Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Chấp nhận sự bất đồng

18/02/201114:55(Xem: 8417)
26. Chấp nhận sự bất đồng

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

26. Chấp nhận sự bất đồng

Mỗi con người chúng ta là một thực thể duy nhất và nhìn cuộc sống theo những cách khác nhau. Chúng ta có những sở thích riêng, và giải thích sự việc cũng theo cách riêng của mỗi người. Bởi vì tất cả chúng ta đều được nuôi nấng và dạy dỗ để suy nghĩ theo những cách nhất định, chúng ta có những phương thức tinh tế riêng biệt của mình trong việc giải quyết những xung đột, cũng như sự lý giải về nguyên nhân sự việc. Mỗi chúng ta đều đặt ra những mức độ khác biệt đáng kể trong việc nhận định sự việc nào là thật sự thích hợp và quan trọng. Chúng ta gần như luôn luôn có thể chỉ ra sai lầm trong cung cách suy nghĩ và ứng xử của người khác. Chúng ta xác định sự đúng đắn trong cách nhìn nhận thực tiễn của chính mình bằng cách tập trung vào những điển hình mà chúng ta tin là chứng minh được điều đó. Nói tóm lại, cách nhìn nhận cuộc sống của chúng ta dường như luôn luôn công bằng, hợp lý và chính xác – tất nhiên là chỉ đối với chúng ta.


Vấn đề ở đây là, mọi người khác cũng đều có cùng sự giả định như thế.
Chung quanh ta, vợ (chồng), con cái, cha mẹ, bạn bè, hàng xóm – và tất cả mọi người khác nữa – đều tin tưởng giống nhau rằng cách nhìn của họ về cuộc sống là đúng nhất. Hoàn toàn có thể đoán trước được rằng, mọi người khác không thể hiểu được vì sao bạn lại không nhìn nhận sự việc theo cách giống như họ, và cũng sẽ nghĩ rằng, giá như bạn giống họ thì mọi việc hẳn là đã tốt đẹp biết bao nhiêu!


Biết được sự thật này, vậy thì tại sao hầu hết chúng ta lại cứ tiếp tục bực dọc, khó chịu với một thực tế là: chúng ta dường như bất đồng ý kiến với nhau quá thường xuyên. Tại sao chúng ta lại dễ dàng bực dọc khi một người chúng ta quen biết hoặc yêu thương bày tỏ ra một ý kiến hay quan điểm khác hơn, giải thích một điều gì đó theo cách khác hơn, hoặc cho rằng chúng ta đã sai? Tôi tin rằng câu trả lời cho những câu hỏi này rất đơn giản: Chúng ta quên mất rằng, về mặt tâm lý, tất cả chúng ta đều sống trong những thực tế tách biệt riêng của mình. Phương thức mà chúng ta diễn giải cuộc sống và sự việc quanh ta đã chịu sự ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố mà hoàn toàn chỉ có trong cuộc đời của riêng ta. Thời thơ ấu và những kinh nghiệm sống trước đây của tôi đã và sẽ tiếp tục khác biệt với bạn, bởi vậy nhận thức của tôi về cuộc sống sẽ phần nào khác hơn. Một sự kiện nào đó làm tôi bực mình, có thể sẽ là không đáng kể đối với bạn – và ngược lại.


Bí quyết để trở nên hòa nhã hơn và giảm sự quá khích là luôn tự nhủ rằng, việc tất cả chúng ta khác biệt nhau là không sao cả. Thay vì ngạc nhiên trước sự thật này của cuộc sống, bạn có thể biết cách chờ đợi trước, hoặc thậm chí là chấp nhận nó. Thay vì thấy bối rối khi có một người thân không đồng ý với mình, hãy tự nhủ rằng: «Dĩ nhiên là cô ấy sẽ nhìn vấn đề một cách khác hơn thôi.» Thay vì phải ở vào tư thế bảo vệ khi kiến giải của bạn về một sự việc lại khác biệt với một người khác, hãy xem bạn có thể nào quay sang biết ơn người ấy, và thích thú với những dịp rất hiếm hoi khi mà bạn có thể thật sự nhìn sự việc theo cách giống như vậy.


