiễn. Vì thế dẫn đến cực kỳ thất vọng. Gần đây, Kris và tôi rơi vào cái bẫy này. Lúc đó là một thời gian cực kỳ bận rộn, và chúng tôi chưa có cơ hội nào đi xa trong suốt mùa hè. Tuy nhiên, chúng tôi đã dự tính một chuyến đi gọn nhẹ đến một bãi biển mà chúng tôi thật sự mong đợi. Trong suy nghĩ của tôi, chuyến đi này hẳn là hết sức tuyệt vời, có thể bù đắp lại cho cả một mùa hè chúng tôi không đi đâu. Tôi chờ đợi sẽ có những chuỗi cười của trẻ con, và thật nhiều, thật nhiều niềm vui.


Tuy nhiên, những điều là thiên đường trong trí tưởng tượng của tôi hóa ra là một trận rối rắm. Trong một thời gian, tất cả chúng tôi phải ở chung một căn phòng nhỏ trong khách sạn. Nơi đây đông đúc, khí hậu nóng, và lũ trẻ cãi cọ nhau nhiều hơn thường ngày. Chúng không đồng ý được với nhau về việc sẽ dành thời gian làm gì, và Kris với tôi cảm thấy mắc kẹt ngay ở giữa. Bãi biển đông ngẹt và hồ bơi cũng vậy. Và khí hậu, dĩ nhiên là không thích hợp. Nói tóm lại, tất cả chúng tôi đều thừa nhận rằng, ít nhất là lần này, chúng tôi thật sự có nhiều niềm vui, không gian và sự thích thú hơn khi trở về nhà.


Xin đừng hiểu lầm. Tôi không muốn nói là có điều gì sai trái với các kỳ nghỉ, hoặc việc mong đợi chúng là một lỗi lầm. Tôi cũng nhận biết rằng có nhiều kỳ nghỉ rất tuyệt vời, trong đó có nhiều kỳ nghỉ của chính tôi. Những gì mà tôi cố cảnh giác với bạn ở đây là một vấn đề phổ biến, việc làm to chuyện các kỳ nghỉ quá mức cần thiết, việc nhấn mạnh quá đáng sự tuyệt vời ở một nơi nào đó, thay vì nhớ rằng cuộc sống ở ngay nơi đây là tuyệt vời, đặc biệt biết bao! Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng, thay vì dựa vào các kỳ nghỉ để có được hạnh phúc, bạn có thể biết cách hài lòng và thanh thản hơn ở bất cứ nơi nào. Khi bạn có thật sự lên đường đi nghỉ, điều này cũng vẫn là một kinh nghiệm phong phú thêm vào – nghĩa là có lợi trong mọi lúc.


Dĩ nhiên, điều ngược lại cũng là sự thật. Nếu bạn không vui và căng thẳng phần lớn thời gian trong cuộc sống, thật không thực tế chút nào để có thể tin được rằng một khi đi nghỉ bạn sẽ được thư giãn và bình thản. Lời khuyên ở đây là đơn giản: Cứ tiếp tục dự tính cho kỳ nghỉ của bạn, và khi đến đó, hãy tận hưởng những thời gian tuyệt vời. Nhưng đừng bao giờ quên rằng, cuộc sống thường ngày cũng có thể trở nên tuyệt vời nếu bạn biết trân trọng những gì đang sẵn có.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2013(Xem: 6046)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uống mà nhẫn tâm giết hại các loài vật. Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không
22/05/2013(Xem: 7552)
Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dục là truyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.
21/05/2013(Xem: 10771)
Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán - Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
12/05/2013(Xem: 6182)
Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
10/05/2013(Xem: 7344)
Cách đây trên hai ngàn năm, hình ảnh Đức Phật thuyết Pháp tại ngọn núi Thứu linh thiêng vẫn còn đọng mãi trong tâm tưởng của những người con Phật. Hôm nay vào những ngày 26, 27 và 28 tháng 4 năm 2013, đạo tràng Chùa Linh Thứu ở Berlin hân hoan đón tiếp phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu gồm 8 vị Tăng Ni đến từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Na Uy, Đức do Hòa Thượng trưởng đoàn Thích Như Điển hướng dẫn. Nhìn các chủng tử của Như Lai với những khuôn mặt sáng ngời ngợi và tài giảng Pháp như những dòng Pháp nhũ thấm sâu vào tận lòng người, ta không còn lo sợ về thời mạt pháp sẽ quanh quẩn đâu đây.
09/05/2013(Xem: 9188)
Chúng ta sống trong một thế giới gồm có hai thể dạng :vật chất và phi vật chất. Tuy mang hai thể dạng khác biệt nhau nhưng thật ra thế giới ấy khá đồng nhất mà Phật giáo gọi chung là thế giới luân hồi hay ta bà.
05/05/2013(Xem: 6259)
Tiến sĩ Mehm Tin Mon, Cố vấn Ban Tôn Giáo Miến Điện. Ông sanh tại làng Kamawet, thị trấn Mudon, bang Mon, Miến Điện, năm 1934. Cha mẹ ông đều là những Phật tử thuần thành, sống bắng nghề nông. Thuở nhỏ ông học rất giỏi, được nhiều giải thưởng xuất sắc trong các ngành Vật Lý, Hoá học, Toán.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]