Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

29. Hạnh phúc là điều có thật

18/02/201109:27(Xem: 6767)
29. Hạnh phúc là điều có thật

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Hạnh phúc là điều có thật

Chúng ta đã cùng nhau đi qua một chặng dài trên con đường hướng đến hạnh phúc chân thật. Tôi không biết chắc là bạn có hoàn toàn đồng ý với những gì đã được trình bày hay không, nhưng chỉ hy vọng một điều là bạn nhận ra quan điểm về hạnh phúc chân thật nêu lên trong cuốn sách này.

Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Bởi vì có quá nhiều những khó khăn và nghịch cảnh trong cuộc sống này, nên chúng ta không thể để cho chúng ngăn chặn hoặc cướp mất đi niềm vui sống của ta. Bằng không, ta sẽ chẳng bao giờ được yên vui cả.

Như vậy, hạnh phúc chân thật không thể phụ thuộc vào những gì chúng ta có được, mà nó hoàn toàn đạt đến bằng vào cách sống của chúng ta. Có thể chúng ta còn nghèo khó, hoặc rất giàu sang, hoặc gặp nhiều may mắn, hoặc có lắm rủi ro... nhưng nếu chúng ta có một nhận thức đúng về cuộc sống và biết sống hết lòng, chúng ta đều có thể đạt đến cuộc sống yên vui, hạnh phúc ngay trong hoàn cảnh của chính mình.

Một khi bạn buông bỏ những quan điểm sai lầm, bạn sẽ dễ dàng nhận ra được rằng hạnh phúc là điều có thật, ở ngay trong tầm tay chúng ta, ngay tại đây và trong giây phút này, trong từng hơi thở biểu hiện sự tồn tại của ta trong cuộc sống nhiệm mầu này.

Mong sao những gì bạn đọc được trong cuốn sách này sẽ không góp thêm phần vào gánh nặng tri thức của bản thân, bởi người viết không hề có dụng ý đó. Những điều được viết ra ở đây hoàn toàn nhằm vào mục đích thực hành, và tôi tin chắc là bạn chỉ có thể thật sự cảm nhận được hết khi áp dụng chúng vào cuộc sống.

Chúng ta gắn bó với cuộc sống này thông qua từng hơi thở. Đôi khi chúng ta không thật sự tiếp xúc được với cuộc sống, bởi vì chúng ta thường lãng quên không chú ý đến hơi thở của chính mình. Không biết có hơi thở, tức là không biết có cuộc sống. Cuộc sống sẽ không là gì cả nếu không là hiện tại mà ta đang cảm nhận. Vì vậy, chúng ta không thể tiếp xúc với cuộc sống nếu chúng ta lãng quên hơi thở trong hiện tại.

Có thể bạn hoài nghi điều đó. Nhưng bạn không thể không nhận ra điều này. Khi không tỉnh thức trong hiện tại, bạn sẽ ngay lập tức bị cuốn hút về với quá khứ hoặc tương lai. Và thật đáng buồn là chẳng bao giờ có thể có được hạnh phúc trong quá khứ hoặc tương lai.

Vì vậy, trước khi chia tay tôi mời bạn hãy cùng tôi thử đến với cuộc sống qua chừng vài mươi hơi thở, hoặc có thể nhiều hơn nữa nếu sau đó bạn cảm thấy có sự thích thú.

Trước tiên, xin mời bạn hãy mỉm cười. Bạn không cần phải nêu ra một lý do nào đó cho việc mỉm cười. Chỉ một việc bạn đang tồn tại và đang đến cùng cuộc sống, như thế là đã quá đủ để mỉm cười.

Bây giờ, mời bạn hãy ngồi xuống, thật thoải mái. Bạn đang ở trong phòng khách ư, cũng tốt. Bạn đang đi dạo ngoài vườn ư, càng tốt hơn. Bạn cũng có thể là đang ở bất cứ đâu, thậm chí bạn đang đọc những dòng này trên xe buýt. Không hề gì. Chỉ cần bạn hãy chuẩn bị cho mình một tư thế thật thoải mái trong điều kiện hiện có.

Và giờ thì xin bạn hãy buông bỏ đi bao nhiêu băn khoăn lo lắng của những ngày qua, toan tính dự định của hôm nay... Dành trọn vẹn tâm trí cho giây phút hiện tại này, bạn bắt đầu thở vào.

Khi hơi thở khoan thai đi vào, bạn không cần nghĩ đến bất cứ chuyện gì khác, chỉ biết là bạn đang thở vào.

Khi thở ra, bạn cũng không nghĩ đến chuyện gì khác, chỉ biết là bạn đang thở ra.