Bạn có thể đồng ý với sự bất đồng. Điều này không có nghĩa là cách nhìn của bạn kém phần quan trọng hay không chính xác, chỉ có nghĩa là bạn sẽ không quá bực mình với sự thật là những người khác không phải bao giờ cũng đồng ý với bạn, hoặc nhìn sự việc theo cùng một cách. Trong rất nhiều trường hợp, bạn có thể cần giữ vững những ý kiến và giá trị riêng của mình, và điều đó là tốt. Nhưng hãy làm thế với sự chân thành tôn trọng và hiểu biết đối với ý kiến của những người khác nữa. Khi bạn làm như thế, sẽ xóa đi rất nhiều sự căng thẳng và những tranh cãi có thể có. Trong hầu hết các trường hợp, người mà bạn bất đồng ý kiến sẽ cảm nhận được sự thành thật tôn trọng của bạn và rất có thể cũng sẽ giảm đi những phản ứng thái quá. Thêm vào đó, khi bạn áp dụng thái độ không phản ứng quá khích này vào trong việc giao tiếp, bạn sẽ tự thấy mình dần dần trở nên quan tâm nhiều hơn đến ý kiến của người khác.

Và điều này sẽ làm cho bạn thấy thích thú hơn trong giao tiếp. Bạn sẽ biết cách khơi dậy được những gì tốt đẹp nhất nơi người khác, và đồng thời bạn cũng sẽ cống hiến được những gì tốt đẹp nhất của mình. Mọi người đều có lợi!


Tôi đã từng nhìn thấy sự thay đổi đơn giản trong cách nhìn như thế này giúp cải thiện nhiều quan hệ hôn nhân, bạn bè, cũng như trong gia đình. Điều này đơn giản và mang lại cho cuộc sống rất nhiều niềm vui. Vì thế, hãy bắt đầu ngay hôm nay, xem bạn có thể nào đồng ý với sự bất đồng hay không. Một giải pháp rất đáng giá để bạn nỗ lực.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2016(Xem: 6665)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc.
30/07/2016(Xem: 11393)
Quê tôi nước Việt mến yêu- Giữa mùa mưa bão cũng nhiều đau thương - Biển đông sóng cuộn từng cơn- Hoàng Sa đâu thể tách rời Trường Sa…
30/07/2016(Xem: 10718)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh. Đóa hoa nói về sự hiếu hạnh của một vị Bồ Tát là đại đệ tử của Đức Phật - Bồ Tát Mục Kiền Liên. Sự hiếu hạnh đó đã được lưu truyền cho đến hôm nay và mai sau.
29/07/2016(Xem: 6246)
“Viễn-ly chư vọng-nghiệp, Viên-thành vô-thượng đạo.” Thật ra bảo rằng tin tưởng mình cố gắng nhằm đạt đến cảnh giới: "Viễn ly chư vọng nghiệp, Viên thành vô thượng đạo" là hoàn toàn chưa chính xác. Mình tin tưởng cố gắng nghĩa là mình vẫn chưa cố gắng và chưa đủ đức tin tưởng. Vả lại, "Nguyện thử diệu hương vân"... không là mây lành thơm ngát vi diệu mà là giới đức tự tánh vốn đã là diệu hương, Phật dạy:
28/07/2016(Xem: 23191)
Cô gái trẻ quỳ bên bàn thờ Phật một hồi lâu và khóc trong cơn đau khổ cùng cực. Bỗng trên hư không vang lên câu hỏi : Tại sao con khóc ? Cô gái nhìn lên đức Phật và nói :
23/07/2016(Xem: 8970)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân.
20/07/2016(Xem: 7544)
Tôi đi châu Âu chuyến này và nằm trong tâm chấn 3 câu chuyện rất bất an của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Đó là cuộc khủng bố ở sân bay Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là tại thành phố Nice miền nam nước Pháp và mới đây là đảo chính bất thành lại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có thật sự nằm trong lửa, thật sự có mặt ở đây, bạn mới có cảm nhận của sự bất an trong người dân và xã hội, những lo lắng hiện ra xung quanh. Chính mình có mặt ở nơi đây, bạn mới nghĩ đến bình an cho chính mình và đến bình an cho cả thế giới. Có trải nghiệm thật, bạn sẽ tự giác ngộ và biết mình nên và có thể làm gì.
19/07/2016(Xem: 11482)
Ông ra đi đã để lại một nỗi niềm xúc động trong trái tim tôi bởi vì nếu không có Ông, con trai tôi đã nằm trong bụng cá từ lâu rồi. Gia đình tôi vẫn nhớ ơn Ông đời đời nên làm sao chúng tôi không khỏi bàng hoàng đau đớn khi hay tin Ông đã lìa cõi trần!
18/07/2016(Xem: 8700)
Ăn chay ở đây có nghĩa là không ăn thịt, không ăn cá, không giết hại chúng sinh quanh ta để làm thực phẩm nuôi dưỡng thân ta. Mặn hiểu ở đây không có nghĩa mặn lạt.
16/07/2016(Xem: 12937)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]