Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Một công việc không bao giờ hoàn tất

18/02/201114:55(Xem: 10205)
9. Một công việc không bao giờ hoàn tất

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

9. Một công việc không bao giờ hoàn tất

Một kiến trúc sư có lần đã làm tôi phải hết sức kinh ngạc khi cho tôi biết về công việc bảo dưỡng cây cầu treo Kim Môn ở Cựu Kim Sơn. Ông ta nói rằng, cây cầu hầu như quanh năm ngày nào cũng phải được sơn phết. Nói một cách khác, vào lúc công việc sơn phết vừa xong thì cũng vừa đến lúc cần được bắt đầu trở lại. Một công việc không bao giờ hoàn tất, mà là một tiến trình liên tục. Nói rõ hơn, nếu không có tiến trình chăm sóc liên tục này, cây cầu hẳn đã bị hủy hoại mất lớp vỏ bọc đắt tiền cũng như nhiều giá trị thẩm mỹ khác.


Rồi một ngày nọ, tôi bỗng nảy ra ý nghĩ rằng việc chăm sóc một gia đình cũng rất giống với việc sơn phết cây cầu khổng lồ kia. Và ý tưởng so sánh này đã làm tôi cảm thấy nhẹ nhõm đi rất nhiều.


Cũng giống như rất nhiều người, tôi đã từng cảm thấy như bị quá tải trong việc chăm sóc và bảo dưỡng mọi thứ trong gia đình. Nếu có gì đó cần phải sửa chữa hoặc tổ chức lại, điều đó hẳn sẽ làm tôi căng thẳng và chán nản. Nhớ lại, có vẻ như bao giờ tôi cũng ở trong tâm trạng đó cả, bởi vì dường như bao giờ cũng phải có một món nào đó không ổn trong nhà – bồn tắm cần sửa chữa, một căn phòng cần sơn phết lại, căn gác cần quét dọn, chén bát cần dọn rửa, phòng chứa đồ đang trong tình trạng hỗn độn, cỏ dại mọc cao cần phải nhổ... vân vân và vân vân. Lúc ấy dường như tôi có cảm tưởng rằng sẽ có một lúc nào đó, bằng cách nào đó, mọi việc rồi đều sẽ được làm xong. Và tôi tưởng tượng, khi mà cuối cùng mọi việc đều hoàn tất, tôi sẽ có thể thấy nhẹ nhõm đi và hài lòng biết bao.


Thế rồi, nhiều năm sau, căn nhà vẫn trong tình trạng đang bảo dưỡng. Cỏ vẫn đang cần được nhổ, căn gác vẫn còn lộn xộn, chén bát vẫn còn nằm trong chậu rửa, và mấy căn phòng của các con tôi cần sơn phết lại lần nữa... Trong một ý nghĩa nào đó, thật hoàn toàn giống hệt như việc sơn phết cây cầu treo Kim Môn. Công việc chẳng bao giờ hoàn tất – và cũng sẽ không bao giờ hoàn tất cả. Sự khác biệt duy nhất là, giờ đây tôi đã hiểu ra và chấp nhận thực tế về những gì liên quan đến việc sở hữu một căn nhà.


Nhìn vào công việc phải làm trong nhà theo cách này sẽ thấy giảm nhẹ sự căng thẳng đi rất nhiều. Thay vì phải hốt hoảng lên hay làm việc thái quá mỗi khi có việc gì đó chưa hoàn tất hoặc đang cần làm, giờ đây tôi đã có thể nhìn mọi việc với một nhận thức tốt hơn nhiều. Không phải là tôi không còn làm việc tích cực để bảo dưỡng và duy trì mọi thứ. Có chứ. Chỉ có điều là tôi không còn bám vào cái ý tưởng phải hoàn tất mọi việc.


Tôi đoán là nếu bạn cũng nhìn công việc trong nhà theo cách này bạn sẽ thấy nhẹ nhõm đi nhiều lắm. Rất có khả năng là, bạn càng đánh giá cao hơn những việc đã thật sự hoàn tất, và cũng ít chán nản hơn với những gì chưa được làm xong.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2020(Xem: 5341)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8140)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6335)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 6906)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
10/01/2020(Xem: 5117)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
17/12/2019(Xem: 8748)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
08/12/2019(Xem: 29807)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
07/12/2019(Xem: 10704)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
06/12/2019(Xem: 8213)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5246)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]