Thở vào, thở ra, bạn luôn tỉnh táo nhận biết trong từng hơi thở, và không để cho bất cứ suy nghĩ nào khác xen vào quấy rối. Hơi thở này là cuộc sống. Tôi đang tiếp xúc cùng cuộc sống và tôi không cần biết đến chuyện gì khác nữa.

Cách chú tâm vào hơi thở như thế này có thể giúp bạn lắng đọng tâm trí, trở nên yên tĩnh, sáng suốt trong một trạng thái không bị xáo động bởi bất cứ chuyện gì.

Bạn có thể thực hành thở lâu hoặc mau, hoặc vào bất cứ lúc nào thuận tiện trong ngày, nhưng tốt nhất bạn nên dành một vài khoảng thời gian đều đặn mỗi ngày để thực tập. Bạn cũng có thể áp dụng nó như một phương thuốc an thần hữu hiệu mỗi khi bạn gặp những xáo trộn trong cuộc sống, hay lúc tâm trí căng thẳng nhiều lo nghĩ...

Vấn đề ở đây là bạn không phải làm gì khác ngoài việc ngồi yên và chú tâm vào hơi thở. Chỉ cần như thế, bạn sẽ quay trở về với tiếp xúc với cuộc sống này, và bạn sẽ nhận ra chẳng có gì là có thể quan trọng hơn điều đó cả.

Bạn không cần mong cầu đạt đến những kinh nghiệm tâm linh sâu xa như các vị thiền sư, mặc dù điều đó là hoàn toàn có thể đạt được. Tôi chỉ mong bạn cố gắng thực hành nếp sống tỉnh thức này đủ để một lúc nào đó không xa lắm sẽ có thể vui vẻ nói cùng tôi: “Vâng, hạnh phúc là điều có thật!”





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 11542)
Vấn đề ăn chay không phải là quan điểm cá biệt của Phật giáo, có thể nói nó là quan điểm chung của các tôn giáo cổ xưa. Do vậy, nội dung và ý nghĩa ăn chay của mỗi tôn giáo đều tùy thuộc vào chủ trương và quan niệm của tôn giáo đó, từ đó có những hình thức ăn chay khác nhau.
10/04/2013(Xem: 5281)
Khi Trưởng lão HT.Thích Giác Dũng còn sinh tiền, ngài thường dạy, "Tu thì phải đi trong thiền, đứng trong thiền, ngồi trong thiền, làm trong thiền, nói trong thiền… chứ không phải đợi ngồi mới thiền".
09/04/2013(Xem: 19205)
Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.
09/04/2013(Xem: 7375)
Tập sưu tầm nói về khoa học và sự tái sinh này gồm nhiều đoạn. Mỗi đoạn đề cập đến một số “khía cạnh” của năng lực tinh thần, xuyên qua thể xác đang sống. Cách diễn tả được trình bày dưới dạng một “liên quan” khoa học.
09/04/2013(Xem: 6873)
Ngày còn ở quê nhà, tôi làm nghề gõ đầu trẻ từ Tiểu học lên Trung học, từ Huế vào Đà Nẵng. Sau tháng Tư đen, cũng như bao nhiêu nhà giáo lớp vào tù cải tạo, lớp vượt biên, lớp âm thầm sống cho qua ngày đoạn tháng. Trong số đó có bản thân tôi. Khi đang còn ở trong chúng Trúc Lâm, theo ẩn náu hạnh đức nghiêm từ của Sư phụ để tu tập tiếp.
09/04/2013(Xem: 25842)
Báo chí Phương Tây và châu Á đều quan tâm đến ngôi sao điện ảnh của Hollywood này, khi anh bỏ ngang việc đóng phim và đến Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ tu học 6 tháng với các vị Lạt ma Tây Tạng vào đầu năm 1996. Trở lại Hoa Kỳ sau nhiều tháng ở Ấn Độ và Mông Cổ, người ta đều nhận thấy anh càng trẻ hơn, yêu đời hơn so với cái tuổi 48 của anh rất nhiều. Phải chăng đó là kết quả của sự thanh lọc thân tâm sau một thời gian dài ở phương Đông?
09/04/2013(Xem: 5876)
Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị hư đậu bên đường. Tuy trời đã sẫm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần sự giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại.
09/04/2013(Xem: 17705)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 10540)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 11003)
Tác phẩm thứ 29 nầy được bắt đầu viết vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 7 tháng 6 năm 2000, nhằm ngày mồng 6 tháng 5 năm Canh Thìn. Hôm nay trời không đẹp lắm, vì có nhiều cụm mây đen đang phủ kín đó đây phía bên ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]