Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Người giàu cũng khổ...

18/02/201109:27(Xem: 6305)
25. Người giàu cũng khổ...

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Người giàu cũng khổ...

Phần lớn trong chúng ta ai cũng mong muốn được giàu có. Đôi khi, chúng ta bỏ cả nửa cuộc đời hoặc nhiều hơn thế nữa để có thể trở nên giàu có. Sự đầy đủ về vật chất quả thật mang lại cho ta rất nhiều sự thoải mái trong cuộc sống, và cũng bớt đi những nỗi lo toan chuyện cơm áo hàng ngày...

Nhưng nhìn sâu vào vấn đề, người giàu nói chung cũng vẫn có những khó khăn nhất định trong cuộc sống, nhất là khi ta xét từ góc độ đi tìm một cuộc sống hạnh phúc.

Phần lớn người giàu, nếu không nói là tất cả, đều đã nỗ lực rất nhiều để có thể trở nên giàu có. Và dù họ có thành công đến mức độ nào đi nữa, để có được và củng cố vị trí của mình trong xã hội, quả thật với họ cũng không dễ dàng gì.

Vấn đề đối với hầu hết những người giàu là sự khan hiếm thời gian dành cho bản thân và gia đình. Suốt một quá trình nỗ lực lâu dài đã tạo cho họ thói quen làm việc căng thẳng, tích cực, và rất ít người cho rằng điều đó có gì cần phải thay đổi. Kèm theo đó, người giàu có nhiều cơ hội để làm việc. Phần lớn họ là những người làm việc độc lập, có đủ vốn liếng để phát triển công việc không giới hạn. Hoặc nếu họ đi làm cho người khác thì cũng là những cương vị tốt, có thu nhập cao và do đó đòi hỏi trách nhiệm cũng nặng nề.

Những điều ấy dẫn đến một thực tế là người giàu thường có quá nhiều cơ hội tốt để dành thời gian cho công việc. Điều đó mang lại cho họ thu nhập ngày càng lớn hơn, nhưng cũng thu hẹp thời gian họ dành cho bản thân và gia đình ngày càng hiếm hoi hơn.

Ngược lại, những người ở tầng lớp trung lưu hoặc nghèo khó thường có những giới hạn nhất định trong công việc. Họ thường làm việc theo mức độ trung bình, với số giờ lao động thông thường và một mức thu nhập khiêm tốn. Dù họ có muốn làm việc nhiều hơn nữa, cũng ít khi có đủ may mắn để tìm được việc làm thêm thuận tiện. Và như vậy, cách duy nhất để họ tồn tại là phải biết gói gọn cuộc sống theo với mức thu nhập thực tế của mình. Tuy vậy, họ luôn có thời gian dành cho chính mình và cho những người thân trong gia đình.

Xuất phát từ thực tế này, trong những gia đình giàu có, việc quan tâm lo lắng cho con cái thường là đồng nghĩa với việc đáp ứng những nhu cầu vật chất. Con cái được sống sung túc, học hành đầy đủ và không phải thiếu thốn gì. Tuy nhiên, thường thì cha mẹ có ít thời gian dành ra để trực tiếp chăm sóc con cái. Điều này khiến cho con cái lớn lên trong sự thiếu thốn phần lớn tình cảm. Bởi vì, nhu cầu tình cảm của chúng là cần được sự gần gũi, chăm sóc bởi chính bàn tay cha mẹ, không chỉ là được đáp ứng đầy đủ về vật chất.

Ngay cả trong quan hệ giữa vợ chồng với nhau cũng vậy, khuynh hướng chung là trong những gia đình giàu có người ta luôn quá bận rộn để có thể dành thời gian thỏa đáng cho nhau. Và thật không may là điều này không sao có thể bù đắp lại bằng tiền bạc, vật chất. Nếu bản thân bạn là một người giàu có và tránh được tình huống rất thường gặp này, bạn có thể tự hào về điều đó.

Mặt khác, có một tâm lý chung là người ta thường gần gũi, quan tâm đến nhau nhiều hơn trong những hoàn cảnh thiếu thốn. Vợ chồng, con cái trong những gia đình nghèo thường có tình cảm gắn bó rất sâu đậm với nhau. Họ cùng nhau trải qua những giai đoạn khó khăn của gia đình. Họ biết là những người chung quanh lúc nào cũng cần đến sự quan tâm chia sẻ của họ. Sự thiếu thốn vật chất chung của cả gia đình khiến cho họ có những nhu cầu thiết yếu giống như nhau và dễ cảm thông nhau. Ngược lại, trong những gia đình giàu có, người ta không có gì thiếu thốn mà thường chỉ chạy theo những ham muốn riêng tư của mỗi người. Vì nhu cầu không giống nhau nên họ cũng ít gần gũi nhau.

Tất nhiên chúng ta chỉ đang nói đến cái chung chung, không đề cập đến từng trường hợp cụ thể. Nếu người giàu tự ý thức được những điều này, họ có thể có sự điều chỉnh thích đáng để tạo một không khí gia đình ấm cúng hơn, trong đó các thành viên đều quan tâm và dành thời gian thỏa đáng cho nhau. Điều chắc chắn là như thế ta sẽ bớt giàu hơn đôi chút, nhưng môi trường tình cảm sẽ tốt đẹp hơn và gia đình vì thế được hạnh phúc hơn.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 5600)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 10272)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
21/10/2010(Xem: 7106)
Ngày 8 tháng 12 năm 2003 tại Chùa Than Hsiang, Peang, Malaysia trong Khóa Nhập thất Trì tụng 100 Triệu Thần chú Sáu-Âm 1. Là Phật tử, chúng ta thực hành để làm lợi lạc cho bản thân và những người khác. Vì thế, chúng ta thực hành trì tụng thần chú Sáu-Âm (Om Mani Padme Hung). Tuy nhiên, khi chúng ta ăn thịt – thịt gà, thịt heo, cá hay trứng trong đời sống hàng ngày của ta, chúng ta đang tạo vô số nghiệp xấu.
21/10/2010(Xem: 8391)
Bị xổng một lần trong khóa tu học kỳ 6 tại Bỉ, vì chọn ngày hè trật đường rầy (hãng tôi làm việc phải chọn hè từ đầu tháng 2); năm sau, tôi quyết tâm canh ngày giờ cho đúng để tham dự cho bằng được khóa tu học kỳ 7 tại Đan Mạch, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tổ chức.
21/10/2010(Xem: 6932)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
21/10/2010(Xem: 10030)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo được các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.
21/10/2010(Xem: 7403)
Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.
20/10/2010(Xem: 5935)
Những điều nhỏ nhặt đang ghi nhớ
20/10/2010(Xem: 6413)
Brisbane, Australia - 11/06/2015, Ủy ban Công giáo Roman tổ chức buổi Cầu nguyện hòa bình thế giới tại Thành phố Brisbane, Queensland, Australia. Đáp lời mời đến tham dự với sự hiện diện của đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng chư tôn giáo phẩm Tăng già Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nguyên thủy, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bahai . . .Phía Chính quyền địa phương có sự hiện diện của Ông Paul de Jersey, Thống đốc bang Queensland, Bà Shannon Fentiman, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đa văn hóa, Ông Ian Stewart, Ủy viên cảnh sát Queensland, Australia và hơn 800 đại biểu các lĩnh vực xã hội tham dự.
20/10/2010(Xem: 6763)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]