Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

40. Đừng làm một người hy sinh thái quá

18/02/201114:55(Xem: 10352)
40. Đừng làm một người hy sinh thái quá

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

40. Đừng làm một người hy sinh thái quá

Không cần phải nói, tất cả chúng ta đều có những hy sinh, những thỏa thuận trao đổi trong các mối quan hệ của mình và trong đời sống gia đình. Hầu hết những hy sinh này đều là đáng giá. Tuy nhiên, cũng giống như bao nhiêu việc khác (kể cả những việc tốt), những gì nhiều quá vẫn phải được thừa nhận là quá nhiều.


Điều rõ ràng là, mức độ chịu đựng của mỗi người về sự căng thẳng, trách nhiệm, sự thiếu ngủ, sự hy sinh, sự gian khổ, và tất cả những việc khác nữa, đều khác biệt nhau, chẳng ai giống ai. Nói cách khác, một điều có thể là cực kỳ dễ dàng đối với bạn, lại có thể là rất khó khăn đối với tôi – và ngược lại. Tuy nhiên, nếu chúng ta chịu chú ý đến những cảm giác của mình một cách trung thực, mỗi người chúng ta đều biết được khi nào thì sự căng thẳng tăng lên quá độ. Và khi đó, chúng ta thường cảm thấy cực kỳ chán nản, bực dọc, và có lẽ nhiều hơn cả là cảm giác oán hận. Chúng ta thường tự cho mình là đúng, và thuyết phục mình là đang làm việc cực nhọc hơn những người khác, và rằng chúng ta chịu đựng nhiều hơn bất kỳ ai khác.


Nhiều người trong chúng ta (trong đó có chính tôi) đã rơi vào khuynh hướng trở thành người hy sinh thái quá. Điều này rất dễ xảy ra bởi vì thường có một đường ranh rất nhỏ khó phân biệt giữa sự làm việc tích cực vì thật sự cần thiết và làm việc quá sức vì những việc tưởng là cần thiết.


Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là, không ai thật sự có được chút lợi ích nào từ một người hy sinh thái quá, hoặc là đánh giá cao anh ta. Với bản thân, anh ta là kẻ thù tệ hại nhất của chính mình – luôn luôn bận rộn trong đầu óc với hàng khối việc phải làm và thường xuyên tự nhủ rằng cuộc sống của mình thật khó khăn biết bao. Mặc cảm tinh thần dai dẳng này vắt kiệt hết những niềm vui trong cuộc sống của anh ta. Và đối với mọi người chung quanh, người mang mặc cảm hy sinh như thế là một người hay than vãn thái quá, tự trói buộc bản thân đến mức không thể nhận ra những vẻ đẹp trong cuộc sống. Thay vì là cảm thấy tội nghiệp cho anh ta, hoặc nhìn nhận anh ta là thua thiệt, như anh ta thường mong muốn như vậy, những người chung quanh lại thường đánh giá những khó khăn của anh ta là hoàn toàn tự chuốc lấy.


Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể có khuynh hướng trở thành một người hy sinh thái quá như thế, tôi mong bạn hãy từ bỏ ngay đi. Thay vì tiêu phí hết sinh lực của mình để làm công việc cho kẻ khác, hãy để lại điều gì đó cho một người khác làm. Chọn lấy cho mình một thú vui nhỏ. Dành ra mỗi ngày đôi phút để làm điều gì đó cho chính mình – điều gì mà bạn thấy thật sự vui thích. Bạn sẽ thấy kinh ngạc vì hai việc. Thứ nhất, bạn sẽ thật sự bắt đầu vui thích với cuộc sống, cảm nhận được nhiều sinh lực hơn khi cảm thấy bớt đi nhiều căng thẳng. Không có gì làm mất đi nhiều sinh lực hơn là cảm giác oán hận và cảm thấy thua thiệt. Thứ hai, khi bạn xóa bỏ đi sự oán hận và ý nghĩ rằng mọi việc mình làm chỉ là vì bổn phận, mọi người chung quanh sẽ bắt đầu đánh giá cao bạn hơn là trước đó. Thay vì cảm thấy rằng bạn đang oán hờn họ, giờ đây họ sẽ cảm nhận rằng bạn yêu thích và trân trọng họ – và bạn cũng sẽ làm như vậy. Nói tóm lại, mọi người đều có lợi khi bạn từ bỏ đi thái độ mặc cảm thua thiệt và khuynh hướng trở thành một người hy sinh thái quá.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/04/2022(Xem: 4116)
Đây là một trong các bài Kinh khi Đức Phật còn trẻ tuổi và chỉ mới xuất gia. Kinh ghi theo thể vấn đáp, khi du sĩ Sabhiya được một vị thiên tử chỉ rằng hãy đi tìm các câu trả lời cho một số câu hỏi, lúc đó không một vị đạo sĩ nổi tiếng nào lúc đó trả lời nổi. Du sĩ Sabhiya mới nghĩ tới Đức Phật, và suy nghĩ: “Không biết Sa-môn Gotama có thể trả lời những câu hỏi này của ta. Sa-môn Gotama còn trẻ và mới được xuất gia.” Kinh không nói rõ mới xuất gia là bao nhiêu tháng hay năm. Nhưng lúc đó Đức Phật đã có một tăng đoàn. Kinh Sabhiya nằm trong nhóm Kinh Tập, viết tắt là Kinh Snp 3.6. Kinh này ghi từng lời Đức Phật dạy đều là các pháp tu cụ thể để giải thoát. Kinh này văn phong khác với nhiều kinh phổ biến, cho chúng ta nhìn thêm về cách Đức Phật hoằng pháp trong các các năm đầu. Kinh này nằm chung bầu không khí với nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời.
20/04/2022(Xem: 4948)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu, mà phải trải qua bao cuộc thăng trầm vinh nhục, đau thương và sợ hãi. Nỗi đau khổ và sợ hãi lớn nhất của con người là sự chết. Không ai muốn chết nhưng cái chết vẫn cứ đến. Cái chết đến theo chu kỳ sinh, già, bệnh rồi chết, nhưng cũng có khi nó đến bất cứ lúc nào không ai biết trước được. Cái chết chấm dứt đời sống này, nhưng rồi lại phải tái sanh qua đời sống khác hầu trả nghiệp do mình đã tạo ra. Cứ như thế mà chịu trầm luân trong sáu cõi Trời, Người, Atula, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Muốn thoát khỏi vòng luân hồi, con người cần phải tu tập buông bỏ những khát vọng luyến ái đam mê, buông bỏ những ham muốn dục lạc thế gian, hành trì quán chiếu theo lời dạy của Đức Phật, diệt tận tham, sân, si. Đức Phật là ai?
20/04/2022(Xem: 4586)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Thiền pháp này đang được dạy ở bệnh viện để giúp bệnh nhân giảm đau, ở trường học để học sinh nhạy bén hơn, ở nhà tù để tù nhân giảm thói quen bạo lực, ở quân trường để chiến binh bình tỉnh đối phó các tình huống nguy hiểm, ở các doanh nghiệp lớn để hiệu năng làm việc tăng cao hơn, và ở gần như tất cả các lĩnh vực có thể có.
14/04/2022(Xem: 6623)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa trùng tụng Tam Tạng Thánh điển Pali TIPITAKA được khai hội và đang diễn ra tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là lần thứ 16 trùng tụng TIPITAKA theo thông lệ hàng năm gồm có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như : Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia,
11/04/2022(Xem: 3444)
Choden Rinpoche – thuộc Tu viện Sera Je – là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất. Trước năm 1985, ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng. Sau năm 1959, ngài không trốn khỏi quê hương, mà cũng không bị cầm tù. Thay vì vậy, ngài sống trong một căn nhà ở Lhasa, không bao giờ ra khỏi căn phòng nhỏ, tăm tối, trống trải trong mười chín năm, ngay cả khi đi vệ sinh, và không bao giờ cạo râu cắt tóc.
11/04/2022(Xem: 5909)
AH - Toàn bộ luân hồi và niết bàn chẳng có nền tảng và cội nguồn. Hoàng Hậu Kim Cang là không gian bao la. Không gian bao la rỗng lặng là Bà Mẹ Vĩ Đại.
11/04/2022(Xem: 5411)
Khi tâm buông thư và được phóng thích Không lay chuyển vì gió vọng tưởng. Như đại dương lặng sóng, An trụ trong phẩm chất, Không trạo cử hay hôn trầm.
11/04/2022(Xem: 4474)
Dhīḥ! Trước đấng Văn Thù trí tuệ, xin cung kính đảnh lễ. Ở đây, tôi sẽ giảng giải những điểm trọng yếu của Trekchö – Đoạn Trừ Triệt Để. Đừng sửa đổi tâm, mà hãy để nó ổn định như thị. Và trong trạng thái này, hãy tự nhiên nhìn vào bên trong.
01/04/2022(Xem: 9105)
CHÁNH PHÁP Số 125, tháng 4.2022 Hình bìa của Minka2507 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 THƠ ĐỀ MÙ SƯƠNG, CHỐN ĐẤT XƯA (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 9
28/03/2022(Xem: 10004)
Trong lúc còn trụ thế, Đức Phật có 10 đệ tử rất xuất sắc. Thuở đó, Phật đã khen mỗi vị giỏi nhất về một lãnh vực, nhưng không đánh giá vị nào đứng nhất, vị nào đứng nhì, ba... trong tăng đoàn. Điều này thật dễ hiểu: đã đắc quả Chánh Đẳng Chánh Giác thì vị nào cũng giỏi cả. Giả sử có dịp ngồi bên nhau, hẳn mười vị A-la-hán này sẽ không bao giờ nhận mình là người giỏi. Thế thì có ai dám nói mình là “người giỏi hơn người”!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]